Bài học kinh nghiệm về rượu vang sủi bọt Champagne của Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu rượu vang đà lạt của công ty cổ phần thực phẩm lâm đồng tại TP HCM giai đoạn 2018 2022 (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

1.3. Những bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng thương hiệu rượu vang của một

1.3.1. Bài học kinh nghiệm về rượu vang sủi bọt Champagne của Pháp

Đây là một trong những ví dụ điển hình về bảo vệ tên nhãn hiệu Champagne của Pháp, nó giải thích cho những tình huống liên quan đến vấn đề như: “định vị địa lý”, “nguồn gốc xuất xứ”, vai trò của hiệp hội thương hiệu, việc gắn tem dán nhãn, cũng như phân loại rượu và bảo hộ,… cùng với các quan điểm và điều lệ hiện đại đối với thương hiệu của quốc gia Pháp từ nhãn hiệu Champagne.

Từ hàng thập kỷ qua, cụm từ Champagne được người tiêu dùng biết đến như là một “sản phẩm” rượu đơn thuần. Nhưng hiện nay, Champagne đã được quy định cụ thể và rõ ràng trong tất cả những hãng “rượu Champagne” ở trên thế giới, ngoại trừ tỉnh Champagne nước Pháp (chính xác hơn là vùng Champagne), những hãng này không được phép ghi cụm từ: “Champagne” ở trên sản phẩm của họ. Sản phẩm rượu vang sủi tăm này được tạo nên do phương pháp sản xuất lên men bổ sung từ

rượu vang nhằm tạo ra bọt khí CO2 đựng ở chai có nút bắc khi khui nắp tạo ra tiếng nổ “bốp” vui vẻ trong các bữa tiệc, sự kiện gây nên sự thích thú.

Tuy nhiên, nhãn hiệu Champagne tại một số nước như Tây Ban Nha, Ý, Chi Lê, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ,.. xuất hiện một cách phổ biến và rộng rãi từ những nhà sản xuất khác nhau trên thị trường. Chính điều này, gây ảnh hưởng tới thương hiệu rượu vang Champagne của Pháp.

Để tránh được việc sử dụng nhãn hiệu Champagne một cách tự do, cũng như bảo hộ cho thương hiệu Champage của Pháp thì Viện Quốc gia về Bảo hộ Xuất xứ (Institut National des Appellations d”Origin – INAO) được thành lập tại Pháp dưới sự quản lý của Bộ Nông Nghiệp Pháp với nhiệm vụ xác định “định vị địa lý”, “nguồn gốc xuất xứ” các sản phẩm trong nông nghiệp cụ thể như ranh giới vùng trồng nho để sản xuất ra rượu Champagne, và những cách thức sản xuất, chế biến mà ở đây là vấn đề lên men, chưng cất và ủ rượu. Các nhà sản xuất rượu phải đóng phí cho cơ quan này đồng thời phải thực hiện đúng những quy định và quy trình bắt buộc đối với sản xuất rượu vang sủi tăm gắn với thương hiệu Champagne.

Cùng với đó là sự kết hợp với cộng đồng châu âu đã đưa ra những phán quyết về nhãn hiệu Champagne, trên các sản phẩm của các nhà sản xuất rượu vang và vang sủi tăm nổi tiếng từ các nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Ý, Chi Lê, Mỹ đã không được phép sử dụng tên gọi Champagne nữa, đây là việc làm mang lại lợi thế rất lớn cho thương hiệu Champagne của nước Pháp cũng như việc bảo hộ cho thương hiệu này trên thị trường rượu vang ngày nay.

Bằng việc kết hợp với các cơ quan quản lý của nhà nước cũng như cộng đồng Châu Âu đã giúp cho thương hiệu rượu vang Champage của Pháp được bảo hộ, tránh việc sử dụng nhãn hiệu Champage một cách tự do gây nhầm lẫn cho khách hàng, từ đó gia tăng tới mức độ nhận biết thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu rượu vang đà lạt của công ty cổ phần thực phẩm lâm đồng tại TP HCM giai đoạn 2018 2022 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)