Quan điểm cụ thể về áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của ngành Tồ án nhân dân nói chung và Tồ án nhân

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 83)

- Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong các trường hợp đình chỉ,

3.1.2. Quan điểm cụ thể về áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của ngành Tồ án nhân dân nói chung và Tồ án nhân

tranh chấp về thừa kế của ngành Tồ án nhân dân nói chung và Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng

Trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng ta đã nêu tại mục 3.1.1 của Luận văn, chúng ta có thể thấy rằng các quan điểm cơ bản đảm bảo áp dụng pháp luật có hiệu quả trong việc giải quyết các vụ án nói chung và các vụ án tranh chấp thừa kế nói riêng của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc là:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng

pháp luật trong giải quyết án tranh chấp thừa kế của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng lãnh đạo trên ba phương diện tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Thường xuyên giám sát hoạt động của Toà án, đánh giá về đạo đức phẩm chất, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong ngành Toà án, sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở phương diện chỉ đạo Toà án theo đường lối xét xử nghiêm minh, cơng bằng, đúng pháp luật, tạo được lịng tin của quần chúng nhân dân đối với cơ quan Tồ án nói riêng và sự lãnh đạo của Đảng nói chung.

Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán về giải quyết các

vụ án nói chung và tranh chấp thừa kế nói riêng của Tịa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Thứ ba, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm

nhân dân nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế.

Thứ tư, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế

của Toà án phải gắn liền với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

Thứ năm, áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp thừa kế cần

quan tâm chú trọng hơn nữa đến cơng tác hồ giải, xuất phát từ các quan hệ trong xã hội, các tranh chấp thừa kế thường xảy ra khi các bên tham gia quan hệ đó khơng thống nhất được vấn đề mà các bên cần giải quyết. Vì vậy khi các bên cần đến sự can thiệp của Tồ án, thì Tồ án là cơ quan phân định quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của các đương sự. Để đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự cũng như tạo được hồ khí và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên cũng như giảm được thời gian và chi phí cho Tồ án và các đương sự thì cơng tác hồ giải trong giải quyết các tranh chấp thừa kế cần phải được chú trọng.

Thứ sáu, áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp thừa kế phải

quan tâm đến tính khả thi, khả năng thực hiện được trong thực tiễn và đi vào cuộc sống nhanh nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích của cơng dân.

Thứ bảy, tăng cường tranh tụng tại phiên toà, là một trong những nội

dung quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Mở rộng tranh tụng tại Toà án sẽ giúp cho việc xét xử của Toà án các cấp nâng cao chất lượng khi ban hành bản án và quyết định, tránh sai sót trong hoạt động tố tụng. Coi trọng và mở rộng tranh tụng tại phiên toà sẽ giúp cho Thẩm phán và

Hội thẩm nhân dân nâng cao kỹ năng trong quá trình xét xử, đảm bảo được sự công bằng và áp dụng đúng các quy định của pháp luật, đem lại tính chính xác cao cho các quyết định của Toà án.

Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế nói riêng là quyền tự quyết định và tự định đoạt thuộc về các đương sự. Do đó, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế khơng chỉ Tồ án có quyền chỉ định áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các tranh chấp mà ở đây cịn thể hiện sự bình đẳng của các bên tham gia quan hệ pháp luật, vì vậy cơng tác hồ giải để đi đến một quyết định cuối trong việc giải quyết tranh chấp được coi trọng, hơn nữa ngoài việc nâng cao kiến thức pháp luật thì cán bộ, Thẩm phán ngành Tồ án cần trau dồi đạo đức và khả năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân, có như vậy mới đạt được những kết quả tốt nhất trong việc giải quyết án và hạn chế những tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w