6. Kết cấu của đề tài
3.1. Các định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngânhàng
3.1.2. Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI
3.1.2. 1. Định hướng chung
Vietinbank KCN Quế Võ xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 theo định hướng phát triển bền vững tập trung vào 4 nhóm tiêu chí: đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chất lượng hoạt động, giữ chân khách hàng và hiệu quả mạng lưới hoạt động. Nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, củng cố năng lực hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh doanh: Vietinbank KCN Quế Võ cần xác định lộ trình tăng trưởng, mở rộng quy mơ hoạt động tương xứng với tiềm năng phát triển địa phương, phấn đấu giữ vững truyền thống là Chi nhánh trọng điểm FDI.
Thứ hai, cơ cấu danh mục hoạt động, nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo phát triển đi đôi với bền vững, ổn định: Cơ cấu lại vốn huy động theo hướng tăng cường huy động vốn trung dài hạn, nếu là nguồn ngắn hạn ưu tiên với các kỳ hạn từ 06 tháng; Ổn định nguồn vốn từ khách hàng FDI, tăng dần tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; khách hàng dân cư; tăng cường thu hút nguồn vốn từ nền khách hàng nhỏ, giảm dần lệ thuộc vào khách hàng lớn, đảm bảo nền vốn ổn định hướng đến cải thiện tỷ trọng huy động vốn bình quân/ số dư cuối kỳ nhằm nâng cao tính chủ động trong cơng tác kế hoạch.
Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng tăng trưởng thêm tỷ trọng cho vay trung dài hạn do NII cao, hạn chế cho vay các doanh nghiệp bảo đảm một phần, các khoản vay đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ vốn vay; tăng cường cho vay ngắn hạn với các khách hàng có vịng quay vốn lưu động tốt và tình hình tài chính lành mạnh, khách hàng có tiềm năng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng; Giảm dần tỷ trọng dư nợ tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng, một ngành nghề hoặc nhóm ngành liên quan.
Cơ cấu danh mục sản phẩm dịch vụ theo hướng nâng dần tỷ trọng thu từ các sản phẩm dịch vụ mới, sản phẩm dịch vụ có hiệu quả hoạt động cao, dễ tiếp cận khách hàng, duy trì giữ vững nguồn thu từ dịch vụ truyền thống, cân đối lại cơ cấu hướng đến tăng trưởng ổn định nguồn thu dịch vụ.
Cơ cấu lại nguồn thu: Nâng cao hiệu quả từ công tác huy động vốn và dịch vụ hướng đến nâng dần tỷ trọng thu từ hoạt động huy động vốn và phí dịch vụ trong tổng thu từ hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, tăng cường các hoạt động gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm hữu ích cũng như hồn thiện các chính sách sản phẩm, nâng cap cao chất lượng nhân sự để gia tăng gắn kết với khách hàng hiện hữu để một phần qua đó có thêm được khách hàng mới.
Thứ tư, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị trực thuộc: Để đảm bảo khai thác tối đa lợi thế tại mỗi địa bàn đồng thời từng bước phù hợp với nguồn lực của chi nhánh đảm bảo an toàn hoạt động tại các phòng giao dịch, thực hiện bổ sung mơ hình phịng giao dịch hỗn hợp kết hợp phịng giao dịch bán lẻ thực hiện đủ chức năng dịch vụ các khách hàng thông mở rộng thêm mạng lưới giao dịch thơng qua mở thêm phịng giao dịch tại huyện Quế Võ.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu giai đoạn 2021 - 2023 của
Vietinbank KCN Quế Võ
Stt Chỉ tiêu Kết quả dự kiến
1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tăng trưởng bình quân 20%/năm 2 Huy động vốn cuối kỳ Tăng trưởng bình quân 25%/năm
3 Tỷ lệ nợ xấu Dưới 1,5%/năm
4 Tỷ trọng dư nợ nhóm 2 / Tổng dư nợ Dưới 3%/năm 5 Tỷ trọng dư nợ TDH / Tổng dư nợ 35%/năm 6 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ / Tổng dư nợ tối
thiểu 15,2%/năm
7 Tỷ trọng HĐV bán lẻ / Tổng HĐV tối
thiểu Tối thiểu 40%/năm
8 Thu dịch vụ rịng Tăng trưởng bình qn tối thiểu 25 %/năm
9 Lợi nhuận trước thuế Tăng trưởng bình quân tối thiểu 20%/năm
(Nguồn: Định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh Vietinbank KCN Quế Võ năm 2021-2023)
Áp dụng triệt để các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo tăng trưởng bền vững, có kế hoạch tăng trưởng cụ thể đến từng phòng ban. Chi nhánh thực hiện phân giao kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, chia ra tháng, quý, năm đến từng phòng, bộ phận. Cuối kỳ, sẽ thực hiện đánh giá kết quả thực hiện và làm căn cứ để xếp loại hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
3.1.2.2. Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI
Phát triển cho vay doanh nghiệp FDI là quá trình vận động sử dụng các biện pháp và hoạt động của Ngân hàng làm tăng quy mô và chất lượng cho vay doanh nghiệp FDI. Tức là cho vay không chỉ tăng quy mô bề nổi mà còn cần phải chú trọng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp FDI. Do vậy, việc phát triển cho vay doanh nghiệp FDI cần phải phát triển cả chiều rộng và chiểu sâu. Vì vậy trong thời gian tới định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI tại Vietinbank CN KCN
Quế Võ chủ yếu là mở rộng quy mô data khách hàng doanh nghiệp FDI đồng thời kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp theo hướng tăng dư nợ khách hàng thuộc đối tượng hoạt động hiệu quả, có tiềm năng phát triển tốt, tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, khơng để phát sinh nợ nhóm 2, kiểm sốt chặt chẽ hoạt động cho vay, giám sát sau cho vay theo định hướng của hội sở chính.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.602 dự án FDI được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực), tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 19.643,5 triệu USD; trong đó, có 1.331 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 83% và tập trung ở một số nước, như: Hàn Quốc 1.205 dự án, Trung Quốc 112 dự án, Nhật Bản 86 dự án…Vì vậy khả năng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh có nhiều thuận lợi và tiềm năng khai thác .
Để đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn nhưng vẫn giữ được rủi ro trong giới hạn cho phép, Vietinbank KCN Quế Võ cần phải tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng. Trong thời gian tới, định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI của chi nhánh như sau:
- Tập trung tìm kiếm mở rộng khách hàng FDI có hoạt động tốt, tài sản bảo đảm tốt tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang; không cho vay doanh nghiệp FDI thuê nhà xưởng (yêu cầu phải có cơ sở vật chất ổn định, hướng đến các doanh nghiệp FDI xác định đầu tư lâu dài tại Việt Nam).
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và hiệu quả, khơng tập trung cấp tín dụng quá lớn hoặc hạn chế vào những ngành nghề có sự biến động lớn do ảnh hưởng tác động của nền kinh tế.
- Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của cơng tác phịng ngừa và quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp FDI.