Kết quả hồi quy trên mẫu phân theo ngành sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 65)

Nhóm doanh nghiệp sản xuất (Manufacturing)

Nhóm doanh nghiệp phi sản xuất (Non-manufacturing)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) BkLoan 0.100*** 0.058*** 0.043* -0.040** 0.107*** -0.147*** (t-Statistic) (5.255) (4.349) (1.875) (-1.932) (6.282) (-5.719) PRE-2 -0.059*** -0.053*** -0.006 0.006 0.000 0.006 (t-Statistic) (-4.764) (-6.112) (-0.431) (0.393) (-0.039) (0.343) PRE-1 -0.022** -0.035*** 0.013 0.000 -0.018** 0.018 (t-Statistic) (-2.395) (-5.419) (1.155) (-0.021) (-2.420) (1.584) Crisis -0.022*** -0.033*** 0.011 -0.022*** -0.018*** -0.004 (t-Statistic) (-2.870) (-6.195) (1.209) (-2.857) (-2.912) (-0.380) POST-1 -0.033*** -0.030*** -0.003 -0.031*** -0.012* -0.020** (t-Statistic) (-4.028) (-5.183) (-0.356) (-3.917) (-1.758) (-2.000) POST-2 -0.034*** -0.018*** -0.016* -0.019*** -0.005 -0.014 (t-Statistic) (-4.650) (-3.564) (-1.825) (-2.592) (-0.758) (-1.592) POST-3 -0.024*** -0.015*** -0.009 -0.018** -0.005 -0.013 (t-Statistic) (-3.412) (-2.989) (-1.120) (-2.495) (-0.881) (-1.432) POST-4 -0.018** -0.007 -0.011 -0.003 -0.005 0.002 (t-Statistic) (-2.548) (-1.488) (-1.272) (-0.482) (-0.930) (0.226) POST-5 -0.008 0.008* -0.017** -0.002 -0.002 0.000 (t-Statistic) (-1.179) (1.744) (-2.011) (-0.250) (-0.334) (0.019) Sale 0.156** 0.053 0.103 0.037 -0.102 0.140 (t-Statistic) (2.2371) (1.0964) (1.2393) (0.4318) (-1.4434) (1.3042) CGS -0.035 -0.004 -0.031 0.027 0.115 -0.088 (t-Statistic) (-0.449) (-0.081) (-0.330) (0.300) (1.534) (-0.773) Size -0.034*** -0.019*** -0.015** -0.011* -0.002 -0.009 (t-Statistic) (-5.312) (-4.286) (-1.959) (-1.741) (-0.307) (-1.203) Inventory -0.086*** 0.035** -0.122*** -0.137*** 0.023 -0.161*** (t-Statistic) (-3.365) (1.981) (-3.986) (-5.008) (1.044) (-4.736) Adj-R2 0.690 0.419 0.566 0.751 0.750 0.567

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả hồi quy (thực hiện trên Eview)

Đối với các biến giả, hệ số hồi quy của các biến giả (bảng 4.10 và hình 4.7) cho

thấy, nguồn cung tín dụng thương mại (TcRec, TcNet) của các doanh nghiệp sản

xuất đã có sự sụt giảm trong giai đoạn trước, trong khủng hoảng và thậm chí là hai năm sau khủng hoảng. Sau đó, các doanh nghiệp này mở rộng nguồn cung tín dụng

thương mại trở lại ở các năm tiếp theo. Ngược lại, nhu cầu đối với tín dụng thương mại (TcPay) của nhóm doanh nghiệp sản xuất này luôn tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Hình 4.7: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu doanh nghiệp sản xuất)

Nguồn: tác giả dựa trên kết quả hồi quy bảng 4.10

Đối với nhóm các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành phi sản xuất

Đối với biến tín dụng ngân hàng (Bkloan), kết quả trong bảng 4.10, cột 4, 5, 6, hệ

số hồi quy của biến Bkloan trong các phương trình TcRec, TcPay và TcNet có ý

nghĩa thống kê ở mức từ 5% đến 1%. Hệ số hồi quy biến Bkloan ở phương trình TcRec và TcNet mang dấu dương (-), thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa nợ vay

ngân hàng và các khoản phải thu, cũng như tín dụng thương mại rịng. Hệ số hồi quy biến Bkloan ở phương trình TcPaymang dấu dương (+), thể hiện mối quan hệ

đồng biến giữa BkLoan và các khoản phải trả. Kết quả này, đã không chỉ ra một mối quan hệ thay thế/bổ sung giữa vốn vay ngân hàng và các khoản phải trả/ các khoản phải thu trong nhóm các cơng ty hoạt động trong nhóm ngành phi sản suất ở mẫu nghiên cứu tại Việt Nam.

Đối với các biến giả, hệ số hồi quy của các biến giả (bảng 4.10 và hình 4.8) cho

sản xuất đã có sự sụt giảm trong giai đoạn trước, trong khủng hoảng và kéo dài thêm 1 năm sau khủng hoảng. Sau đó, các doanh nghiệp này mở rộng nguồn cung tín dụng thương mại trở lại ở các năm tiếp theo. Ngược lại, nhu cầu đối với tín dụng thương mại (TcPay) của nhóm doanh nghiệp sản xuất này luôn tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Hình 4.8: Diễn biến hệ số hồi quy của các biến giả (mẫu doanh nghiệp phi sản xuất)

Nguồn: tác giả dựa trên kết quả hồi quy bảng 4.4

Tóm lại, sau khi phân chia thành 2 nhóm doanh nghiệp sản xuất và phi sản xuất

dựa trên ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả thực nghiệm tiếp tục chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ bổ sung giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại (các khoản phải thu) trong mẫu các doanh nghiệp (sản xuất và phi sản xuất) tại Việt Nam. Trong khi đó, mối quan hệ thay thế đã khơng tồn tại. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra, nguồn cung tín dụng thương mại (TcRec, TcNet) của các doanh nghiệp sản xuất cũng như phi sản xuất đã có sự sụt giảm trong giai đoạn trước, trong khủng hoảng và thậm chí là một đến hai năm sau khủng hoảng. Sau đó, các doanh nghiệp này mở rộng nguồn cung tín dụng thương mại trở lại ở các năm tiếp theo. Ngược lại, nhu cầu đối với tín dụng thương mại (TcPay) của nhóm doanh nghiệp sản xuất cũng như phi sản xuất luôn tăng trong suốt giai đoạn

nghiên cứu.

4.3.5. Bảng tổng kết kết quả hồi quy

Kết quả của các phép hồi quy được tổng hợp trong bảng 4.11. Theo đó, bảng 4.11 bao gồm kết quả được thực hiện trên tồn mẫu quan sát và trên các nhóm mẫu con được phân chia dựa trên quy mô công ty (firm size), bản chất công ty (corporate nature) và ngành nghề (industries) để xem xét mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Kết quả trong bảng 4.11 cho thấy (một cách tổng quan):

 Không tồn tại tác động thay thế giữa vốn vay ngắn hạn ngân hàng cho tín dụng thương mại trong nghiên cứu tại Việt Nam, có sự gia tăng đồng thời giữa vay ngân hàng và vay từ các nhà cung cấp, đối tác và các doanh nghiệp khác, tức là khơng có sự thay thế giữa vay vốn ngân hàng và khoản phải trả.

 Tồn tại tác động bổ sung giữa nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng và tín dụng thương mại trong nghiên cứu tại Việt Nam, sự gia tăng trong nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng nguồn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khác. Mối quan hệ bổ sung này đặt biệt còn được thể hiện ở nhóm các doanh nghiệp có quy mơ lớn, bản chất là doanh nghiệp có hàng hóa tư và thuộc nhóm các cơng ty sản xuất.

 Đa số các trường hợp, nguồn cung tín dụng thương mại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Tức là, có sự sụt giảm trong nguồn cung tín dụng thương mại trong giai đoạn khủng hoảng, kéo dài thêm 1 đến 2 năm sau khủng hoảng, sau đó gia tăng trở lại, ngoại trừ các cơng ty thuộc nhóm có hàng hóa cơng.

 Cũng ngồi trừ các doanh nghiệp có hàng hóa cơng, và các doanh nghiệp lớn, còn đa số các trường hợp còn lại, các doanh nghiệp trong mẫu quan sát tại Việt Nam khá “khát” nguồn cầu tín dụng thương mại. Nhu cần tín dụng thương mại ln có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả hồi quy các mơ hình trên các mẫu

Tồn bộ mẫu NC

Quy mơ Bản chất hàng hóa Ngành nghề

DN lớn DN nhỏ Cơng ích DN tư nhân Sản xuất Phi sản xuất

Tác động thay thế

(substitution) Không Không Không Không Không Không Khơng

Tác động bổ sung

(complementary) Có Có Khơng Khơng Có Có Khơng

Cung tín dụng thương mại

a) Giai đoạn khủng hoảng Giảm Giảm Giảm Tăng Giảm Giảm Giảm

b) Giai đoạn sau khủng

hoảng (1-2 năm) Giảm Giảm Giảm Tăng Giảm Giảm Giảm

c) Giai đoạn sau khủng

hoảng (hơn 2 năm) Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng

Cầu tín dụng thương mại

a) Giai đoạn khủng hoảng Tăng Giảm nhẹ Tăng Ít thay đổi Tăng Tăng Tăng

b) Giai đoạn sau khủng

5. KẾT LUẬN

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài

Đã hơn 65 năm kể từ ngày ra đời của ngành ngân hàng Việt Nam từ năm 1951. Đã hơn 30 năm kể kể từ khi Việt Nam quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986. Đã hơn 15 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán từ năm 2000. Cùng với lịch sử đó, là sự ra đời của các doanh nghiệp, sự gia tăng của hoạt động IPO, cổ phần hóa, niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn. Cùng với lịch sử đó, là sự phát triển của hệ thống ngân hàng – nguồn cung cấp hệ thống tín dụng ngân hàng cho hệ thống doanh nghiệp. Tuy vậy, tại Việt Nam, vấn đề tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng của các DN là rất khó khăn. Gần đây, tín dụng thương mại đóng vai trị như một nguồn tài trợ khơng chính thức trong các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi nhận được nhiều sự chú ý. Tuy vậy, có rất ít những nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam xem xét về vai trị của tín dụng thương mại hoặc mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại được thực hiện hoặc ít được cơng bố. Ngồi ra, Việt Nam, chịu tác động nhất định của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 – 2009. Sự suy giảm của TTCK, sự gia tăng trong lạm phát, kéo theo chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất trong nền kinh tế gia tăng điều này sẽ có tác động trực tiếp đến kênh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp. Các lập luận lên đã chỉ ra, Việt Nam là một tình huống thú vị để thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.

Đề tài đã xây dựng một mẫu nghiên cứu bao gồm 63 cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HSX) trong giai đoạn 9 năm từ 2006 đến 2014, dữ liệu được thu thập theo tần suất q. Mơ hình sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng (pannel data) để hồi quy các hệ số. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các biến giả (0;1) để phân loại các giai đoạn khác nhau trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Các giai đoạn bao gồm, giai đoạn trước khủng hoảng tài chính tồn cầu, giai đoạn xảy ra cuộc

khủng hoảng và giai đoạn sau khủng hoảng. Đề tài đã được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra tín dụng thương mại và tín dụng ngân

hàng tồn tại tác động bổ sung trong trường hợp của Việt Nam. Trong khi đó, mối quan hệ thay thế giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng đã khơng tồn tại. Sự gia tăng trong nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng nguồn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khác (khoản phải thu tăng), cùng lúc đó, doanh nghiệp cũng gia tăng vay (mua chịu) từ các nhà cung cấp, đối tác và các doanh nghiệp khác.

Thứ hai, các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu tại Việt Nam đã giảm việc

cung cấp tín dụng thương mại (giảm các khoản phải thu) và gia tăng nhu cầu sử dụng tín dụng thương mại (gia tăng các khoản phải trả) trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp tiếp tục gia tăng nhu cầu tín dụng thương mại (tăng các khoản phải trả), đồng thời cũng tăng dần mức cung tín dụng thương mại (tăng các khoản phải thu).

Thứ ba, sau khi phân chia thành 2 nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ

dựa trên quy mô, kết quả thực nghiệm tiếp tục chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ bổ sung giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại trong mẫu các doanh nghiệp (lớn và nhỏ) tại Việt Nam. Ngoài ra, khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, cả DN lớn và DN nhỏ đều thu hẹp (giảm) quy mô của nguồn cung các khoản phải thu và xu hướng giảm này còn kéo dài thêm 1-2 năm sau khủng hoảng. Ngược lại, đối với các khoản phải trả, các DN lớn tiếp tục hạn chế sử dụng (giảm), trong khi các DN nhỏ gia tăng nhu cầu đối với các khoản phải trả tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Thứ tư, sau khi phân chia thành 2 nhóm doanh nghiệp có hàng hóa cơng và

nhóm doanh nghiệp có hàng hóa tư dựa trên bản chất hàn hóa của doanh nghiệp, kết quả thực nghiệm tiếp tục chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ bổ sung giữa tín dụng

ngân hàng và tín dụng thương mại (các khoản phải thu) trong mẫu các doanh nghiệp (hàng hóa cơng và hàng hóa tư) tại Việt Nam. Trong khi đó, mối quan hệ thay thế đã khơng tồn tại. Ngồi ra, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra, nguồn cung tín dụng thương mại của các doanh nghiệp có hàng hóa cơng tại Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính (ln tăng trong suốt giai đoạn quan sát) và nhu cầu về tín dụng thương mại ít có sự thay đổi. Ngược lại, ở nhóm các doanh nghiệp có hàng hóa tư ln “khát” nhu cầu tín dụng thương mại và nguồn cung tín dụng thương mại, bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính (giảm trước và trong cuộc khủng hoảng sau đó gia tăng trở lại)

Thứ năm, sau khi phân chia thành 2 nhóm doanh nghiệp sản xuất và phi sản

xuất dựa trên ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả thực nghiệm tiếp tục chỉ ra sự tồn tại mối quan hệ bổ sung giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại (các khoản phải thu) trong mẫu các doanh nghiệp (sản xuất và phi sản xuất) tại Việt Nam. Trong khi đó, mối quan hệ thay thế đã khơng tồn tại. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra, nguồn cung tín dụng thương mại (TcRec, TcNet) của các doanh nghiệp sản xuất cũng như phi sản xuất đã có sự sụt giảm trong giai đoạn trước, trong khủng hoảng và thậm chí là một đến hai năm sau khủng hoảng. Sau đó, các doanh nghiệp này mở rộng nguồn cung tín dụng thương mại trở lại ở các năm tiếp theo. Ngược lại, nhu cầu đối với tín dụng thương mại (TcPay) của nhóm doanh nghiệp sản xuất cũng như phi sản xuất luôn tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Tóm lại, trong trường hợp của Việt Nam, chỉ tồn tại tác động bổ sung giữa nguồn vốn vay ngắn hạn của ngân hàng và tín dụng thương mại và tác động thay thế thì khơng tồn tại. Mối quan hệ bổ sung này đặt biệt còn được thể hiện ở nhóm các doanh nghiệp có quy mơ lớn, bản chất là doanh nghiệp có hàng hóa tư và thuộc nhóm các cơng ty sản xuất. Đối với cuộc khủng hoảng tài chính, đa số các trường hợp, nguồn cung tín dụng thương mại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài

chính. Tức là, có sự sụt giảm trong nguồn cung tín dụng thương mại trong giai đoạn khủng hoảng, kéo dài thêm 1 đến 2 năm sau khủng hoảng, sau đó gia tăng trở lại, ngoại trừ các cơng ty thuộc nhóm có hàng hóa cơng. Cũng ngồi trừ các cơng ty có hàng hóa cơng, và các doanh nghiệp lớn, cịn đa số các trường hợp còn lại, các doanh nghiệp trong mẫu quan sát tại Việt Nam khá “khát” nguồn cầu tín dụng thương mại. Nhu cần tín dụng thương mại ln có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

5.2. Hạn chế của nghiên cứu

Hạn chế về mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng bị tác động như thế nào bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009. Đồng thời, nhằm đáp ứng tiêu chí về chuỗi thời gian trong cấu trúc dữ liệu bảng. Do đó, với mẫu nghiên cứu chỉ với 63 cơng ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HSX). Tần suất dữ liệu theo quý, trong thời kỳ quan sát kéo dài 9 năm trong giai đoạn từ 2006 đến 2014 (36 quý). Mặc dù, dữ liệu được tiếp cận từ nguồn Bloomberg Terminal (hệ thống cung cấp dữ liệu tài chính của Bloomberg L.P). Sau đó tác giả cũng đã kiểm tra lại với các Báo cáo tài chính được các cơng ty cơng bố. Tuy nhiên, việc quản lý việc công bố thơng tin cịn yếu kém nên các dữ liệu công bố của doanh nghiệp chưa thực sự theo một chuẩn mực và đầy đủ dẫn đến việc thu thập dữ liệu tại Việt Nam rất khó khăn và khơng thể mở rộng nghiên cứu.

Ngoài ra, theo quy định của sở giao dịch, các báo cáo tài chính kết thúc năm và báo cáo 6 tháng của doanh nghiệp là báo cáo đã được kiểm toán và báo cáo đã được soát xét. Trong khi đó, nghiên cứu tiếp cận dữ liệu theo tần suất quý, do vậy, sẽ có một số quý (quý 1 và quý 3) là các dữ liệu khơng phải là sốt xét hoặc kiểm toán, nên mức độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế.

Mặc dù, việc phân chia ngành nghề của các doanh nghiệp trong mẫu quan sát tác

giả dựa theo chuẩn phân ngành phổ biến là ICB (Industry Classification Benchmark). Và việc sắp xếp các doanh nghiệp niêm yết riêng lẻ vào các nhóm phân ngành cụ thể, tác giả tham khảo từ một số nguồn: Stockbiz (Stockbiz Investment Ltd); StoxPlus và website: http://www.cophieu68.vn/ thuộc Công Ty

Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Cây Cầu Vàng. Tuy vậy, đặc thù của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)