Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong giải quyết các tranh chấp thừa kế

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 104)

- Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong các trường hợp đình chỉ,

3.2.8. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong giải quyết các tranh chấp thừa kế

giải quyết các tranh chấp thừa kế

Thực tế những năm qua cho thấy sự phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết các tranh chấp thừa kế của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đóng vai trị hết sức quan trọng để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức với Tồ án cịn gặp phải một số vướng mắc, khó khăn. Cho nên, cần phải nâng cao hơn nữa công tác phối hợp với một số cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động giải quyết các tranh chấp thừa kế, nhất là các các vụ án có tranh chấp di sản là quyền sử dụng đất. Cụ thể, cần phải tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức như sau:

- Tăng cường sự phối hợp giữa Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc với Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc trong hoạt động giải quyết các vụ án, nhất là những vụ án có Viện kiểm sát tham gia tố tụng từ thủ tục giao, nhận hồ sơ vụ án; thời hạn Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ, xác minh thu thập, bổ sung chứng cứ, triệu tập người tham gia phiên toà; kế hoạch xét xử; trách nhiệm của Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử trong việc quyết định hỗn phiên tồ theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc với Công an trong hoạt động triệu tập hay lấy lời khai đối với những vụ án mà đương sự đang bị tạm giam trong trại giam để dẫn giải đến tham gia phiên toà; trong các hoạt động bảo vệ trật tự an toàn cho phiên toà.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp đề xuất với các đơn vị có chức năng đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Toà án nhân dân tối cao để xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời cho các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, đặc biệt là những Thẩm phán mới bổ nhiệm, Thư ký mới tuyển dụng, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc mới được sửa đồi bổ sung.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh trong công tác phối hợp điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, tống đạt các văn bản tố tụng của Toà án… nhất là đối với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cán bộ tài nguyên môi trường, cán bộ tư pháp trong việc đăng ký kết hơn, khai sinh; cán bộ tài chính - kế hoạch trong việc tham gia thẩm định tại chổ (đo đạc, vẽ sơ đồ đối với di sản là quyền sử dụng đất đang tranh chấp), định giá tài sản chung đang tranh chấp để giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật. Cần có kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền để sớm ban hành quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện cơng tác phối hợp với Toà án.

- Tăng cường sự phối hợp đối với cơ quan chuyên môn giám định tư pháp, trong một số vụ án thừa kế khi giải quyết vụ án địi hỏi phải có kết luận của cơ quan giám định. Bằng hoạt động khoa học, nghiệp vụ chun mơn của mình, cơ quan giám định cung cấp kết quả giám định cho Toà án. Giám định tư pháp là hoạt động trực tiếp phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Kết luận của giám định là nguồn chứng cứ khoa học. Do vậy, việc kết luận của giám định phải dựa trên cơ sở khoa học, khơng vì bất cứ một lý do nào khác, đảm bảo thực sự khách quan, kết luận giám định sai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết các vụ án của Toà án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp thừa kế của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc ngày một hiệu quả đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt những quan điểm cơ bản về áp dụng pháp luật. Đồng thời, thực hiện đầy đủ, đồng bộ, thường xuyên những giải pháp nêu trên trong một thời gian nhất định mới tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp thừa kế của ngành Tồ án nhân dân nói chung, cũng như ngành Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

KẾT LUẬN

Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết án tranh chấp về thừa kế là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, nhưng là hình thức có tính đặc thù vì bao giờ chủ thể áp dụng pháp luật cũng là cá nhân, được Nhà nước giao quyền như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và những người tiến hành tố tụng trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp thừa kế. Quá trình áp dụng pháp luật họ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước giao cho nhưng phải theo nguyên tắc của BLTTDS, nhằm lựa chọn, áp dụng các quy phạm pháp luật đúng đắn nhất, để phân xử bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên đương sự.

Trong thời gian qua, việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp thừa kế của Tồ án nhân dân đã góp phần quan trọng giúp ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và Nhà nước.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Tồ án nhân dân cũng khơng ngừng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ văn minh. Bên cạnh đó, cũng cần phải thừa nhận rằng ngành Toà án vẫn chưa thực sự ngang tầm với những nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao; vẫn còn nhiều lúng túng, chưa bắt kịp với những biến đổi nhanh chóng của xã hội. Chính vì vậy, u cầu cấp thiết được đặt ra cần phải tiến hành cải cách sâu rộng các cấp Tồ án, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận những yếu kém, phát hiện ra những điểm bất cập và đề ra những biện pháp giải quyết kịp thời, tạo sự chuyển biến tích cực trong tồn ngành, từ đó nhanh chóng thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu và địi hỏi của cơng cuộc cải cách tư pháp mà Toà án giữ vai trò trung tâm.

Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, xu hướng tồn cầu hố, q trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế của nước ta, các quan hệ về dân sự, lao động, kinh tế, hơn nhân và gia đình ngày càng diễn ra nhiều hơn, phức tạp hơn dẫn đến những tranh chấp yêu cầu Toà án giải quyết ngày một gia tăng. Do đó, địi hỏi chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án của Toà án cần phải nâng cao và triệt để hơn nữa.

Trên cơ sở lý luận, qua nghiên cứu thực trạng giải quyết các tranh chấp thừa kế của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế, từ đó mạnh dạn đưa ra các quan điểm cũng như các giải pháp. Nếu được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc, sẽ nâng cao được chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp thừa kế của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc và cho Tồ án khác có thực trạng tương tự, góp phần quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Luận văn mà tác giả thực hiện xuất phát từ công tác thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ yêu cầu và nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp của nước ta. Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và được thầy hướng dẫn tận tình giúp đỡ, được các thầy, cơ và đồng nghiệp hỗ trợ nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và được giới hạn trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ luật nên những vấn đề nêu trong luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy, cơ và các nhà nghiên cứu để cơng trình được hồn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w