Bảng hỏi điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng rau an toàn của người dân tại siêu thị bigc và một số giải pháp để nâng cao quản lý chất lượng của chính phủ (Trang 47 - 48)

Bảng hỏi điều tra được thực hiện qua hai bước. Đầu tiên, tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu và mục tiêu của đề tài từ đó đưa ra bảng hỏi sơ bộ. Trong quá trình khảo sát sơ bộ, tác giả tổng hợp và ghi nhận các ý kiến của đối tượng được khảo sát. Ngồi ra, tác giả có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về lĩnh vực rau an toàn của BigC. Dựa trên bảng câu hỏi sơ bộ và các ý kiến được đóng góp, tác giả sẽ hình thành bảng câu hỏi chính thức.

Bảng khảo sát gồm ba phần chính: phần mở đầu giới thiệu sơ lược về nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, phần thứ hai là các câu hỏi về các biến nghiên cứu và phần thứ ba về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng. Bảng câu hỏi được phát với quy trình thực hiện như sau: giới thiệu mục tiêu cần nghiên cứu, hướng dẫn điền thông tin và thu thập bảng câu hỏi tại chỗ khi gặp đúng đối tượng cần khảo sát. Bảng câu hỏi được trình bày trong phần Phụ lục 1.

Bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần: - Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần này bao gồm 6 câu hỏi về thơng tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân tổng thu nhập và nghề nghiệp của người được khảo sát.

- Phần 2: Đặc điểm mua rau an toàn của người dân

Các câu hỏi trong phần này liên quan đến đặc điểm mua rau an toàn của người dân. Bao gồm các câu hỏi như: lý do mua rau an toàn, mối quan tâm của đối tượng khảo sát khi mua rau an toàn, mức độ mua rau an toàn, giá rau an toàn ở BigC so với những địa điểm khác và giá của rau an toàn của BigC chỉ nên mắc hơn bao nhiêu là hợp lý.

Phần này gồm có 6 nhân tố độc lập (Niềm tin, Chuẩn chủ quan, Thái độ, Hệ thống quản lý nhà nước, Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức kiểm sốt hành vi) và 1 nhân tố phụ thuộc (Ý định hành vi)

Nhân tố Niềm tin, Chuẩn chủ quan, Nhận thức sự hữu ích gồm có 3 biến cho mỗi nhân tố. Nhân tố Thái độ, Hệ thống quản lý nhà nước, Nhận thức kiểm sốt hành vi gồm có 4 biến. Tổng cộng có 21 biến. Để phân tích, tác giả tiến hành phân tích tương quan, sử dụng phương pháp phân tích tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp trong mơ hình. Sau đó, tác giả chạy phân tích hồi quy để kiểm định xem mơ hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi sử dụng rau an toàn của người dân tại siêu thị bigc và một số giải pháp để nâng cao quản lý chất lượng của chính phủ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)