Chỉ số KPI về lương, thưởng và phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án điện lực miền nam thuộc tổng công ty điện lực miền nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 63)

Stt Chỉ số ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 1 Chi phí nhân sự bình qn Lãnh đạo Triệu đồng 145 152 265 220 225 Quản lý Triệu đồng 123 125 165 156 157

Nhân viên Triệu đồng 72 76 79 85 95

2 Thu nhập bình quân theo chức danh Lãnh đạo Triệu đồng 144 150 260 215 220 Quản lý Triệu đồng 120 124 162 152 153

Nhân viên Triệu đồng 72 75 77 83 92

Từ Bảng 2.7 cho thấy Chi phí nhân sự bình qn và Thu nhập bình qn theo từng nhóm chức danh tăng lên trong khoảng thời gian từ năm 2008-2010. Tuy nhiên, từ năm 2011-2012 thì Thu nhập bình qn và Chi phí nhân sự bình qn ở nhóm chức danh Lãnh đạo và Quản lý có sự thay đổi (giảm) do có sự điều chỉnh trong cách tính thu nhập khác ngồi lương như tiền lương sản xuất khác, tiền thẩm định,…khơng tính theo thâm niên cơng tác mà tính theo hướng có lợi cho CBCNV, cụ thể người làm trực tiếp thì chấm hệ số cao hơn người làm gián tiếp. Do đó, mà thu nhập bình qn theo chức danh và chi phí nhân sự bình quân của CBCNV đều tăng lên qua các năm trong khi đó thì ở chức danh lãnh đạo và quản lý có sự sụt giảm kể từ năm 2011 đến nay. Đây là một trong những cách giữ chân người tài mà lãnh đạo Ban đã làm được.

Mặc dù lãnh đạo Ban đã có định hướng tăng thu nhập cho CBCNV, thu nhập bình quân của người lao động vẫn cịn thấp nên khơng thể sống với đồng lương của mình, đó là nhận định của CBCNV Ban QLDAĐLMN.

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân tại Ban QLDAĐLMN

2.3.1. Nghiên cứu định tính

2.3.1.1. Cách thức nghiên cứu

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm về hoạt động quản trị nguồn nhân lực của tổ chức.

Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với thành phần gồm 10 người được lựa chọn từ 9 đơn vị trong Ban như phòng Tổng hợp 2 người, phòng Kế hoạch 1 người, phòng Vật tư 1 người, phịng Tài chính Kế tốn 1 người, phịng Quản lý Cơng trình điện 3 người, phòng Thẩm định 1 người và phòng Đền bù 1 người nhằm phân tích dữ liệu thứ cấp về hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển, cơng tác duy trì nguồn nhân lực trong những năm qua.

Dàn bài thảo luận được trình bày trong phụ lục 4-Dàn bài thảo luận nhóm.

2.3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm, chúng tơi đã xác định được 19 chỉ tiêu cần thiết để xây dựng bản câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức. (Xem phụ lục 5).

2.3.2. Nghiên cứu định lượng

2.3.2.1. Phương pháp và dữ liệu đánh giá

- Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu báo cáo thực tế tại Ban QLDAĐLMN. - Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ kết quả khảo sát điều tra NNL thực tế đang làm việc tại Ban QLDAĐLMN. Bản câu hỏi điều tra dựa vào kết quả phân tích chương 1, kết quả thảo luận nhóm và lấy ý kiến của các chuyên gia.

Để thu thập dữ liệu, tác giả thiết kế Bản câu hỏi (chi tiết trình bày tại phụ

lục 6) với 06 thành phần bao gồm:

- Hoạch định nguồn nhân lực - Phân tích cơng việc

- Hoạt động tuyển dụng - Đào tạo và phát triển

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc - Trả công lao động

2.3.2.2. Xây dựng bản câu hỏi

Căn cứ kết quả thảo luận nhóm, tác giả tiến hành lập bảng câu hỏi để tổng hợp đánh giá của các CBCNV về các nhân tố tác động đến chất lượng quản trị NNL. Bảng câu hỏi được thiết kế theo hình thức thang đo do Rennis Likert giới thiệu. Loại thang do được dùng có 5 mức độ từ 1 – 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời.

Các câu hỏi được dùng để tìm hiểu mức độ đánh giá của CBCNV Ban QLDAĐLMN về từng nhóm chức năng của quản trị NNL. Chi tiết các câu hỏi có nội dung thể hiện như sau:

Bảng 2.8: Thang đo các hoạt động tác động đến quản trị NNL Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam

Stt Mã hóa Diễn giải

HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC

1 HDNNL1 Cơ cấu lao động hiện nay là phù hợp với yêu cầu của bộ phận anh/chị đang làm việc

2 HDNNL2 Anh/Chị được bố trí cơng việc phù hợp với chun mơn đào tạo

3 HDNNL3 Anh/Chị hài lịng với cơng việc được bố trí

PHÂN TÍCH CƠNG VIỆC

4 PTCV1 Anh/Chị hiểu rõ nội dung công việc mà anh/chị đang thực hiện

5 PTCV2 Anh/Chị có các kỹ năng và phẩm chất cần thiết khi thực hiện công việc

6 PTCV3 Anh/Chị hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn khi thực hiện cơng việc

7 PTCV4 Anh/Chị có chun mơn và kinh nghiệm khi thực hiện công việc

TUYỂN DỤNG

8 TDUNG1 Việc tuyển dụng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin

9 TDUNG2 Quy trình tuyển dụng của Ban là phù hợp, khoa học

10 TDUNG3 Anh/Chị hài lòng với hoạt động tuyển dụng của đơn vị

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

11 DTPT1 Anh/Chị được đào tạo nhiều hình thức, kỹ năng cần thiết để thực hiệncông việc

12 DTPT2 Anh/Chị được tạo điều kiện để nâng cao trình độ chun mơn

13 DTPT3 Anh/Chị nhận thấy kết quả giải quyết công việc của bản thân được nâng lên một cách rõ rệt

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

14 DG1 Theo anh/chị việc đánh giá nhân viên là công bằng, khách quan

15 DG2 Anh/chị tin tưởng vào kết quả đánh giá của đơn vị

16 DG3 Các tiêu chí đánh giá hợp lý

TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG

17 TCONG2 Anh/Chị có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập từ Ban

18 TCONG2 Tiền lương mà anh/chị nhận được tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị

19 TCONG3 Nhân viên được hưởng tất cả các phúc lợi theo quy định của pháp luật

2.3.2.3. Mẫu nghiên cứu

- Thông tin mẫu: mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.

- Kích thước mẫu: kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng (Bollen, 1989). Nghiên cứu này chọn mẫu theo tiêu chuẩn 5:1. Mơ hình nghiên cứu trong luận văn gồm 19 biến quan sát và một biến phụ thuộc vì vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 20 x 5 = 100 mẫu.

Để có được mẫu như dự kiến (100 mẫu) phục vụ cho nghiên cứu, có 130 phiếu điều tra được phát ra cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của đơn vị.

Sau khi thu hồi bản khảo sát, tác giả loại các bản câu hỏi được trả lời khơng hợp lệ, cịn lại đưa vào xử lý, phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả phân tích mẫu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 7

• Về giới tính: nam giới có 83 người trả lời khảo sát (chiếm tỷ lệ 83%) và nữ giới có 17 người trả lời khảo sát (chiếm tỷ lệ 17%).

• Về trình độ học vấn: trình độ phổ thơng có 18 người (chiếm tỷ lệ 18%), trình độ trung cấp có 4 người (chiếm tỷ lệ 4%), trình độ cao đẳng có 2 người (chiếm tỷ lệ 2%), trình độ đại học có 74 người (chiếm tỷ lệ 74%) và cịn lại là trình độ trên đại học có 2 người (chiếm tỷ lệ 2%).

• Về tuổi tác: dưới 30 tuổi là 7 người (tỷ lệ 7%), tuổi từ 30-44 có 65 người (tỷ lệ 65%), từ 45-54 tuổi có 26 người (tỷ lệ 26%) và cịn lại từ 55 tuổi trở lên có 2 người (tỷ lệ 2%).

• Về thời gian làm việc: có 28 người làm việc từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ 28%, 45 người là việc từ 6-10 năm, chiếm tỷ lệ 45%, còn lại số người làm việc trên 10 năm là 27 người, chiếm tỷ lệ 27%.

• Về thu nhập hàng tháng: thu nhập dưới 3 triệu có 3 người tham gia trả lời bản câu hỏi (3%), từ 3-5 triệu có 34 người (34%), từ 5-10 triệu có 55 người (55%) và thu nhập trên 10 triệu có 8 người (8%).

• Về chức vụ cơng tác: qua khảo sát số lành đạo cấp trung tham gia trả lời câu hỏi có 21 người (chiếm tỷ lệ 21%), chun mơn, nghiệp vụ có 35 người (35%) và cơng nhân viên có 44 người tham gia trả lời khảo sát (44%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án điện lực miền nam thuộc tổng công ty điện lực miền nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 63)