Sự gắn kết với công việc (Work Engagement)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định vai trò trung gian của sự gắn kết với công việc trong mối quan hệ của vốn tâm lý và cam kết tổ chức tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM (Trang 28 - 30)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.3. Sự gắn kết với công việc (Work Engagement)

Sự gắn kết với công việc đƣợc hiểu nhƣ là một trạng thái tâm lý tích cực, hồn thiện của một ngƣời nhân viên trong quá trình làm việc. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc chống lại tâm lý chán nản muốn bỏ cuộc. Các nhân viên có mức độ gắn kết cao thƣờng làm việc với một nguồn năng lƣợng dồi dào và nhiệt tình tham gia vào các vấn đề liên quan đến công việc (Bakker, Schaufeli, Leiter, & Taris, 2008). Hầu hết các học giả đồng ý rằng sự gắn kết đƣợc nhìn nhận dƣới hai góc độ chính: phƣơng diện về sự nỗ lực (Energy imension) và phƣơng diện về sự xác định gắn kết (Identification Dimension).

Ở luận văn này, tác giả xác định gắn kết làm việc nhƣ là một khái niệm động cơ thúc đẩy. Khi có sự gắn kết với công việc, nhân viên cảm thấy cần thiết phải phấn đấu đạt để đƣợc những mục tiêu đầy thách thức. Họ muốn thành công. Sự gắn kết với công việc vƣợt xa hơn các suy nghĩ giải quyết tình huống tức thời; nhân viên đề cao sự cam kết cá nhân để đạt tiến xa hơn trong công việc. Hơn nữa, gắn kết làm việc phản ánh nguồn năng lƣợng mạnh m và sự cống hiến cá nhân mà ngƣời nhân viên mang đến nơi làm việc (Bakker & Leiter, 2010). Những nhân viên này khơng chỉ có thái độ hăng hái mà cịn đóng góp tồn bộ năng lƣợng họ có cho cơng việc mà khơng có ý định giữ lại để dành cho một mục đích nào khác.

Ngồi ra, gắn kết làm việc phản ánh sự tham gia tích cực vào cơng việc. Ngƣời lao động có sự gắn kết thƣờng có xu hƣớng xem xét các chi tiết quan trọng

dẫn dắt họ tìm hiểu bản chất của những vấn đề thách thức. Điều này mang đến sự hấp dẫn trong công việc của họ, khiến họ bị cuốn theo công việc và không dành quá nhiều thời gian cho những cảm xúc tiêu cực (Bakker & Leiter, 2010).

Sự gắn kết cũng liên quan đến tính thách thức của cơng việc. Những cơng việc mang tính chất thách thức cao tạo cơ hội cho nhân viên đem tất cả sức lực của họ phát triển năng lực giải quyết vấn đề, cũng nhƣ khả năng kết nối với đồng nghiệp và các mối quan hệ khác trong công việc (Bakker & Leiter, 2010).

Mơ hình tài ngun nhu cầu cơng việc (Job-Demand Resources) của Bakker và emerouti (2007, 2008) đề xuất rằng các nguồn lực công việc nhƣ các vốn tâm lý cá nhân s cải thiện sự gắn kết của nhân viên và tích cực ảnh hƣởng đến kết quả cơng việc. Kể từ đó, trong khoa học quản lý, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý cá nhân với sự gắn kết công việc và các kết quả liên quan đến công việc trở thành một vấn đề nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do đó, giả thuyết sau đƣợc đặt ra:

Giả thuyết H3. Sự gắn kết với cơng việc tác động tích cực lên Cam kết tổ chức

Vốn tâm lý và sự gắn kết trong công việc đã đƣợc xem xét trong một số nghiên cứu, ví dụ nhƣ các bài báo của Karatepe và Olugbade (2009), Karatepe và cộng sự (2006) áp dụng trong ngành nhà hàng khách sạn nhằm giải thích một số khía cạnh của các yếu tố tâm lý cá nhân, sự gắn kết công việc và các thành quả liên quan đến công việc (Karatepe, 2014). Những nghiên cứu này góp phần phân tích các nhân tố hy vọng (hope), khả năng cạnh tranh (trait competitiveness) và/hoặc sự tự tin vào bản thân (self efficacy). Tuy nhiên, vẫn cịn ít bài báo đem đến một cái nhìn tồn diện về mối quan hệ giữa vốn tâm lý và sự gắn kết tổ chức xét dƣới tác động trung gian của sự gắn kết công việc.

Ở Việt Nam, vốn tâm lý chƣa đƣợc đƣa vào một bài báo nào hoàn chỉnh, đặc biệt chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ trên 4 khía cạnh: Sự tự tin, Sự hy vọng, Sự lạc quan, Tính kiên trì. Trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam, Đỗ Thụy Lan Hƣơng (2009) trong bài viết về “Ảnh hƣởng của văn hóa cơng ty đến sự cam kết gắn bó với

tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở TP. HCM” hay Trần Thị Kim Dung (2008) với chủ đề “Ảnh hƣởng của văn hóa tổ chức và phong cách lãnh đạo đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành của họ đối với tổ chức” tập trung nghiên cứu nhân tố Cam kết tổ chức xét dƣới sự ảnh hƣởng của nhân tố văn hóa cơng ty, văn hóa tổ chức. Phong cách lãnh đạo cũng là một nhân tố thƣờng gặp trong phân tích lý giải về mức độ Cam kết tổ chức của nhân viên. Tuy nhiên, vốn tâm lý chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu tại Việt Nam, cũng nhƣ khu vực Đơng Nam Á nói chung. o đó, việc nghiên cứu tồn diện các cấu trúc liên quan đến vốn tâm lý cá nhân, sự gắn kết của công việc và sự gắn kết tổ chức tạo nên tính độc đáo và tầm quan trọng của nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định vai trò trung gian của sự gắn kết với công việc trong mối quan hệ của vốn tâm lý và cam kết tổ chức tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)