Các đặc tính của Vốn tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định vai trò trung gian của sự gắn kết với công việc trong mối quan hệ của vốn tâm lý và cam kết tổ chức tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.2.3. Các đặc tính của Vốn tâm lý

Vốn tâm lý vƣợt xa vốn con ngƣời (human capital). Vốn tâm lý không chỉ là kiến thức, kỹ năng và khả năng r ràng mà có thể đƣợc xây dựng thông qua các chƣơng trình giáo dục và đào tạo, hoặc thậm chí thơng qua kinh nghiệm thực tế. Vốn tâm lý không tƣơng đƣơng với kiến thức ngầm ẩn của tổ chức mà các nhà quản lý và nhân viên xây dựng theo thời gian thông qua việc dành thời gian đắm mình vào các quá trình xã hội hóa (Hitt và Ireland, 2002; Hitt và cộng sự, 2001). Nói cách khác, vốn tâm lý khơng chỉ đơn giản là hiểu biết của một con ngƣời.

Vốn tâm lý vƣợt xa vốn xã hội (social capital). Vốn tâm lý đem tới các cơ hội mới hơn và thú vị hơn những gì mà các mối quan hệ xã hội và mạng lƣới quan hệ giữa các cá nhân, các phòng ban và tổ chức đem lại (Adler và Kwon, 2002; Coleman, 1988). Nói cách khác, vốn tâm lý không chỉ là một nhóm lợi ích hoặc những mối quan hệ có ích.

Vốn tâm lý mang tính chất tích cực. Tâm lý học tích cực đã làm dấy lên một sự thay đổi mơ hình nghiên cứu, đem lĩnh vực này ra khỏi sự tiêu cực về các bệnh lý học trong các ấn phẩm, từ điển và hệ thống phân loại của các nhà tâm lý học lâm sàng. Tƣơng tự nhƣ vậy, vốn tâm lý cung cấp cho các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà nghiên cứu quản lý nhân sự và hành vi tổ chức một cách nhìn nhận tích cực mới, tránh xa sự ảm đạm không cần thiết khi tập trung vào các nhân viên kém năng lực hay có hành vi khơng đúng chuẩn mực tại nơi làm việc, những ngƣời lãnh đạo kém cỏi, căng thẳng và gây xung đột, các hành vi thiếu đạo đức, cấu trúc tổ chức và văn hoá phản tác dụng. Mặc dù đây là những con đƣờng quan trọng để nghiên cứu và thực hành, nhƣng cố gắng khắc phục những vấn đề và điểm yếu này khơng có ích trong việc tận dụng tiềm năng của con ngƣời.

Vốn tâm lý khai thác các góc nhìn độc đáo. Vốn tâm lý mở rộng tầm nhìn của hành vi tổ chức vƣợt ra khỏi các cấu trúc truyền thống nhƣ động lực, mục tiêu, trao quyền, tham gia, xây dựng nhóm và văn hố tổ chức (Locke, 2000). Những cấu trúc này có thể mang ý nghĩa tích cực, nhƣng hầu hết trong số chúng đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi, và một số nhà phê bình cho rằng các cấu trúc cổ điển này vẫn khơng thay đổi (ví dụ nhƣ Steers, 2001). Vốn tâm lý khơng mang cấu trúc nghịch; không đƣợc hiểu nhƣ phần ngƣợc lại của các lý thuyết liên quan đến tâm lý học tiêu cực. Nói cách khác, khơng thể giả thiết rằng các cấu trúc tích cực và tiêu cực là hai cực âm dƣơng của cùng một vấn đề (Peterson và Chang, 2002). Vốn tâm lý là một quan điểm mới chỉ có thể nắm bắt đƣợc và ứng dụng thơng qua những mơ hình lý thuyết, khái niệm, phƣơng pháp đo lƣờng mới. Rõ ràng, khi kiến thức về vốn tâm lý đƣợc sử dụng nhiều theo thời gian, sự độc đáo này s khơng cịn là một tính chất cơ bản của nó.

Vốn tâm lý đƣợc phát triển dựa trên lý thuyết và nghiên cứu, là một nỗ lực khoa học đƣợc xây dựng trên các hệ thống lý thuyết đƣợc công nhận rộng rãi nhƣ lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura, 1986) và lý thuyết hy vọng (Snyder, 2000). Vốn tâm lý sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và lập luận suy luận để tạo cơ sở lý luận vững chắc cho việc lý giải các tác động của vốn tâm lý đối với việc phát triển nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động trong các tổ chức. Mỗi cấu trúc trong vốn tâm lý đều phổ biến trong tâm lý học và đƣợc nghiên cứu nhiều, nhƣng chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi tại các tổ chức, và cũng chƣa đƣợc kết hợp với nhau để tạo thành một cấu trúc cốt lõi bậc cao hơn nhƣ vốn tâm lý.

Vốn tâm lý có thể đƣợc đo lƣờng. Trong vài thập kỉ nay, đã xuất hiện một xu hƣớng mới trong nghiên cứu quản lý về định lƣợng lợi tức đầu tƣ nguồn nhân lực (Cascio, 1991; Cascio và Ramos, 1986, Hunter and Schmidt, 1983; Huselid, 1995; Kravetz, 2004). Trong khi nhiều sản phẩm khi đƣợc thƣơng mại hóa chƣa có nghiên cứu dự phịng hoặc phân tích định lƣợng có ý nghĩa, đã xuất hiện các nghiên cứu hợp lý và đáng tin cậy đánh giá toàn diện các thành phần của Vốn tâm lý (Lopez và Snyder, 2003). Trong đó, Parker (1998) giải thích rất rõ về Sự tự tin (Efficacy),

Snyder và cộng sự (1996) đóng góp vào thang đo của nhân tố Hy vọng (Hope), thang đo Tính kiên trì (Resilience) của Wagnild và Young (1993), và bảng câu hỏi lạc quan của Scheier và Carver (1985). Từ những nghiên cứu trên, Luthans đã phát triển một bảng câu hỏi Vốn tâm lý (PCQ) gồm 24 mục nhỏ, s đƣợc trình bày trong chƣơng 3. o đó, các cấu trúc của vốn tâm lý khơng chỉ dựa trên lý thuyết mà cịn đƣợc phân tích và đánh giá qua các khảo sát thực nghiệm, từ đó chứng minh độ tin cậy và tính hợp lý của cấu trúc (Luthans và cộng sự, 2006b).

Vốn tâm lý đƣợc xây dựng trên trạng thái tâm lý của con ngƣời và do đó đƣợc nghiên cứu theo hƣớng mở. Nhiều đặc điểm tính cách đã đƣợc chứng minh là có liên quan đến hiệu suất tại nơi làm việc, bao gồm thang đo tính cách ig Five (Buckingham và Clifton, 2001, Buckingham và Coffman, 1999), khả năng nhận thức về tinh thần (Schmidt và Hunter, 2000) và trí thơng minh tình cảm (Goleman, 1998). Mặt khác, vốn tâm lý là một tập hợp các trạng thái có thể dễ dàng thay đổi hoặc phát triển, đã đƣợc chứng minh là có sự gia tăng đáng kể thơng qua các biện pháp kích thích tƣơng đối ngắn (từ 1-3 giờ) (Luthans và cộng sự, 2006a).

Hình 2.1. Thang đo tính cách ig Five – một hƣớng nghiên cứu của Vốn tâm lý

Nguồn lực tâm lý tác động đến hiệu quả công việc. Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nguồn lực tâm lý có liên quan đáng kể đến hiệu suất của nhân viên tại

Tính cách Sẵn sàng trải nghiệm Tận tâm Hƣớng ngoại ễ chịu Tâm lý bất ổn

nơi làm việc, cả khi xét các cấu trúc bậc 2 riêng lẻ (sự tự tin, hy vọng, sự lạc quan và tính kiên trì) hoặc xét trên cấu trúc nguồn lực tâm lý tổng thể (Luthans và cộng sự, 2005, 2006b, Youssef, 2004). Mối quan hệ này đã đƣợc chứng minh cơng dụng đóng góp một cách đáng kể cho tổ chức (Luthans và cộng sự, 2006a, 2007). Nhƣ vậy, nguồn lực tâm lý trở thành một sự đầu tƣ có ý nghĩa và hợp lý đối với hiệu suất thực tế của tổ chức, góp phần duy trì lợi thế cạnh tranh. Tác động của hiệu suất này khiến nguồn lực tâm lý nổi bật và đƣợc quan tâm hơn so với một số khái niệm tâm lý tích cực nhƣng khơng có sự nghiên cứu mở rộng và kết hợp (Peterson và Seligman, 2004, Snyder và Lopez, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định vai trò trung gian của sự gắn kết với công việc trong mối quan hệ của vốn tâm lý và cam kết tổ chức tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)