Kết quả hồi quy trên toàn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 52 - 57)

TcRec (1) TcPay (2) TcNet (3) BkLoan 0.0429*** 0.0823*** -0.0394** (t-Statistic) (3.0919) (7.8105) (-2.3436) PRE-2 -0.0331*** -0.0290*** -0.0041 (t-Statistic) (-3.4801) (-4.0120) (-0.3570) PRE-1 -0.0131** -0.0265*** 0.0135* (t-Statistic) (-1.9869) (-5.3130) (1.6900) Crisis -0.0241*** -0.0255*** 0.0013 (t-Statistic) (-4.4380) (-6.1671) (0.2032) POST-1 -0.0350*** -0.0203*** -0.0147** (t-Statistic) (-6.0592) (-4.6311) (-2.0969) POST-2 -0.0285*** -0.0104*** -0.0181*** (t-Statistic) (-5.4816) (-2.6277) (-2.8757) POST-3 -0.0219*** -0.0097** -0.0122** (t-Statistic) (-4.3567) (-2.5385) (-2.0035) POST-4 -0.0114** -0.0062* -0.0053 (t-Statistic) (-2.2957) (-1.6345) (-0.8698) POST-5 -0.0056 0.0031 -0.0086 (t-Statistic) (-1.1206) (0.8167) (-1.4364) Sale 0.1149** 0.0049 0.1100* (t-Statistic) (2.1160) (0.1197) (1.6707) CGS -0.0344 0.0195 -0.0539

(t-Statistic) (-0.5854) (0.4368) (-0.7567) Size -0.0243*** -0.0102*** -0.0141*** (t-Statistic) (-5.5492) (-3.0675) (-2.6558) Inventory -0.0983*** 0.0210 -0.1193*** (t-Statistic) (-5.3275) (1.4943) (-5.3313) Adj-R2 0.7194 0.6700 0.5634

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả hồi quy (thực hiện trên Eview)

Trong phương trình các khoản phải trả (TcPay), kết quả ở cột 2, bảng 4.7 cho

thấy, hệ số hồi quy của biến BkLoan mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở

mức 1% (βBkLoan=0.0823), điều này cho thấy một mối tương quan thuận chiều, có ý nghĩa thống kê giữa nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng và các khoản phải trả. Tức là, có sự gia tăng đồng thời giữa vay ngân hàng và vay từ các nhà cung cấp, đối tác và các doanh nghiệp khác. Như vậy, kết thực nghiệm đã không chỉ ra một mối quan hệ thay thế giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng (hay sự thay thế giữa vay vốn ngân hàng và khoản phải trả) trong trường hợp của Việt Nam. Kết quả này ngược với kết luận của Yang (2011) và Lin & Chou (2015) về mối quan hệ thay thế này.

Trong phương trình tín dụng thương mại rịng (TcNet), kết quả ở cột 3, bảng 4.7

cho thấy, hệ số hồi quy của biến BkLoan mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (βBkLoan=-0.0394). Sự gia tăng 1 đơn vị trong nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng, sẽ làm giảm 0.0394 đơn vị tín dụng thương mại rịng của doanh nghiệp.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

tồn tại tác động bổ sung trong trường hợp của Việt Nam. Trong khi đó, mối quan hệ thay thế giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng đã khơng tồn tại. Sự gia tăng trong nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng nguồn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khác (khoản phải thu tăng), cùng lúc đó, doanh nghiệp cũng gia tăng vay (mua chịu) từ các nhà cung cấp, đối tác và các doanh nghiệp khác.

Như đã trình bày, trong nghiên cứu này, nhằm phân loại các giai đoạn khác nhau trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các biến giả, đại diện cho các giai đoạn khác nhau. Crisis, đại diện cho giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính. PRE2, PRE1, đại diện cho giai đoạn trước khi khủng hoảng diễn ra. POST1, POST2, POST3, POST4, POST5 đại diện cho giai đoạn sau khi khủng hoảng diễn

ra. Từ kết quả trong bảng 4.7, các hệ số hồi quy của các biến giả được biểu diễn trên đồ thị hình 4.2. Trong hình 4.2, đường TcRec là đường biểu diễn các hệ số hồi quy của các biến giả trong phương trình các khoản phải thu TcRec. Đường TcPay

là đường biểu diễn các hệ số hồi quy của các biến giả trong phương trình các khoản phải trả TcPay. Đường TcNet là đường biểu diễn các hệ số hồi quy của các biến giả trong phương trình tín dụng thương mại rịng TcNet.

Hình 4.2: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (toàn bộ mẫu)

Nguồn: tác giả dựa trên kết quả hồi quy bảng 4.7

Đầu tiên, trong phương trình các khoản phải thu (TcRec), diễn biến của các hệ số hồi quy của các biến giả trong mơ hình được mơ tả ở hình 4.2, đường TcRec. Hệ số của biến giả Crisis đã giảm xuống mức -0.024 từ mức -0.013 (PRE-1) và đạt

và tăng trở lại lên mức -0.006 (POST-4). Điều này, hàm ý rằng, các cơng ty đã

giảm việc cung cấp tín dụng thương mại (giảm các khoản phải thu, hạn chế cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp khác) trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính và tăng dần mức cung tín dụng thương mại (tăng các khoản phải thu) sau cuộc khủng hoảng.

Tiếp theo, trong phương trình các khoản phải trả (TcPay), diễn biến của các hệ

số hồi quy của các biến giả trong mơ hình được mơ tả ở hình 4.2, đường TcPay. Hệ số hồi quy của các biến giả đã tăng từ -0.0265 (PRE-1) lên -0.025 (Crisis) trong

giai đoạn khủng hoảng và tiếp tục tăng lên 0.003 (POST-5) sau khủng hoảng. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã gia tăng sử dụng tín dụng thương mại (gia tăng các khoản phải trả, gia tăng việc vay mượn doanh nghiệp khác) trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính và tiếp tục gia tăng nhu cầu tín dụng thương mại (tăng các khoản phải trả) sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Cuối cùng, trong phương trình tín dụng thương mại rịng (TcNet), diễn biến của

các hệ số hồi quy của các biến giả trong mơ hình được mơ tả trong hình 4.2, đường

TcNet. Hệ số hồi quy của các biến giả đã giảm từ 0.013 (PRE-1) xuống 0.001

(Crisis) trong giai đoạn khủng hoảng và tăng trở lại sau đó.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Việt Nam cho thấy, các doanh

nghiệp đã giảm việc cung cấp tín dụng thương mại (giảm các khoản phải thu) và gia tăng nhu cầu sử dụng tín dụng thương mại (gia tăng các khoản phải trả) trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp tiếp tục gia tăng nhu cầu tín dụng thương mại (tăng các khoản phải trả), đồng thời cũng tăng dần mức cung tín dụng thương mại (tăng các khoản phải thu). Kết quả ở các biến giả phân tách các giai đoạn khác nhau trong mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng này là phù hợp với nghiên cứu của Lin & Chou (2015) trong trường hợp của Trung Quốc.

Hệ số hồi quy ở nhóm các kiểm sốt

trong cả 3 phương trình TcRec, TcPay và TcNet đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm (-), thể hiện mối quan hệ nghịch biến với tín dụng thương mại. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, sử dụng tín dụng thương mại nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mơ lớn trong trường hợp này. Kết quả này sẽ được tiếp tục thảo luận rõ hơn trong mục tiếp theo.

Biến doanh thu (Sale) kết quả trong bảng 4.7 cho thấy, hệ số hồi quy có ý nghĩa

thống kê 5% và 10% trong mơ hình TcRec và TcNet, mang dấu (+) thể hiện mối

quan hệ đồng biến với khoản phải thu. Các doanh nghiệp có doanh số bán hàng cao, đã mở rộng tín dụng thương mại (gia tăng bán chịu, tăng các khoản phải thu) cho các đối tác của công ty.

Biến hàng tồn kho (Inventory), kết quả trong bảng 4.7 cho thấy, hệ số hồi quy có

ý nghĩa thống kê đến 1% trong các mơ hình TcRec và TcNet, đồng thời mang dấu (-) thể hiện mối quan hệ nghịch biến với khoản phải thu và tín dụng thương mại rịng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có hàng tồn kho cao dẫn đến khoản phải thu thấp. Cùng lúc đó, mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê, nhưng hệ số của biến Inventory trong phương trình khoản phải trả (TcPay) mang dấu dương (+), cho thấy, các doanh nghiệp có hàng tồn kho cao đã gia tăng nhu cầu sử dụng tín dụng thương mại (tăng khoản phải trả).

Biến Giá vốn hàng bán (CGS): khơng có ý nghĩa thống kê trong các mơ hình. Tóm lại, ở nhóm các biến kiểm sốt, quy mơ doanh nghiệp, doanh số, hàng tồn kho

đã có những tác động lên đáng kể lên việc sử dụng tín dụng thương mại của các doanh nghiệp trong trường hợp của Việt Nam.

4.3.2. Doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ

Tiếp theo, để kiểm tra giả thuyết H2:

Giả thuyết H2: Suốt khủng hoảng tài chính, các cơng ty có quy mơ lớn giảm

nguồn cung của các khoản phải thu và sử dụng nhiều hơn các khoản phải trả so với các cơng ty có quy mơ nhỏ.

Tác giả thực hiện các phép hồi quy trên các mẫu nghiên cứu đã được phân chia theo quy mô (dựa trên điểm trung vị). Kết quả có 1030 quan sát thuộc nhóm doanh nghiệp có quy mơ lớn và 1029 quan sát thuộc nhóm quy mơ nhỏ. Bảng 4.8 trình bày kết quả hồi quy của 3 mơ hình tín dụng thương mại trên 2 mẫu con (TcRec – khoản phải thu (cột 1 và cột 4), TcPay – khoản phải trả (cột 2 và cột 5), TcNet – tín dụng thương mại rịng (cột 3 và cột 6) với biến tín dụng ngân hàng (BkLoan), các biến kiểm soát và các biến giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)