Bài phỏng vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 80 - 81)

Từ những năm 2000, UBND tỉnh Bình Thuận đã lập và phê duyệt quy hoạch phát triển CN khoáng sản titan- zircon tại Quyết định số 3894 QĐ/CT-UBBT ngày 9/9/ 2004. Quy hoạch này có bản đồ, tọa độ, vị trí cụ thể, đã khoanh định được 27 điểm mỏ, khống sản với diện tích gần 79 km2, tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo gần 4 triệu tấn.

Theo quy định của Luật Khống sản sửa đổi năm 2005, Bộ Cơng thương lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng sa khoáng titan-zircon và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007.Quy hoạch này khơng có bản đồ, tọa độ, vị trí cụ thể; các số liệu được lấy từ tài liệu quy hoạch của tỉnh phê duyệt năm 2004. Cả hai Báo cáo quy hoạch này hiện khơng cịn phù hợp. Bởi theo quy định của Luật Khoáng sản (sửa đổi), quy hoạch do địa phương lập và phê duyệt không phải là căn cứ để cấp Giấy Phép thăm dò, khai thác, chế biến. Còn quy hoạch do Bộ Cơng thương lập (được Chính phủ phê duyệt) lại khơng có bản đồ, vị trí, tọa độ cụ thể, nên cũng khơng có căn cứ để xác định khu vực nằm trong hoặc ngoài quy hoạch để Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh quản lý, cấp phép khai thác.

* Với quy hoạch như vậy, hoạt động thăm dị, khai thác titan trên địa bàn Bình Thuận được triển khai ra sao?

Tại Bình Thuận hiện có 6 đơn vị được Bộ Tài nguyên và Mơi trường cấp 7 Giấy phép thăm dị với tổng diện tích gần 1900 ha, trữ lượng theo đề án gần 4 triệu tấn nhưng chưa hoàn tất thủ tục để Bộ cấp phép khai thác. Hoạt động khai thác titan ở Bình Thuận bắt đầu từ những năm 1991 tại mỏ Chùm Găng (Hàm Thuận Nam) và mỏ Bàu Dịi (Hàm Tân), cơng nghệ khai thác là những máng gỗ, sau phát triển thành các vít xoắn. Những khu vực đã khai thác titan như Chùm Găng, Bàu Dòi đã bàn giao đất để phát triển du lịch, Bình Nhơn (Bắc Bình) được trồng cây dương đang phát triển tốt. Tổng diện tích đã khai thác khoảng 300 ha, sản lượng 700.000 tấn khoáng vật nặng (KVN). Các mỏ đang khai thác có tổng diện tích 600 ha, sản lượng khoảng 700.000 tấn KVN. Khai thác thu hồi được tiến hành tại Hòa Thắng (Bắc Bình), Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Sơn Mỹ (Hàm Tân); hiện tỉnh đã cấp phép khai thác cho 8 đơn vị. Khai thác cơng nghiệp được triển khai tại Gị Đình- La Gi, Suối Nhum (Hàm Thuận Nam)

* Việc tổ chức khai thác, chế biến titan trên địa bàn được đánh giá như thế nào, thưa ông?

được sự đồng tình của nhân dân, thường xảy ra khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, hoa màu, đường sá, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của công nhân khai thác titan chưa cao, thường chú trọng lợi nhuận, ít quan tâm tới môi trường. Môt số doanh nghiệp không trực tiếp khai thác mà khốn cho các tổ, các xí nghiệp khác làm, ăn chia theo sản phẩm nên dễ làm, khó bỏ, né tránh trách nhiệm BVMT. Hiện chưa có cơng trình nghiên cứu đánh giá nguy cơ, mức độ nguy hại của việc khai thác titan tới môi trường.Cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản thiếu và yếu, chưa đủ năng lực tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm. Hiện trên địa bàn tỉnh có 6 nhà máy tuyển tinh đang hoạt động, 2 phân xưởng nghiền zircon siêu mịn, 2 nhà máy tuyển tinh thuộc Cơng ty CP Sài gịn - Hàm Tân, Công ty CP Thương mại & Đầu tư Hợp Long.

* Nói rằng, thế mạnh về titan đang là thách thức lớn của Bình Thuận có đúng khơng? Tỉnh đề xuất hướng xử lý ra sao để việc quy hoạch, phát triển ngành CN titan hài hịa với cơng cuộc phát triển KT- XH của địa phương? Đề án điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng titan trong tầng cát đỏ hiện chiếm một diện tích lớn của tỉnh, tập trung tại các khu vực có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, làm cho nhiều dự án KT-XH của tỉnh như du lịch, điện gió khơng triển khai được.Cơng tác đầu tư chế biến sâu là vấn đề được tỉnh quan tâm nhưng hiện tại, vẫn chưa có Nhà máy chế biến sâu do việc chuyển giao cơng nghệ khó khăn; quy hoạch chế biến chưa hợp lý. Từ những khó khăn, trở ngại vừa nêu, chúng tôi cho rằng: Đối với diện tích nằm ngồi ranh giới điều tra khoáng sản titan trong tầng cát đỏ cần tổ chức thăm dò ngay nhằm xác định các diện tích khai thác hoặc khơng để tỉnh triển khai các dự án KT-XH khác. Đối với diện tích nằm trong ranh giới điều tra sa khống titan trong tầng cát đỏ đề nghị Bộ TN & MT chỉ đạo đấy nhanh tiến độ, sớm có kết luận cụ thể ở từng khu vực; nếu trữ lượng titan tại một số nơi có trữ lượng cần khai thác lâu dài đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có chủ trương và cơ chế đầu tư, đồng thời hỗ trợ kinh phí để tỉnh đầu tư phát triển các dự án KT-XH tại khu vực khác. Nơi nào trữ lượng thấp, khai thác không hiệu quả đề nghị sớm khoanh định cụ thể, bàn giao lại cho tỉnh để triển khai các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn.

Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)