Kết quả đo lường về yếu tố Tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH kian joo can (việt nam) (Trang 51 - 54)

Biến quan sát Số mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

TCĐG1 Tiêu chuẩn đánh giá phản ánh yêu cầu về số lượng công việc mà người lao động cần đáp ứng.

230 3,00 0,992

TCĐG2 Tiêu chuẩn đánh giá phản ánh yêu cầu về chất lượng công việc mà người lao động cần đáp ứng.

230 2,75 1,044

TCĐG3 Tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng phù hợp với các nhiệm vụ trong bảng mô tả công việc.

230 2,75 0,993

TCĐG4 Tiêu chuẩn đánh giá chú trọng kết quả thực hiện công việc.

230 3,00 0,942

TCĐG5 Tiêu chuẩn đánh giá chú trọng đánh giá phương pháp làm việc.

230 3,00 1,101

TCĐG6 Tiêu chuẩn đánh giá chú trọng đánh giá kỹ năng làm việc.

230 2,75 1,032

TCĐG7 Tiêu chuẩn đánh giá giúp cho việc đo lường kết quả thực hiện công việc được dễ dàng.

230 2,50 1,040

Hệ số β =0,142

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2017)

Kết quả cũng cho thấy: Tiêu chuẩn đánh giá là yếu tố có tác động mạnh thứ 5 đến HTĐGTHCV với β = 0,142. Tuy nhiên xét về điểm trung bình, ta thấy mức độ đồng ý của các nhân viên về phát biểu cho yếu tố Tiêu chuẩn đánh giá trong bộ phận sản xuất tại công ty TNHH Kian Joo Can (Việt Nam) chưa cao.

Giá trị trung bình cho phát biểu “Tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng phù hợp với các nhiệm vụ trong bảng mô tả công việc” là 2,75. Điều này cho thấy các tiêu chuẩn hiện tại trong bộ phận sản xuất mà công ty xây dựng chưa phù hợp, chưa

42

gắn kết được với các nhiệm vụ mà các cá nhân trong bộ phận sản xuất đang thực hiện.

Các tiêu chuẩn hiện tại nhìn chung có chú trọng đánh giá được thực hiện công việc. Tuy nhiên thông tin về kết quả chưa thực sự đầy đủ. Cụ thể dựa vào các thông số báo cáo, cấp quản lý chỉ mới biết được tiến độ thực hiện công việc, mà chưa thấy được các thông số khác như chất lượng, năng suất cho từng công việc trong bộ phận sản xuất. Dựa trên kết quả khảo sát thực tế, sổ điểm trung bình của việc tiêu chuẩn đánh giá chú trọng đến kết quả thực hiện công việc nằm ờ mức trung bình 3,00 điểm. Ngồi ra việc đánh giá được các phương pháp kỹ năng thực hiện công việc vẫn cịn hạn chế (giá trị trung bình cho phát biểu TCĐG5, TCĐG6 là 3,00 và 2,75). Tiêu chuẩn đánh giá giúp việc đo lường kết quả thực hiện công việc được dễ dàng chỉ được đánh giá ở mức 2,50 khá thấp, bởi việc xây dựng tiêu chí đánh giá không thông qua sự bàn bạc và thống nhất với nhân viên trước khi công bố. Người lao động khơng được đóng góp ý kiến và những hiểu biết chung về các tiêu chí trên. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hoàn toàn dựa vào ý kiến chủ quan của nhân viên lập mẫu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện cơng việc tại phịng Hành chính - Nhân sự.

Song song đó kết quả đánh giá là căn cứ khen thưởng, tăng lương nhưng việc khen thưởng và tăng lương tại công ty khá hạn chế điều này khơng tránh khỏi các tiêu chí đánh giá mang tính đánh đồng nhân viên.

Như vậy, có thể thấy được các tiêu ĐGTHCV tại công ty TNHH Kian Joo Can (Việt Nam) chưa thực sự phản ánh đúng thực hiện công việc của nhân viên trong bộ phận sản xuất. Mặc dù các tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng trên 4 chỉ tiêu chính là: Chỉ số về tiến độ, phương pháp, kỹ năng thực hiện công việc và kết quả công việc, nhưng chưa thực sự chú trọng và đánh giá chi tiết. Bởi ứng với nhiệm vụ công việc khác nhau trong bộ phận sản xuất vẫn chưa có bảng tiêu chuẩn đánh giá cơng việc cụ thể cho nhân viên, mà sử dụng tiêu chuẩn đánh gia chung của tổ chức. Nên việc đánh giá chỉ có dựa trên các thơng số cơ bản mà chưa có các tiêu chuẩn riêng lẻ đánh giá được đầy đủ, phù hợp hơn với nhiệm vụ công việc của nhân

43

viên trong bộ phận sản xuất. Nhìn chung, việc xây dựng lại bảng mô tả công việc và các tiêu chuẩn đánh giá công việc là một trong những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết trong khn khổ đề tài này.

2.3.3. Chu kì đánh giá

Chu kỳ đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của cả hệ thống đánh giá. Chu kỳ có hợp lý mới mang lại kết quả đánh giá với tính chính xác cao, nếu quá dài thì khó bao qt để đánh giá mà q ngắn thì lại thiếu căn cứ đánh giá.

Chu kì đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH Kian Joo Can (Việt Nam) có thời gian đánh giá định kỳ theo năm. Mục tiêu đánh giá chú trọng vào tổng kết hoạt động của tồn cơng ty trong năm vừa qua, xét chức danh thi đua cho các phòng ban và mức lương, thương cuối năm cho nhân viên trong cơng ty.

Đối với doanh nghiệp có quy mơ lớn thì việc áp dụng chu kỳ đánh giá 1 năm/ lần có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực. Tuy nhiên, do đặc thù cơng việc khối sản xuất có cơng việc mang tính chất cơng việc khác biệt so khối văn phịng, việc áp dụng chung một chu kỳ có thể dẫn tới hiện tượng khơng kiểm sốt được cơng việc đối với những công việc cần theo dõi sát sao hoặc dẫn tới tâm lý đến gần kỳ hạn đánh giá mới cố gắng thực hiện công việc của người lao động trong bộ phận sản xuất. Cụ thể những công việc thuộc khối sản xuất, tiêu chuẩn đánh giá về sản lượng được đưa ra cho cả năm, tuy nhiên mỗi đơn hàng sản xuất có thời hạn nếu như không theo dõi sát sao theo những giai đoạn nhỏ thì khó có thể đảm bảo được số lượng hàng hóa cho khách hàng.

Có thể thấy đây là hạn chế khá lớn cho công tác đánh giá kết quả công việc trong bộ phận sản xuất tại công ty TNHH Kian Joo Can (Việt Nam). Bởi, chu kỳ đánh giá chưa đảm bảo tính chính xác cho hệ thống dễ dẫn đến việc nhân viên cảm thấy không thoản mãn với kết quả đánh giá làm mất động lực làm việc.

44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH kian joo can (việt nam) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)