3.1.1. Tình hình phát triển ngành titanium.
Quặng titanium được phân bố hầu hết ở các vùng ven biển Việt Nam. Vùng Đông Bắc và vùng ven biển Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa có chung đặc điểm là diện tích phân bố hạn chế nhưng hàm lượng titanium khá cao; Vùng Nghệ An – Hà Tĩnh có tiềm năng lớn, tổng trữ lượng hơn 5 triệu tấn; Vùng Quảng Bình – Quảng Trị các điểm quặng phân bố rải rác nhưng có nơi hàm lượng titanium đạt 928 kg/m3; Vùng ven biển từ Thừa Thiên Huế - Quảng Trị -
Bình Định – Phú Yên – Khánh Hịa có hàm lượng titanium thông thường trên 40 kg/m3 kèm
theo các nguyên tố đất hiếm; Vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận hiện đang khảo sát nhưng dự báo sơ bộ thì trữ lượng khoảng trên 5 triệu tấn quặng Ilmenit và zircon.
Ngành khai thác và chế biến titanium ở Việt Nam được hình thành gần 20 năm qua, đến nay ngoài 2 đơn vị ở Thái Nguyên, cả nước có khoảng 40 đơn vị đang khai thác, chế biến quặng titanium dọc bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tuy nhiên, cơng nghệ khai thác và chế biến titanium cịn ở giai đoạn sơ khai, chưa có cơng nghệ chế biến sâu nên giá trị gia tăng thấp, chủ yếu bán tinh quặng. Mức tiêu thụ titanium ở thị trường trong nước rất thấp (chủ yếu sử dụng cho que hàn bình quân 8.000 tấn ilmenit và 10.000 tấn rutil mỗi năm), phần còn lại chủ yếu xuất khẩu với sản lượng bình quân khoảng 200 nghìn tấn quặng mỗi năm. Năm 2007, Việt Nam là nước đứng thứ 9 (sau Mỹ và Ukraina) trong xuất khẩu quặng titanium (Ilmenit – FeTio3) trên thế giới (Bảng A.12, Phụ lục A).
Ngành khai thác titanium khởi đầu ở Bình Thuận từ năm 19917 nhưng được xem như có đóng
góp cho nền kinh tế từ năm 2003 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 33% . Tuy nhiên, giá trị đóng góp cho nền kinh tế không đáng kể, năm 2008 ngành này đóng góp chỉ khoảng 1% GDP của tỉnh. Theo khảo sát sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng trữ lượng titanium chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có thể lên đến 4 triệu tấn, cao nhất của cả nước và được phân bố hầu hết ở các khu vực khô hạn ven biển. Công tác quản lý cấp phép chưa chưa thống nhất giữa trung ương - địa phương và giữa các ngành kinh tế nên nhiều dự án khai thác titanium được cấp phép chồng lên các dự án kinh tế - xã hội khác đã được cấp phép trước đó, trong đó, phần lớn là chồng lấn lên các dự án đầu tư du lịch8. Ngành khai thác
titanium cũng đóng góp tạo việc làm cho gần 3.000 lao động ven biển của tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, do chủ yếu sản xuất tận thu, thiếu nhà máy chế biến sâu quặng titanium nên tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 85 – 90% lao động toàn ngành titanium.
3.1.2. Tình hình phát triển ngành du lịch.
Với thể chế chính trị xã hội ổn định, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế và khu vực. Nền kinh tế phát triển nhanh và liên tục trong nhiều năm qua dẫn đến nhu cầu du lịch của khách nội địa tăng mạnh. Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh thế giới và trong nước đang là ngành kinh tế đầy tiềm năng giúp phát triển kinh tế ổn định.
Ở Bình Thuận, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2005 đến năm 2009 đạt khoảng
17,6%/năm, trong đó năm 2009, ngành du lịch đóng góp 14,5% GDP (theo giá thực tế) của cả tỉnh. Số lượng khách nội địa và quốc tế tăng đều qua các năm, riêng năm 2010 khách quốc tế đến Bình Thuận chiếm 5% lượng khách đến Việt Nam và lượng khách nội địa chiếm hơn 8% lượng khách nội địa Việt Nam.
7
Theo số liệu thống kê tại Quy hoạch Phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titanium giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến
2025, từ năm 1989 – 1992, tỉnh Bình Thuận cấp phép khai thác cho 6 doanh nghiệp, chủ yếu khai thác tại khu vực Bàu Dịi, Sơn Mỹ, Tân Bình,
Tân Hải - huyện Hàm Tân.
8
Bình Thuận hiện có 5 khu vực đang khai thác titan có chồng lấn đất du lịch, gồm: 1. Sơn Mỹ (Hàm Tân) diện tích 116 ha nằm trong dự án du lịch Cảnh Viên; 2. Tân Hải (La Gi) và Tân Thành (Hàm Thuận Nam) diện tích 30,2 ha; 3. Kê Gà, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) diện tích 26,3 ha; 3. Thiện Ái, xã Hồng Phong và Hịa Thắng (Bắc Bình) tổng diện tích khoảng 78 ha; 5. khu vực dự án du lịch South Fork, Hịa Thắng (Bắc
Ngành du lịch là ngành có sức hút đầu tư mạnh nhất cả tỉnh. Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh đã cấp phép đầu tư cho trên 400 dự án du lịch với tổng vốn đăng ký trên 78.000 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng vốn đăng ký đầu tư từ các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có 126 dự án đã và đang hoạt động kinh doanh, chiếm 31,2% tổng số dự án đã được cấp phép đầu tư9. Số lượng khách sạn, resort phát triển với nhiều mô hình kinh doanh đa dạng. Với tốc độ
tăng trưởng khách quốc tế bình quân 15%/năm, khách nội định bình quân 11,2%, định hướng phát triển đến năm 202010, ngành du lịch Bình Thuận sẽ chuyên nghiệp hơn với nhiều điểm du
lịch biển có chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực.
Bảng 3-1.Khách du lịch đến Việt Nam và Bình Thuận từ 2005 – 2010 và dự báo đến 2020.
ĐVT: triệu lượt khách 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2020 Tăng bình quân 2006 - 2010 Tăng bình quân đến 2020
Khách quốc tế đến Việt Nam 3,47 3,58 4,17 4,25 3,77 5,00 7,6%
Trong đó: - Đến Bình Thuận 0,13 0,15 0,18 0,2 0,22 0,25 1,00 14,6% 15%
- Tỷ lệ (%) 3,75 4,19 4,32 4,71 5,84 5,00
Khách nội địa Việt Nam 16,4 17,5 19,2 20,0 25,0 28,0 11,3%
Trong đó: - Đến Bình Thuận 1,12 1,40 1,62 1,81 1,98 2,25 6,50 14,9% 11,20%
- Tỷ lệ (%) 6,83 8,00 8,44 9,05 7,92 8,04
Nguồn: Tổng Cục Thống kê và Cục Thống kê Bình Thuận (2010).