Diễn biến của VNINDEX từ năm 2005– 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 29 - 30)

Nguồn: Sở GDCK TP Hồ Chí Minh

Như vậy, chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, sự bất ổn của thị trường chứng khoán, đã có những tác động đến kênh huy động vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra những bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả là sẽ tác động lên các kênh tín dụng của doanh nghiệp, bao gồm tín dụng ngân hàng (được phân tích chi tiết dưới đây) và cả kênh tín dụng thương mại.

Cùng với sự suy giảm của TTCK, cũng tại thời điểm khủng hoảng tài chính tồn

cầu 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam, sau 3 năm (2005 – 2006 – 2007) đạt mức tăng trưởng GDP mức trên 8% thì năm 2008 tăng trưởng GDP chỉ đạt 6.2%. Lạm phát tăng vọt (lên gần 20%) (hình 2.2). NHNN Việt Nam đã tiến hành cắt giảm cung tiền trong nền kinh tế, hay thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngồi việc tăng tỷ lệ dữ trự bắt buộc, NHNN Việt Nam đã phát hành trái phiếu bắt buộc 20,300 tỷ đồng (theo số liệu từ NHNN). Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu

liên tục được điều chỉnh tăng. Lãi suất cơ bản đã đỉnh điểm 14% vào thời điểm tháng 10/2008 (hình 2.3). Kéo theo đó, lãi suất huy động trên thị trường có thời điểm tăng vọt lên gần 20%, lãi suất cho vay có lúc đã lên tới 30% (theo báo cáo của NHNN), kéo mặt bằng lãi suất của nền kinh tế trung bình tăng mạnh so với mặt bằng các năm trước (hình 2.4 – theo số liệu của Ngân hàng thế giới (Worldbank)).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)