hàng:
Để giảm rủi ro lãi suất trong hoạt động cho vay, ngân hàng cần có các
quy định thỏa thuận ràng buộc cụthể chi tiết trong hợp đồng tín dụng áp dụng lãi suất cho vay, cam kết vềthời han nợ, kỳhạn nợ, về phương thức thu lãi, các khoản phí rút vốn, phí trả nợ trước hạn… để phòng tránh rủi ro trong các trường hợp cụ thể.
Đối với các khoản vay trung và dài hạn nên thỏa thuận áp dụng lãi suất linh hoạt, có điều chỉnh phù hợp với lãi suất thị trường theo từng thời kỳ hạn cụ thể hoặc trong những trường hợp lãi suất biến động bất thường.
Để phòng ngừa rủi ro, hài hịa lợi ích của cả ngân hàng và khách hàng khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng cần có ràng buộc mang tính pháp lý trong hợp
đồng tín dụng vềthời hạn rút vốn, nếu kí hợp đồng mà khơng rút vốn cũng phải trảphí. Vềthời hạn trảnợ, cần có quy định trong hợp đồng tín dụng vềphí trảnợ trước hạn đối với bên vay theo nguyên tắc không vượt quá số lãi phát sinh trong trường hợp trả nợ
đúng hạn theo hợp đồng đã ký, trong trường hợp thanh lý hợp đồng vay trước hạn thì
tính lãi ít nhất là 3 ngày kểtừngày khách hàng vay.
Nguồn thu về lãi suất cho vay là nguồn thu nhập nuôi sống hoạt động của Ngân hàng và theo bản năng, Ngân hàng nào cũng muốn cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế thì lãi suất tiền vay có lại nguồn gốc từ lợi nhuận hoạt
động của khách hàng. Vì vậy, khi thực hiện chính sách lãi suất, ngân hàng nên:
-Phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của khách hàng để từ đó
xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đơi bên cùng có lợi.
- Nâng cao khả năng dựbáo và thực hiện tốt vai trò tư vấn vềlãi suất cho
vay đối với khách hàng để giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chếrủi ro cho chính mình và cho cảNgân hàng.
- Cung cấp các sản phẩm phái sinh làm cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất cho các doanh nghiệp.
- Thực hiện thường xuyên và kịp thời các chính sách ưu đãi, chia sẻkhó khăn vềlãi suất với các khách hàng gặp khó khăn trong khả năng của mình, qua đó hỗ trợkhách hàng phát triển bền vững và gắn bó với ngân hàng.