Năm động cơ chính của một chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NUTIFOOD , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 36)

1.2.4.1. Sản xuất

Sản xuất đề cập đến công suất chế tạo ra và dự trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Phƣơng tiện sản xuất bao gồm các nhà máy và kho chứa. Vấn đề cơ bản mà các nhà quản lý phải đối mặt khi đƣa ra quyết định sản xuất là làm cách nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt và hiệu quả sản xuất. Nếu các nhà máy và kho xây dựng dƣ thừa công suất, chúng sẽ rất linh hoạt đáp ứng mau chóng nhu cầu sản phẩm đa dạng. Các nhà máy là nơi mà tất cả hay hầu nhƣ tất cả công suất đang đƣợc sử dụng không đủ để đáp ứng dễ dàng những thay đổi về nhu cầu. Mặt khác, công suất tốn tiền và cơng suất dƣ thừa là cơng suất vơ ích khơng

14

Michael Hugos , 2010, Essentials of Supply chain management, [tr.55], NXB TH TP.HCM

15

Michael Hugos , 2010, Essentials of Supply chain management, [tr.30], NXB TH TP.HCM

1. Sản xuất

Sản xuất gì, bằng cách nào và khi nào

2. Lƣu kho

Sản xuất ra bao nhiêu và dự trữ bao nhiêu

4. Vận chuyển

Vận chuyển sản phẩm nhƣ thế nào, khi nào

3. Vị trí Nơi nào tốt nhất để thực hiện hoạt động gì 5. Thông tin Nền tảng để đƣa ra các quyết định

đƣợc sử dụng và không phát sinh lợi nhuận. Vì thế càng tồn tại nhiều cơng suất thừa, sản xuất càng kém hiệu quả.

* Các chiến lƣợc sản xuất:

Hầu hết các chiến lƣợc sản xuất chung là sản xuất theo kế hoạch, sản xuất theo đơn hàng là chính.

- Chiến lƣợc sản xuất theo kế hoạch (MTP- Make to plan) hay chiến lƣợc dữ trữ mang đặc điểm công nghiệp khai thác quy mơ kinh tế có đƣợc từ tổ chức sản xuất dài hạn. Tồn kho thành phẩm lớn đƣợc sản xuất trên dự đoán nhu cầu tƣơng lai của khách hàng. Yêu cầu hợp lý hỗ trợ MTP là sức chứa của kho để trữ thành phẩm và lọc ra danh sách sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lô hàng sản xuất để tồn kho thƣờng là số lƣợng nhỏ, tuy nhiên nhà kho vẫn đƣợc yêu cầu dự trữ tạm thời và danh mục sản phẩm chọn lọc.

- Chiến lƣợc sản xuất theo đơn hàng (BTO-Build to order): BTO là trƣờng hợp sản phẩm đƣợc tạo ra và cung ứng theo yêu cầu cụ thể của đơn hàng. Đây là trƣờng hợp một sản phẩm tạo ra dựa trên một đơn hàng cụ thể nhằm đáp ứng một loại yêu cầu riêng biệt do khách hàng đề ra. Cơng suất hợp lý có thể đƣợc u cầu để sản xuất dự trữ tạm thời và hầu hết các sản phẩm sản xuất dƣới chiến lƣợc này đều xuất trực tiếp cho khách hàng.

Các nhà máy có thể đƣợc xây dựng nhằm thích ứng với một trong hai phƣơng pháp sản xuất sau:

- Tâm điếm sản phẩm – Một nhà máy theo phƣơng pháp tâm điểm sản xuất thực hiện một loạt các động sản xuất khác nhau để tạo ra dòng sản phẩm định sẵn từ việc chế tạo các bộ phận sản phẩm khác cho đến việc lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.

- Tâm điểm chức năng - Phƣơng pháp chức năng tập trung vào việc thực hiện chỉ một vài hoạt động sản xuất nhƣ chỉ chế tạo một số bộ phận hay chỉ làm công đoạn lắp ráp. Các chức năng này có thể đƣợc áp dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Phƣơng pháp sản phẩm có xu hƣớng chuyên phát triển một loại sản phẩm với sự thành thạo một chức năng cá biệt nào đó. Phƣơng pháp chức năng chuyên

về các chức năng cụ thể thay vì chun về một sản phẩm sẵn có. Các cơng ty cần quyết định chọn phƣơng pháp nào hay kết hợp hai phƣơng pháp nhƣ thế nào để đủ công suất và chuyên môn cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

* Cũng nhƣ nhà máy có ba phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng cho kho hàng: - Lƣu kho theo đơn vị (SKU-Stock Keeping Unit)- Với cách tiếp cận truyền thống này, tất cả sản phẩm cùng loại đƣợc lƣu giữ chung. Đây là một cách lƣu trữ sản phẩm hiệu quả và dễ hiểu.

- Lƣu kho theo công năng (Gom hàng nhanh tại kho)- Theo phƣơng pháp này, tất cả sản phẩm khác nhau có liên quan đến nhu cầu của loại khách hàng nào đó hay liên quan đến nhu cầu một cơng việc cụ thể nào đó đƣợc lƣu trữ chung với nhau. Điều này cho phép lấy và đóng gói hiệu quả nhƣng thƣờng địi hỏi nhiều không gian lƣu trữ hơn so với phƣơng pháp lƣu kho theo đơn vị truyền thống.

- Lƣu kho chéo (Crossdocking) - Đây là phƣơng pháp do Wal-Mart đi tiên phong nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Theo phƣơng pháp này, ngƣời ta không thực sự lƣu trữ sản phẩm trong kho, thay vào đó các kho hàng đƣợc dùng để làm nơi chuyển tiếp hàng hóa nhận đƣợc từ các nhà cung cấp và đƣợc dỡ xuống theo khối lớn nhiều chủng loại sản phẩm. Những lơ hàng lớn này sau đó đƣợc chia thành những lô hàng nhỏ hơn. Những lô hàng nhỏ các sản phẩm khác nhau đƣợc sắp xếp lại theo nhu cầu hàng ngày và mau chóng đƣợc chất lên xe tải chở hàng để phân phối sản phẩm đến điểm giao hàng cuối cùng.

1.2.4.2. Hàng hóa lưu kho

Hàng lƣu kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên liệu đến bán thành phẩm đến thành phẩm đƣợc các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Một lần nữa, các giám đốc phải quyết định họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. Tồn trữ một lƣợng lớn hàng cho phép công ty hoặc toàn bộ chuồi cung ứng đáp ứng nhanh những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lƣu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt đƣợc tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt.

- Hàng tồn kho chu kỳ - Đây là lƣợng hàng tồn cần có để thõa mãn nhu cầu sản phẩm trong kỳ giữa các lần thu mua sản phẩm. Các công ty thƣờng sản xuất và thu mua các lô hàng lớn để đƣợc lợi từ mua sỉ. Tuy nhiên các lơ hàng lớn cũng có thể làm tăng chi phí trung chuyển. Chi phí trung chuyển gồm chi phí lƣu trữ, xử lý và bảo hiểm hàng tồn kho. Các nhà quản trị phải cân nhắc giữa giảm chí phí đặt hàng và giá rẻ hơn do mua lƣợng lớn sản phẩm với chí phí trung chuyển của chu kỳ hàng tồn tăng do mua hàng theo các lô hàng lớn.

- Hàng tồn kho an toàn - Hàng tồn kho đƣợc xem nhƣ là bộ phận giảm xóc chống lại bất ổn. Nếu có thể dự đốn nhu cầu chính xác thì chỉ cần có hàng tồn kho theo kiểu hàng tồn chu kỳ. Nhƣng vì dự đốn ln có mức bất ổn nhất định nên chúng ta luôn phải tồn kho thêm để dự phòng trƣờng hợp nhu cầu đột ngột tăng hơn dự đoán. Sự cân nhắc ở đây là lƣợng giá giữa chi phí trung chuyển của hàng tồn kho thêm với chi phí của doanh thu bị mất do không đủ hàng tồn kho.

- Hàng tồn thời vụ - đây là hàng tồn đƣợc dự trữ nhằm tiên liệu gia tăng nhu cầu tại những thời điểm nhất định trong năm. Ví dụ, dự đốn nhu cầu chống đơng sẽ tăng trong mùa đông. Nếu công ty sản xuất sản phẩm chống đơng có mức sản xuất cố định khó thay đổi sẽ cố sản xuất ổn định quanh năm và tồn trữ hàng trong những chu kỳ có nhu cầu thấp để bù cho những kỳ có nhu cầu cao hơn mức sản xuất của công ty. Phƣơng án thay thế cho việc tồn trữ hàng theo mùa là đầu tƣ vào các thiết bị sản xuất linh hoạt mà có thể nhanh chóng thay đổi tốc độ sản xuất các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Trong trƣờng hợp này, sự cân nhắc là giữa chi phí trung chuyển của hàng tồn kho theo mùa với chi phí của việc đầu tƣ để có thêm năng lực sản xuất linh hoạt.

1.2.4.3. Vị trí

Vị trí ở đây là khu vực địa lý đƣợc lựa chọn để đặt nhà máy hoặc kho của chuỗi cung ứng

Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phƣơng tiện trong chuỗi cung ứng. Nó cũng bao gồm các quyết định liên quan đến lĩnh vực hoạt động cần đƣợc thực hiện bởi từng phƣơng tiện. Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm

giảm đƣợc chi phí nhờ quy mơ và hiệu quả, hay giản hoạt động ra nhiều vị trí gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn.

Khi đƣa ra quyết định về vị trí, các nhà quản trị cần xem xét một loạt các nhân tố liên quan với một vị trí nào đó, bao gồm chi phí phƣơng tiện, chi phí nhân cơng, kỹ năng sẵn có của lực lƣợng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, sự gần gũi giữa các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định về vị trí có xu hƣớng là những quyết định mang tính chiến lƣợc vì chúng gắn chặt một lƣợng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn.

Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tính của chuỗi cung cấp. Sau khi xác định xong kích cỡ, số lƣơng và vị trí thiết bị, cũng cần quyết định các con đƣờng mà sản phẩm có thể đến với khách hàng cuối cùng. Các quyết định về vị trí cũng phản ảnh chiến lƣợc cơ bản của công ty trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trƣờng.

1.2.4.4. Vận chuyển

Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển là sự cân nhắc tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả đƣợc thể hiện qua việc chọn lựa cách thức vận chuyển. Các cách thức vận chuyển nhanh nhƣ máy bay thì rất nhanh chóng nhƣng cũng rất tốn kém. Các cách thức vận chuyển chuyển chậm hơn nhƣ tàu và xe lửa thì chi phí vừa phải nhƣng khơng đáp ứng nhanh. Vì chi phí vận chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng, nên các quyết định ở đây rất quan trọng.

Với các cách thức vận chuyển khác nhau và vị trí phƣơng tiện trong chuỗi cung ứng, các nhà quản trị cần lập ra lộ trình và mạng lƣới di chuyển sản phẩm. Lộ trình là lối đi mà qua đó sản phẩm vận động và mạng lƣới bao gồm việc thu thập các lối đi và các phƣơng tiện đƣợc kết nối bởi các lối đi đó. Nguyên tắc chung là giá trị sản phẩm càng cao (ví dụ nhƣ các thành phần điện tử hay dƣợc phẩm) mạng lƣới vận chuyển càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh và giá trị sản phẩm càng thấp (ví dụ nhƣ mặt hàng lớn nhƣ gạo và gỗ) mạng lƣới càng nhấn mạnh tính hiệu quả.

1.2.4.5. Thơng tin

Thơng tin là nền tảng đƣa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng. Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là dữ liệu chính xác, kịp lúc, và đầy đủ), từng cơng ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ. Đây cũng là xu hƣớng tối đa hóa tính lợi nhuận tồn bộ chuỗi cung ứng. Nhờ cách này thị trƣờng cổ phiếu hay các thị trƣờng tự do khác hoạt động và các chuỗi cung ứng có những động lực nhƣ các thị trƣờng.

Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào thông tin cũng đƣợc sử dụng vì hai mục đích:

- Phối hợp các hoạt động hàng ngày với chức năng của bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng: sản xuất, hàng tồn, vị trí và vận chuyển. Trong chuỗi cung ứng các công ty sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung và cầu sản phẩm để hàng tuần quyết định kế hoạch sản xuất, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và vị trí lƣu trữ.

- Tiên đốn và lập kế hoạch để tiên liệu và thỏa mãn nhu cầu tƣơng lai. Thơng tin sẵn có đƣợc dùng để tiên báo chiến thuật nhằm hƣớng dẫn quá trình lập kế hoạch sản xuất tháng và quý. Thông tin cũng đƣợc dừng để tiên báo chiến lƣợc để định hƣớng các quyết định về xây dựng các nhà máy mới, thâm nhập thị trƣờng mới hay rút lui khỏi thị trƣờng cũ.

Trong từng công ty sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả có liên hệ đến việc lƣợng giá các lợi ích mà thơng tin tốt có thể cung cấp so với chi phí để có đƣợc thơng tin. Thơng tin chính xác, dồi dào có thể giúp đƣa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả và tiên đốn tốt hơn những chi phí xây dựng và lắp đặt các hệ thống phân phối thơng tin cũng có thể rất cao.

Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh vớii tính hiệu quả mà các cơng ty thực hiện là một trong các quyết định về lƣợng thơng tin có thể chia sẻ với các công ty khác và lƣợng thơng tin phải giữ bí mật. Thơng tin về cung sản phẩm, cầu khách hàng, tiên báo thị trƣờng và kế hoạch sản xuất mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều, thì các cơng ty càng đáp ứng nhanh.

Tuy nhiên, công khai nhƣ thế nào là hợp lý là mối bận tâm của từng cơng ty vì e ngại thơng tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để đối phó. Điều này có thể gây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty.

1.2.5. Đo lƣờng hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng16

Chuỗi cung ứng luôn biến đổi và không ngừng điều chỉnh theo những thay đổi trong cung cầu sản phẩm. Nếu muốn chuỗi cung ứng đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, công ty phải theo dõi và kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng. Có 4 chỉ tiêu hiệu suất hoạt động cần phải xem xét đánh giá:

1.2.5.1. Đánh giá dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng đánh giá khả năng của chuỗi cung ứng, để đáp ứng những mong đợi nơi các khách hàng của nó. Tùy theo loại thị trƣờng đang phục vụ, khách hàng trong thị trƣờng đó sẽ có những mong đợi khác nhau về dịch vụ khách hàng. Các khách hàng trong một số thị trƣờng vừa mong đợi, và sẽ chi trả cho các mức nguồn sản phẩm cao và cách phân phối nhanh số lƣợng hàng mua nhỏ. Các khách hàng trong những thị trƣờng khác sẽ chấp nhận thời gian chờ đợi lâu hơn đối với sản phẩm, và họ sẽ mua với số lƣợng lớn. Cho dù thị trƣờng đang phục vụ bất cứ cái gì thì chuỗi cung ứng vẫn phải đáp ứng những mong đợi về dịch vụ khách hàng của những ngƣời trong thị trƣờng đó.

Tùy theo mục đích của cơng ty, các doanh nghiệp thƣờng sử dụng các tiêu chí nhƣ:

- Tỷ lệ hồn thành đơn hàng và tỷ lệ hồn tất đơn hàng cho dịng sản phẩm. - Tỷ lệ giao hàng đúng hạn.

- Tỉ lệ sản phẩm bị trả lại

1.2.5.2. Đánh giá hiệu suất nội bộ

Hiệu suất nội bộ phản ánh khả năng của một công ty hoặc một chuỗi cung ứng trong việc sử dụng tài sản của họ sao cho càng sinh lời càng tốt. Tài sản bao gồm bất cứ giá trị xác thực nào nhƣ nhà máy, thiết bị, hàng tồn kho, tiền mặt… Một số cách đánh giá phổ biến về hiệu suất nội bộ là giá trị hàng tồn kho, quay vòng hàng tồn kho, lợi nhuận, vòng quay của vốn…

- Giá trị hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho nên đƣợc đánh giá tại một thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NUTIFOOD , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 36)