CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý thuyết:
2.1.5 Mối quan hệ giữa sự hài lòng đối với công việc với đặc điểm cá nhân
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố cá nhân cũng đã ảnh hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc của người lao động. Các nhân tố đó bao gồm: Giới tính, độ tuổi, trình độ, thâm niên công tác,… Cụ thể:
o Giới tính: Theo Murray và Atkinson (1981) điều tra về giới tính ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lịng đối với cơng việc, phản ánh rằng phái nữ chú trọng hơn đến các yếu tố xã hội, trong khi nam giới coi trọng về lương, thăng tiến và các khía cạnh bên ngồi khác. Tương tự, kết quả nghiên cứu Robbins và cộng sự (2003) chỉ ra rằng đa số phái nữ cảm thấy hài lịng với cơng việc của họ.
o Trình độ: Tom (2007), nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc của
Hoa Kỳ cho rằng nhóm lao động khơng có kỹ năng thì mức độ thỏa mãn thấp hơn nhiều so với nhóm lao động khơng có kỹ năng (33,6%-55,8%)
o Thâm niên, độ tuổi: đây là hai yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc. Robbins và cộng sự (2003) cho rằng thời gian làm việc và sự hài lịng có mối quan hệ với nhau. Đồng thời, Robbins cũng cho rằng có mối quan hệ giữa tuổi tác và sự hài lòng đối với công việc.
o Thu nhập: là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng
việc. Thu nhập của người lao động bao gồm: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích động viên người lao động hăng hái, tích cực, sáng tạo trong công việc và trung thành với doanh nghiệp (Trần Kim Dung, 2010 trang 276).
Như vậy, việc nghiên cứu đặc điểm cá nhân có liên quan đến sự hài lịng
trong cơng việc là cần thiết. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, những yếu tố cá nhân không những ảnh hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc, mà sự khác biệt về các đặc điểm cá nhân cũng dẫn đến sự hài lịng đối với cơng việc khác nhau.