Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp cảng biển trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức

3.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá hay kiểm định giá trị thang đo EFA (Exploratory Factor Analysis) cho các biến quan sát sau khi đã loại các biến quan sát khơng đảm bảo độ tin cậy. Mục đích là trong nghiên cứu chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến quan sát khá lớn và hầu hết các biến quan sát này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt đến một số lượng mà chúng ta có thể sử

dụng được (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – 2008 tập 2 trang 27). Tiêu chuẩn:

o Trị số của KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) nằm trong khoản giữa 0.5 và 1.0. Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett <=0.05.

o Eigenvalue >= 1.0 giải thích bởi mỗi nhân tố.

o Ma trận nhân tố với phép xoay Varimx (Rotated component matrix). o Hệ số tải nhân tố (Factor loadings) >= 0.5, có sắp xếp

* Phân tích nhân tố EFA các biến quan sát của yếu tố độc lập

Tác giả đã giữ nguyên tất cả các biến quan sát (với 35 biến quan sát) kể cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Kết quả (xem phụ lục 09 - mục

2.1) cho thấy biến quan sát BC6 và BC4 có hệ số tải <0.5, và nhân tố thứ 10 chỉ có

1 biến quan sát có hệ số tải > 0.5 vì thế chưa thể đưa ra kết luận.

Tác giả thử phân tích nhân tố EFA sau khi đã bỏ tất cả các biến quan sát của yếu tố DN(4 biến quan sát) và TH(3 biến quan sát) vì có Cronbach’s Alpha <0.6, nhưng vẫn giữ nguyên tất cả các biến quan sát (với 28 biến quan sát) thuộc các yếu tố độc lập, kể cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Kết quả

(xem phụ lục 09 - mục 2.2) thì biến quan sát GS6 và BC6 có hệ số tải <0.5 vì thế

chưa thể đưa ra kết luận.

Tác giả tiếp tục phân tích nhân tố EFA sau khi bỏ lần lượt các biến quan sát thuộc các yếu tố độc lập có hệ số tương quan biến tổng < 0.3.

Kết quả cuối cùng KMO = 0.776 và Bartlett Test có giá trị Sig. = 0.000 phân tích nhân tố là phù hợp; Xoay nhân tố cho thấy có 6 nhân tố hình thành với điểm dừng trích ở nhân tố thứ 6 là 1.169 > 1 và phương sai giải thích là 71.825% thể hiện 6 nhân tố giải thích 71.825% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố trên, do vậy các thang đo chấp nhận được.

Bảng 3. 7: Kết quả phân tích EFA các biến quan sát của yếu tố độc lập Component 1 2 3 4 5 6 TL2 .898 TL4 .891 TL1 .878 TL3 .778 DT1 .852 DT3 .820 DT2 .805 DT4 .765 GS4 .873 GS5 .753 GS1 .739 GS3 .584 BC4 .714 BC1 .708 BC3 .659 BC6 .542 DK1 .849 DK2 .844 PL3 .862 PL2 .765 Phương sai 71.825 KMO 0.776

(Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu)

Các nhân tố được hình thành bao gồm:

- Nhân tố thứ nhất, gồm 4 biến quan sát: TL2, TL4, TL1, TL3. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ như cũ là “Tiền lương”, ký hiệu là TL.

- Nhân tố thứ hai, gồm 4 biến quan sát: DT1, DT3, DT2, DT4. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ như cũ là “Đào tạo và thăng tiến”, ký hiệu là DT.

- Nhân tố thứ ba, gồm 4 biến quan sát: GS5, GS4, GS1, GS3. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ như cũ là “Sự giám sát của cấp trên”, ký hiệu là GS.

- Nhân tố thứ tư, gồm 4 biến quan sát: BC4, BC1, BC3, BC6. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ như cũ là “Bản chất công việc”, ký hiệu là BC.

- Nhân tố thứ năm, gồm 2 biến quan sát: DK1, DK2. Mặc dù nhân tố này chỉ cịn 2 biến quan sát nhưng nó thể hiện rất rõ về điều kiện trong công tác tại đơn vị, tên nhân tố này vẫn giữ như cũ là “Điều kiện làm việc”, ký hiệu là DK.

- Nhân tố thứ sáu, gồm 2 biến quan sát: PL2, PL3. Mặc dù nhân tố này chỉ còn 2 biến quan sát đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia vào một tổ chức theo quy định của pháp luật PL2 và theo tâm lý nguyệt vọng của người lao động Việt Nam PL3- Sự bảo đảm của cơng việc, vì thề tên nhân tố này vẫn giữ như cũ là “Phúc lợi”, ký hiệu là PL.

* Phân tích nhân tố EFA các yếu tố phụ thuộc

Hệ số KMO = 0.755 và Bartlett Test có giá trị Sig. = 0.000 phân tích nhân tố là phù hợp; Phương sai giải thích là 77.877% thể hiện 1 nhân tố được hình thành giải thích được 77.877% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố trên, do vậy các thang đo chấp nhận được.

Bảng 3. 8: Kết quả phân tích EFA các biến quan sát của yếu tố phụ thuộc

Component 1 HL4 .912 HL1 .888 HL2 .874 HL3 .856 Phương sai 77.877 KMO 0.755

(Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu)

Khi phân tích EFA với yếu tố độc lập với 20 biến quan sát đã đạt yêu cầu và tạo thành 6 yếu tố và yếu tố phụ thuộc cũng đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp cảng biển trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)