Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 74)

- Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong các trường hợp đình chỉ,

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các vụ án

tranh chấp thừa kế chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp và khó áp dụng, chậm được hướng dẫn thi hành. Mặc dù Trong những năm qua, công tác tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng các dự thảo pháp luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao chủ trì soạn thảo cũng như công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật mới và giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, được tồn ngành Tịa án nhân dân quan tâm.

Toà án nhân dân tối cao đã chỉ đạo Tòa án các cấp tổng kết thực tiễn xét xử, phát hiện những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, làm cơ sở cho việc soạn thảo và xây dựng các văn bản pháp luật được phân cơng chủ trì. Đồng thời, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng tăng cường ban hành các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong tồn ngành.

Tuy nhiên, trong q trình giải quyết vụ án, việc áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế đã nảy sinh những vướng mắc, lúng túng cần được giải thích, việc trao đổi giữa Toà án cấp trên và Tồ án cấp dưới cịn chậm ảnh hưởng tới thời hạn tố tụng, có quy phạm trong các văn bản pháp luật khơng phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp nên ít được áp dụng. Có những quy định chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa được cụ thể rõ ràng, dẫn đến việc nhận thức khác nhau của các Toà án. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sửa, huỷ án sơ thẩm, do đó chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết án tranh chấp thừa kế chưa cao.

Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, trái ngược, chồng

chéo nên khó khăn cho việc áp dụng áp dụng pháp luật.

Việc giải thích, hướng dẫn pháp luật lâu nay được thực hiện dưới dạng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch và Cơng văn nhưng các văn bản này có lúc chưa ban hành kịp thời vì vậy đã có nhiều cách hiểu khác nhau trong một điều luật dẫn đến việc cấp Tòa án này căn cứ vào văn bản này để giải quyết vụ án, cấp Tòa án khác lại căn cứ vào văn bản khác để sửa chữa, hủy án. Nhiều khi cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền khác nhau và đều cùng có hiệu lực pháp lý vì vậy khi áp dụng pháp luật Thẩm phán sẽ rất khó khăn, lúng túng khi phải áp dụng văn bản nào để xét xử trong rất nhiều văn bản pháp luật từ cơ quan trung ương đến các cơ quan địa phương.

Về ngun tắc thì phải áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn nhưng trên thực tế việc áp dụng nguyên tắc này khơng phải đơn giản vì khi một văn bản đang có hiệu lực thì mọi người đều có trách nhiệm tuân thủ và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, thay thế văn bản đó thì nó mới khơng có hiệu lực. Vì vậy, nếu các quy phạm pháp luật còn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc có cách hiểu khơng thống nhất thì người Thẩm phán, hội đồng xét xử sẽ lúng túng, áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến việc ra bản án, quyết định sai.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân

chưa được chú trọng, trình độ dân trí ở nước ta nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong những năm gần đây tuy đã được nâng lên nhưng còn thấp, nhận thức pháp luật của người dân còn rất hạn chế, nhất là các dân tộc thiểu số. Nhiều đương sự không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định, khơng phối hợp, gây khó khăn, đối phó, cản trở cho việc giải quyết vụ án như: Không cung cấp tài liệu, chứng cứ, vắng mặt khơng có lý do hoặc xin hỗn phiên tồ khi Tồ án có Quyết định đưa vụ án ra xét xử để mời Luật sự bảo vệ cho họ, khơng cho Tồ án và cơ quan vào nhà để đo đạc, thẩm định, xác định thực địa thửa đất tranh chấp…thực trạng này đã gây khó khăn rất nhiều cho q trình giải quyết vụ án.

Thứ tư, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan liên quan đến công việc

đo đạc, thẩm định, định giá tài sản…còn chậm; việc tống đạt các loại giấy tờ cho đương sự thơng qua chính quyền địa phương cịn chậm trễ, chưa đúng quy định dẫn đến phải hỗn phiên tồ. Cơ sở vật chất của Tồ án phục vụ cho công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án thừa kế còn thiếu thốn, xuất phát từ địa hình của tỉnh nên các xã thường cách xa trụ sở, cán bộ Toà án thường phải tự đi xe máy điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, chế độ tiền lương, cơng tác phí cịn hạn hẹp.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w