Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngânhàng TMCP

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp quế võ (Trang 57 - 62)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngânhàng TMCP

Công thương Việt Nam, Chi nhánh KCN Quế Võ

2.2.1 Chính sách cho vay doanh nghiệp FDI của Vietinbank Chi nhánh KCNQuế Võ. Quế Võ.

a. Chính sách, tiêu chí cho vay

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp cùng thơng tin thu thập trong q trình thẩm định khách hàng, đánh giá thị trường- ngành hàng, đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, kết hợp báo báo định hướng ngành của phịng Phê duyệt trụ sở chính cũng như thơng tin phịng khách hàng FDI và nguồn vốn quốc tế hỗ trợ cung cấp, kết hợp cùng kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Vietinbank, Chi nhánh ra quyết định cấp tín dụng theo tiêu chí: cấp tín dụng có bảo đảm, cấp tín dụng có bảo đảm một phần và cấp tín dụng khơng bảo đảm. Trong đó chú trọng đánh giá điều kiện tài chính để cấp GHTD đối với khách hàng cho phù hợp:

Điều kiện chung:

Đủ năng lực hành vi nhân sự, phương án hiệu quả khả thi có khả năng trả nợ

- Xếp hạng tín dụng của ký chấm điểm liền kề: Hạng A trở lên

 Điều kiện riêng:

GHTD khơng bảo đảm:

1. BCTC kiểm tốn kỳ kế toán năm liền kề thể hiện:

a. Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi (ROE>5%) và khơng cịn lỗ lũy kế

b. Tỷ trọng đòn bẩy tối đa 70% và;

2. BCTC bán niên (trường hợp khách hàng đề nghị cấp GHTD vào 3 tháng cuối năm) phải thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh có lãi.

GHTD có bảo đảm một phần:

1. BCTC kỳ kế toán năm liền kề nộp cho cơ quan thuế hoặc BCTC kiểm toán kỳ kế toán thuế thể hiện:

a. Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và khơng cịn lỗ lũy kế b. Tỷ trọng đòn bẩy tối đa 75% và

2. BCTC bán niên (trường hợp khách hàng đề nghị cấp GHTD vào 3 tháng cuối năm) phải thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh có lãi

GHTD có bảo đảm

1. BCTC kỳ kế tốn năm liền kề nộp cho cơ quan thuế hoặc BCTC kiểm toán kỳ kế toán thuế thể hiện:

a. Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và khơng cịn lỗ lũy kế

2. Điểm a nêu trên khơng áp dụng cho trường hợp có lỗ theo kế hoạch do i. khách hàng mới thành lập; ii. Khách hàng mới triển khai và đi vào hoạt động chưa quá 3 năm và có khả năng thực hiện đúng kế hoạch lỗ. Tuy nhiên cả trường hợp có lỗ theo kế hoạch thì vốn chủ sở hữu phải >0.

Trên thực tế có một số đặc thù của từng khách hàng, ngành nghề Chi nhánh sẽ thực hiện cấp tín dụng ngoại lệ sau khi được Ngân hàng Công thương phê duyệt.

b. Chương trình ưu đãi, chính sách phí lãi suất:

Các khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Chi nhánh đều được áp dụng các chương trình tín dụng riêng để hưởng ưu đãi lãi suất như:

- Cho vay chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp FDI - Cho vay trung dài hạn lãi suất cố định

- Cho vay linh hoạt VNĐ tham chiếu lãi suất USD

Nhìn chung các chương trình ưu đãi lãi suất của Vietinbank KCN Quế Võ tương đối rõ ràng, phân loại đối tượng áp dụng đảm bảo hài hịa lợi ích của khách hàng cũng như Ngân hàng. Đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược của Vietinbank có một số điều kiện khơng đáp ứng vẫn có thể linh hoạt trình Tổng giám đốc phê duyệt để được tham gia chương trình.

Khi triển khai hoạt động cho vay Vietinbank có thực hiện một số chính sách phí như thu phí trả nợ trước hạn, tuy nhiên các mức phí do Chi nhánh chủ động, đảm bảo lợi ích của Ngân hàng cơng thương nhưng cũng phù hợp với từng khách hàng, trường hợp cụ thể. Vì vậy hiện nay đối với trả nợ trước hạn cho vay ngắn hạn

mà nguồn tiền trả nợ từ hoạt động kinh doanh Chi nhánh khơng thực hiện thu phí. Trả nợ trước hạn trung dài hạn vẫn thu phí theo quy định từng thời kỳ.

c. Quy trình cho vay doanh nghiệp FDI tại Chi nhánh

- Thuộc thẩm quyền Chi nhánh:

Thẩm định thực tế khách hàng, thu thập hồ sơ vay vốn  Lập tờ trình

Thẩm định cho vay  Quyết định cho vay/Quyết định nhận tài sản bảo đảm 

Ký kết hợp đồng cho vay/hợp đồng bảo đảm  Thực hiện hành động cấp tín dụng (giải ngân, tài trợ thương mại..)  Kiểm sốt sau cho vay, sau tài trợ thương mại.

- Vượt thẩm quyền Chi nhánh:

Thẩm định thực tế khách hàng, thu thập hồ sơ vay vốn  Lập tờ trình

Thẩm định cho vay Trình Trụ sở chính theo phân quyền giới hạn tín dụng cấp

cho Khách hàng Trụ sở chính Quyết định cho vay/Quyết định nhận tài sản bảo đảm  Chi nhánh ký kết hợp đồng cho vay/hợp đồng bảo đảm  Chi nhánh thực hiện hành động cấp tín dụng (giải ngân, tài trợ thương mại..)  Kiểm soát sau cho

vay, sau tài trợ thương mại.

2.2.2. Tình hình phát triển cho vay doanh nghiệp FDI của Vietinbank Chi nhánhKCN Quế Võ KCN Quế Võ

a. Kết quả cho vay KHDN FDI:

Bảng 2.7 : Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI 1,045 1,198 1,295

Tổng dư nợ cho vay 4,359 4,510 4,356

Tổng dư nợ cho vay FDI/Tổng dư nợ 24.0% 26.6% 29.7% (Nguồn: Báo cáo kinh doanh thường niên Vietinbank chi nhánh KCN Quế Võ

năm 2017, 2018, 2019)

Với đặc thù vị trí địa lý, định hướng hoạt động kinh doanh trên cơ sở là Chi nhánh trọng điểm FDI nên đối tượng khách hàng FDI là một trong những đối tượng

mục tiêu Chi nhánh hướng đến cả trong hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động cho vay, hoạt động thanh tốn…Theo số liệu trên có thể thấy tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI liên tục tăng lên qua các năm khá ổn định. Điều này đảm bảo nguồn thu ổn định và giúp chi nhánh dự đoán được tốc độ phát triển của tín dụng trong thời gian tới. Ngồi ra nhóm KHDN FDI đã đem lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh từ hoạt động phi tín dụng như: huy động vốn, tài trợ thương mại, sản phẩm cấu trúc, thanh toán xuất nhập khẩu…Nhận thấy được tiềm năng phát triển của nhóm khách hàng này Chi nhánh đã thành lập phòng KHDN FDI chuyên phục vụ, phát triểm KHDN FDI vào 04/07/2018 với nhân sự 08 cán bộ (02 lãnh đạo phòng và 06 cán bộ quan hệ khách hàng).

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ vay doanh nghiệp FDI giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng Các sản phẩm Năm 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Cho vay ngắn hạn doanh

nghiệp FDI 800.5 76.60% 963.2 80.40% 1,038.6 80.20%

Cho vay trung dài hạn

doanh nghiệp FDI 244.5 23.40% 234.8 19.60% 256.4 19.80%

Tổng 1,045 100.00

% 1,198 100.00% 1,295 100.00%

(Nguồn: Báo cáo của phòng KHDN FDI Vietinbank CN KCN Quế Võ)

Nhìn vào bảng trên, cho thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là phân khúc chính của Chi nhánh qua các năm.

Đối tượng doanh nghiệp FDI Chi nhánh tập trung cho vay là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, nền tảng hỗ trợ công ty mẹ tốt hoặc nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi các doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô đa phần thường chuẩn bị nguồn lực tài chính lành mạnh để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị do đó nhu cầu vốn cho mục đích phục vụ dự án thường ít mà đa phần các

doanh nghiệp FDI có nhu cầu phục vụ vốn ngăn hạn cho nhu cầu bổ sung vốn lưu động. Ngoài ra lãi suất vay trung dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn nhiều, thêm vào đó theo thơng tư 39 của Ngân hàng nhà nước thì từ 30/09/2019 các doanh nghiệp FDI cũng khơng được vay trung dài hạn bằng USD, mà lãi suất vay trung dài hạn VND cao hơn lãi suất USD rất nhiều; đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến cơ cấu dư nợ vay của Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ.

Trong những năm qua dư nợ FDI của Vietinbank CN KCN Quế Võ chủ yếu tập trung vào hai đối tượng chính là Khách hàng Hàn Quốc (vệ tinh của Samsung) và khách hàng Trung Quốc (hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời). Samsung hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới 17,3 tỷ USD, mang lại giá trị xuất khẩu 59 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2019, sử dụng hơn 130.000 lao động Việt Nam có tay nghề cao tại các nhà máy. Ngồi ra SamSung kéo theo hàng loạt các vệ tinh cấp 1, cấp 2 đầu tư tại Bắc Ninh và Bắc Giang như Goertek, Nanotech, Samkwang, JM tech, Smac... Bên cạnh đó ngành năng lượng mặt trời đang được chính phủ thơng qua các chính sách khuyến khích phát triển thơng qua một số Quyết định văn bản số 89/BCT-ĐL về việc thực hiện các thỏa thuận với điện mặt trời áp mái; QĐ 13/2020//QĐ-TTg về cơ chế khuyến kích phát triển điện mặt trời.. tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc sang đầu tư, mở rộng, đặc biệt là từ khi bắt đầu chiến tranh Trung Mỹ năm 2018. Đây cũng là một trong những lý do các doanh nghiệp này là đối tượng khách hàng mà Vietinbank Quế Võ hướng đến trong đó có các khách hàng như: Vina Solar, Vina Cell, Vsun…

Tuy nhiên để tránh rủi ro cũng như mở rộng danh mục đầu tư, trong thời gian tới Vietinbank CN KCN Quế Võ sẽ đẩy mạnh mở rộng nhiều sản phẩm đa dạng tiếp cận tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp FDI hơn cũng như sẽ tìm kiếm thêm các khách hàng FDI có nhu cầu vốn trung dài hạn, kết hợp các sản phẩm cầu trúc cho khách hàng bởi đối với Ngân hàng, lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn cao hơn so với ngắn hạn.

Cho dù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào đi chăng nữa, các mối đe dọa về rủi ro luôn luôn tồn tại trong ngành, và để khắc phục, tìm ra nhưng rủi ro cần phải có biện pháp ngăn ngừa chúng. Tuy nhiên, Chi nhánh luôn thận trọng lựa chọn các khách hàng doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả và kiểm sốt tốt tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI nên tính đến hết năm 2019, Chi nhánh không phát sinh bất kỳ khoản vay nợ quá hạn, nợ xấu nào đối với cho vay doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp quế võ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w