Component 1 HL4 .912 HL1 .888 HL2 .874 HL3 .856 Phương sai 77.877 KMO 0.755
(Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu)
Khi phân tích EFA với yếu tố độc lập với 20 biến quan sát đã đạt yêu cầu và tạo thành 6 yếu tố và yếu tố phụ thuộc cũng đạt yêu cầu.
3.3.3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Kiểm định Cronbach’s Alpha sau khi đã loại có 2 yếu tố có là “Đồng nghiệp” và “Thương hiệu ngân hàng” Cronbach’s Alpha < 0.6 cũng đã bị loại cùng 7 biến quan sát, ngồi ra cịn 9 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng <0.3 cũng bị loại, tổng cộng đã loại 16 biến quan sát. Khi phân tích EFA với 20 biến quan sát đã đạt yêu cầu và tạo thành 6 yếu tố, vì vậy đã làm thay đổi mơ hình so với mơ hình kế thừa ban đầu ban đầu là 8 yếu tố. Trong đó yếu tố “Đồng nghiệp” bị loại, nguyên
nhân bị loại theo tác giả là do tại thời điểm khảo sát có một số sự kiện cán bộ tin tưởng lẫn nhau dẫn đến vi phạm quy định quy chế của ngành và vi phạm pháp luật bỏ trốn khỏi làm việc và sự việc này đã lang tỏ rất nhanh trong toàn ngành; Yếu tố “Thương hiệu ngân hàng” bị loại với lý do theo tác giả tương tự như “Đồng nghiệp”.
So với kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) (xem phụ lục 10) số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc là bằng nhau 6 yếu tố, nhưng với 20 biến quan sát còn số biến quan sát của Trần Kim Dung (2005) là 17. Trong đó, yếu tố “Điều kiện làm việc” và “Phúc lợi” với 2 biến quan sát mỗi yếu tố, cịn Trần Kim Dung (2005) thì yếu tố “Điều kiện làm việc” bị loại; yếu tố “Đồng nghiệp” bị loại, cịn Trần Kim Dung (2005) thì khơng bị loại.
Kết quả của mơ hình nghiên cứu kế thừa (xem phụ lục 11) vẫn còn đủ 8 yếu tố với 37 biến quan sát, nhưng với cùng một mơ hình nghiên cứu đã được thay đổi một số biến quan sát thơng qua nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu tại Agribank Bến Tre đã loại bỏ 2 yếu tố, nhưng thời điểm khảo sát khác nhau, vậy tại 2 đơn vị khác nhau và thời điểm khác nhau thì kết quả nghiên cứu sẽ khác nhau, nhưng về tổng thể so với mơ hình gốc của Trần Kim Dung (2005) thì sự khác biệt là không quá lớn.
Nghiên cứu cho thấy rằng điểm trung bình mức độ hài lịng đối với sự giám sát của cấp trên cao nhất (4.3005), so kết quả Trần Kim Dung (2005) (xem phụ lục
10) yếu tố này cũng cao nhất (4.9397 nhưng sử dụng thang đo Likert 7 bậc) và so với mơ hình nghiên cứu kế thừa (xem phụ lục 11) thì điểm trung bình cao nhất mức độ hài lòng đào tạo và thăng tiến (3.6142) thấp hơn mức trung bình của tác giả (4.1281). Thấp nhất là đối với phúc lợi (4.1160) mặc dù thấp nhất nhưng vẫn cao hơn điểm trung bình cao nhất của kết quả nghiên cứu từ mơ hình kế thừa (3.6142).