Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 77)

- Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong các trường hợp đình chỉ,

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Từ kết quả xét xử phúc thẩm và kiểm tra giám đốc án hàng năm thấy rằng, áp dụng pháp luật giải quyết án tranh chấp thừa kế trong những năm qua cịn bộc lộ nhiều sai sót, nên dẫn đến án sơ thẩm bị phúc thẩm, giám đốc thẩm sửa, huỷ do những nguyên nhân chủ quan sau:

Thứ nhất, số lượng, chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mới.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy nhiều bản án, quyết định bị sửa, hủy do lỗi của Hội đồng xét xử. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trình độ chun mơn, cũng như tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp của một bộ phận Thẩm phán, Thư ký chưa đáp ứng được u cầu cơng việc trong tình hình hiện nay. Một số Thẩm phán chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời và nhận thức đúng các quy định của pháp luật liên quan đến công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa chủ động tích cực trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và trong việc thực hiện các kỹ năng xét xử; một số Thẩm phán thì chủ quan, làm việc đơn thuần theo kinh nghiệm, thiếu thận trọng, thậm chí cịn cẩu thả, đó cũng là ngun nhân dẫn đến sai sót trong q trình áp dụng pháp luật. Đội ngũ Thư ký, cán bộ giúp việc cho Thẩm phán một số chưa đáp ứng được yêu cầu cơng tác; một số do năng lực, trình độ pháp luật thấp, cịn lại đa phần là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn và chưa được đào tạo về nghiệp vụ Toà án tại các Trường cán bộ Tồ án hoặc Học viện Tư pháp nên hiệu quả cơng việc khơng cao, mắc nhiều sai sót trong q trình giúp Thẩm phán xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án.

Trong công tác tổ chức cán bộ mặc dù đã rất quan tâm tới việc bổ sung cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp huyện và cấp tỉnh nhưng hiện nay số lượng Thẩm phán và cán bộ cơng chức của ngành Tồ án tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn thiếu so với biên chế quy định và yêu cầu của công việc. Trong khi đó số lượng Thẩm phán Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc theo biên chế

phân bổ là 15 nhưng thực tế chỉ có 11 (có 14 Thẩm phán trung cấp, nhưng đã có 3 Thẩm phán về cơng tác tại Tồ án huyện), các Thẩm phán đều phải kiêm nhiệm thêm một số cơng tác Đồn thể hoặc Thẩm phán đồng thời là Chánh văn phòng, là Trưởng phòng tổ chức cán bộ nên công việc nhiều do vậy không thể tránh khỏi những sơ suất trong quá trình giải quyết vụ án. Sự thiếu hụt số lượng Thẩm phán trong khi tính phức tạp và số vụ việc cần phải giải quyết ngày một tăng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm chất lượng xét xử các loại án.

Vì vậy, ngồi kiến thức được đào tạo cơ bản trong nhà trường thì địi hỏi mỗi cán bộ, Thẩm phán ngành Tồ án phải khơng ngừng học hỏi, cập nhật thông tin thường xuyên, như các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành và các thông tin khác cần thiết trong cuộc sống để tạo cho mình sự hiểu biết sâu rộng, từ đó mới đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Ngoài ra cần quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ trẻ, tạo nguồn thay thế sau này, có chế độ ưu tiên tuyển dụng những sinh viên luật tốt nghiệp đạt loại giỏi vào ngành.

Thứ hai, hạn chế bất cập trong chế định Hội thẩm nhân dân.

Trong hoạt động tư pháp, Hội thẩm nhân dân ln có vị trí quan trọng khơng thể thiếu được. Cùng với Thẩm phán Tịa án các địa phương trong những năm qua, Hội thẩm nhân dân đã xét xử hàng trăm nghìn vụ án các loại theo thủ tục sơ thẩm. Nhiều Hội thẩm nhân dân phát huy rất tốt vai trị của mình và đóng góp nhiều kinh nghiệm cho các Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên qua thực tế xét xử ở Tịa án cấp sơ thẩm cho thấy trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ được giao để thực hiện "ngang quyền với Thẩm phán". Do kiến thức, trình độ pháp luật hạn chế nên họ thường dựa dẫm, ỷ lại vào Thẩm phán hoặc có ý kiến khác với Thẩm phán nhưng khơng thể hiện được tính đúng đắn của việc nhận thức pháp luật. Thành phần tham gia Hội thẩm nhân dân Tòa án rất đa dạng

như giáo viên, cán bộ Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ tổ dân phố, cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ và cán bộ đương chức ở cơ quan hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên vì nhiều lý do, họ khơng tham gia xét xử được gây khó khăn cho việc mở phiên tịa. Mặt khác, do khơng có hình thức tập hợp, sinh hoạt nên các Hội thẩm Tịa án nhân dân ít có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm xét xử về các vấn đề nghiệp vụ. Hội thẩm nhân dân chỉ làm việc với nhau khi được phân công xét xử cùng một hội đồng và sau khi Tòa án tuyên án sơ thẩm cũng đồng nghĩa với việc kết thúc nhiệm vụ của người Hội thẩm nhân dân đó đối với vụ án, họ khơng hề quan tâm đến kết quả xét xử. Trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị và cấp trên có sửa, huỷ bản án thì Hội thẩm nhân dân cũng khơng chịu trách nhiệm gì. Hơn nữa tiêu chuẩn để được bầu vào Hội thẩm nhân dân khơng cao, chỉ cần có kiến thức pháp luật, tức là có trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định là có thể được bầu vào Hội thẩm nhân dân vì vậy Hội thẩm nhân dân "ngang quyền" với Thẩm phán là rất khó khăn. Vấn đề về chun mơn trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế không được các Hội thẩm nhân dân hiểu một cách thấu đáo vì vậy trách nhiệm xét xử dồn hết vào Thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) từ khâu nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử, thẩm vấn tại phiên tòa, nghị án, tuyên bản án, quyết định.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w