Các hình thức ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm khôi phục giá trị thương hiệu ngân hàng TMCP đông á sau kiểm soát đặc biệt (Trang 29 - 33)

(Nguồn: www.sbv.gov.vn)

Thị trường ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang có 49 ngân hàng thương mại (4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi, 5 ngân hàng liên doanh), 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã, ngồi ra cịn có các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, TCTD phi ngân hàng... (Nguồn: www.sbv.gov.vn cập nhật đến 30/06/2018). Ngân hàng Ngân hàng thương mại Ngân hàng chính sách Ngân hàng Hợp tác xã NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng liên doanh

2.1.3 Kiểm sốt đặc biệt

Theo Thơng tư số 07/2013/TT-NHNN Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng ban hành ngày 14/03/2013:

Kiểm soát đặc biệt (KSĐB) là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm

sốt trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an tồn hoạt động.

Các hình thức kiểm soát đặc biệt: Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ

rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm sốt tồn diện:

Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm sốt đặc biệt được thực hiện thông qua

việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

Kiểm sốt toàn diện là hình thức kiểm sốt đặc biệt được thực hiện thông qua

việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp kiểm sốt trực tiếp, tồn diện hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

2.2 Các khái niệm về Thương hiệu và Giá trị thương hiệu 2.2.1 Khái niệm về Thương hiệu 2.2.1 Khái niệm về Thương hiệu

Thương hiệu là một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thống kiến thức marketing hiện đại, làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh. Xét về nguồn gốc xuất xứ, thuật ngữ Thương hiệu được bắt nguồn từ chữ Brand, có nghĩa là đóng dấu, xuất phát từ thời xa xưa khi những người chủ trại chăn nuôi tại Mỹ dùng dấu sắt nung đóng trên lưng gia súc thả rơng để thơng qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và đánh dấu quyền sở hữu của mình. Như vậy, thương hiệu xuất phát từ nhu cầu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất.

Khái niệm thương hiệu được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, có thể chia thành 2 quan điểm chính: Quan điểm truyền thống và Quan điểm tổng hợp (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2002).

Quan điểm truyền thống:

Quan điểm truyền thống về thương hiệu tồn tại trong một thời gian khá dài cùng với sự ra đời và phát triển của ngành Marketing. Trong những năm đầu, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) (1960) đã xác định Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm mục đích xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Sau đó đến năm 1995, định nghĩa này được AMA thêm vào cụm từ “bất kỳ đặc điểm nào khác” để phản ánh các thuộc tính của sự khác biệt.

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa thương hiệu là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hố hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế, từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),... được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm.

Thương hiệu được xem là một thành phần của sản phẩm mà nó gắn vào. Theo quan điểm truyền thống, thương hiệu được định nghĩa là “cái tên, gắn chặt với một hay nhiều thứ trong dây chuyền sản xuất sản phẩm, được sử dụng để nhận dạng nguồn gốc đặc tính của những thứ đó” (Kotler & Keller, 2006).

Theo Kapferer (2008), thương hiệu là dấu hiệu có chức năng phơi bày những chất lượng của sản phẩm được ẩn chứa bên trong không thể tiếp cận được.

Như vậy, thương hiệu theo quan điểm truyền thống được hiểu như một thành phần của sản phẩm và chức năng là dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan điểm này đã lỗi thời, chỉ phản ánh được một khía cạnh của thương hiệu là yếu tố hữu hình, được hiểu đồng

nghĩa với nhãn hiệu (Trade mark), do đó khơng giải thích được vai trị của thương hiệu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt.

Quan điểm tổng hợp:

Đến cuối thế kỷ 20, quan điểm về thương hiệu có nhiều thay đổi. Theo quan điểm tổng hợp, thương hiệu là tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý tính và cảm tính của sản phẩm, dịch vụ bao gồm tên sản phẩm/dịch vụ, nhãn hiệu, đặc tính sản phẩm/dịch vụ, tên cơng ty, biểu tượng, hình ảnh, khẩu hiệu, quảng cáo, các chương trình khuyến mãi... dần dần tạo dựng qua thời gian, gây ấn tượng và chiếm được một vị trí trong tâm trí khách hàng (Murphy, 1998).

Theo David Aaker, chuyên gia thương hiệu hàng đầu của Mỹ: Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm xúc, trực quan và độc quyền mà khách hàng liên tưởng khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty.

Theo Ambler & Style (1996), thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi. Như vậy các thành phần marketing hỗn hợp (4P - sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu.

Thương hiệu là một “con đường tắt” giúp các khách hàng tiềm năng nhanh chóng hiểu và sẵn sàng tin vào thứ mà doanh nghiệp đang bán. Theo đó, xây dựng thương hiệu hồn tồn khơng chỉ là đặt một cái tên, đăng ký sở hữu cái tên đó, mà là cả chặng đường dài để tạo được hình ảnh “rõ ràng và khác biệt” của riêng doanh nghiệp, để khách hàng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trong vô số hàng hóa cùng loại trên thị trường. Stephen King của Tập đoàn WPP từng phát biểu: “Sản phẩm là những gì sản xuất trong nhà máy, thương hiệu là những gì khách hàng mua. Sản phẩm có thể bị bắt chước bởi đối thủ cạnh tranh nhưng thương hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể nhanh chóng bị lạc hậu nhưng thương hiệu nếu thành cơng sẽ khơng bao giờ lạc hậu”.

Tóm lại, các quan điểm mới nhấn mạnh đến đặc tính vơ hình của thương hiệu – yếu tố quan trọng đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Theo đó thương hiệu có

ý nghĩa rộng hơn, khơng đơn thuần chỉ là dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà cao hơn đó là hình ảnh về hàng hóa hoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, gắn liền với uy tín, chất lượng hàng hóa, phong cách kinh doanh, phục vụ... của doanh nghiệp. Lúc này sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng.

Hai quan điểm về sản phẩm và thương hiệu được minh họa ở Hình 2.2 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm khôi phục giá trị thương hiệu ngân hàng TMCP đông á sau kiểm soát đặc biệt (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)