.3 Một số chỉ tiêu vốn lưu động 2007-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép POMINA giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 79)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Giá trị hàng tồn kho ( Tỷ đồng) 298 305 2.046

2. Vòng quay hàng tồn kho ( vòng) 25,7 23,5 5,1

3. Nợ phải thu ( tỷ đồng) 584 923 1.323

Nguồn: Công ty cổ phần thép Pomina

Với các chỉ tiêu tồn kho và nợ phải thu đều tăng, phản ánh Công ty đang chuẩn bị cho việc mở rộng sản xuất, thị trường trong những năm tới, tuy nhiên nếu không quản lý tốt hiệu quả của việc tăng giá trị hàng tồn kho và nợ phải thu sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn lưu động, ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh.

Cơng ty cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn từ lợi nhuận để lại tái đầu tư

hàng năm, cần phải nâng tỷ lệ trích từ 15%-25% lợi nhuận dành cho quỹ đầu tư phát triển ( Cơng ty đang trích 10%) , hiện nay Cơng ty chưa thực hiện việc trích dự phịng đối phó với những biến động thị trường, theo ý kiến của tác giả, trong những năm tới Công ty cần phải trích 10% lợi nhuận dành cho dự phịng tài chính để đối phó với tình hình kinh tế biến động có thể xảy ra.

Cần phải lập kế hoạch dòng tiền trong ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với tình hình sản xuất và biến động của thị trường. Trong đó, Cơng ty cần phải tìm các nguồn tài trợ vốn cho việc mở rộng sản xuất, xác định thời điểm cần thiết cho việc tài trợ vốn, cũng như phân tích hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài trợ vốn, chọn lựa phương thức tài trợ vốn nào hiệu quả nhất như phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ hay vay vốn từ ngân hàng, từ phát hành trái phiếu, tăng cường nợ phải trả…

Cần phải thường xuyên phân tích tài chính, cơ cấu chi phí để tìm các giải pháp giảm chi phí giá thành sản phẩm, chi phí quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá với từng thị trường cụ thể. Rà sốt lại quy trình thiết kế sản phẩm, lên giá thành sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm ra thị trường để loại bỏ các khâu, cơng việc khơng cần thiết, gây lãng phí thời gian và chi phí, làm chậm tốc

độ đưa ra sản phẩm mới hay các thông tin cập nhật thị trường. Việc phân tích các

bảng dự tốn tài chính có tầm quan trọng rất lớn cho việc thực hiện các chiến lược phát triển của Cơng ty, nó cho phép Cơng ty dự đoán ảnh hưởng của các quyết định khác nhau về vấn đề thực hiện chiến lược như tăng ngân sách quảng cáo, chiết khấu bán hàng bao nhiêu để thực hiện chiến lược thâm nhập hay mở rộng thị trường, cần phải huy động vốn bao nhiêu cho việc mở rộng sản xuất….

Cần phải xây dựng các cơ chế phòng ngừa rủi ro, đặc biệt trong tình hình biến động về tỷ giá ngoại tệ hiện nay tại Việt Nam, trong khi phần lớn nguyên liệu sản xuất của Cơng ty nhập khẩu từ nước ngồi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chi phí sản xuất của Công ty. Theo ý kiến của Tác giả, Cơng ty cần sử dụng biện pháp phịng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá như sử dụng quyền lựa chọn (Option).

Đây là công cụ rất hữu hiệu trong các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối tại Việt Nam

nhằm phịng ngừa rủi ro tài chính doanh nghiệp thông qua việc hạn chế tác động bất lợi rủi ro tỷ giá.

Một công ty phát triển phải dựa trên một nền tảng kinh doanh và tài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quả sẽ giúp công ty gia tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.

3.2.2 Nhóm giải pháp 2 : Xây dựng, củng cố và phát triển nguồn nhân lực

Sự phát triển của Công ty gắn liền với việc củng cố và phát triển nguồn nhân lực, nhất là các cán bộ chủ chốt trong Công ty, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, bộ phận bán hàng, đội ngũ phục vụ sau bán hàng. Vì đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên năng lực cốt lõi của công ty.

Cần củng cố bộ máy nhân sự, tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,

tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, kịp thời đáp ứng tốt các yêu cầu của

khách hàng.

Công nghệ luôn luôn biến đổi, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt sắp tới với các sản phẩm chất lượng cao. Việc cập nhật thông tin, kiến thức cũng như các kỹ thuật mới mẽ nhất của ngành là hết sức cần thiết cho con đường phát triển của công ty.

Để củng cố và phát triển nguồn nhân lực, Công ty cần thực hiện các nội

dung sau :

3.2.2.1 Xây dựng văn hố Cơng ty thép Pomina có bản sắc riêng, độc đáo

Tiền bạc và lợi nhuận có thể đưa những nhân viên giỏi đến với Công ty,

nhưng chính mơi trường làm việc khơng như ý sẽ khiến họ ra đi, do đó Cơng ty thép Pomina phải xây dựng một bản sắc văn hóa riêng và độc đáo để tạo niềm tin cho

nhân viên. Tạo ra niềm tự hào của nhân viên về Công ty thép Pomina, từ đó mọi người ln sống và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung của Cơng ty một cách tự nguyện , luôn trung thành , gắn bó với Cơng ty.

Trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Công ty thép Pomina cần phải chú trọng các yếu tố sau :

Công ty cần tạo ra kênh trao đổi thơng tin giữa các phịng ban, giữa lãnh đạo với nhân viên; đồng thời cần phải xây dựng cách cơng nhận thành quả và ý kiến

đóng góp của nhân viên; tạo điều kiện tối đa trong việc hỗ trợ làm việc cho nhân

viên và trong cơng việc cần phải tăng tính chất chun nghiệp, rõ ràng, minh bạch... Công ty cần phải truyền thông điệp về các chiến lược và định hướng phát triển trong tương lai đến từng nhân viên. Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng

để nhân viên có thể cùng doanh nghiệp đạt đến mục tiêu.

Do doanh nghiệp thép Pomina là ngành Công nghiệp nặng, do đó để tạo sự cam kết, gắn bó lâu dài của nhân viên với Công ty, Công ty cần quan tâm chăm sóc

đến Nhân viên Cơng ty như: hỗ trợ phương tiện đi lại; tạo môi trường làm việc tiện

nghi đầy đủ dụng cụ làm việc, cung cấp cả cà phê và trái cây; tổ chức các dịp lễ và hoạt động giải trí cho nhân viên; có chính sách chăm sóc gia đình và cuộc sống cá nhân của nhân viên như chúc mừng sinh nhật, thưởng cho con nhân viên có thành

tích học tập tốt, hỗ trợ học phí cho con của người lao động. Việc làm này có thể xây dựng được hình ảnh cơng ty trong nhận thức của tồn thể nhân viên . Đây là chiến lược dài hạn của công ty, là tổng thể những trải nghiệm mà mỗi nhân viên của công ty thu thập được thơng qua q trình cơng tác.

Ngồi ra Cơng ty thép Pomina cần phải có chiến lược xây dựng lịng trung thành của nhân viên trong Cơng ty, khi doanh nghiệp gặp khó khăn nhân viên thường có xu hướng bỏ đi tìm nơi làm việc mới. Do đó Cơng ty cần phải xây dựng

được lòng trung thành để giữ chân họ, khiến họ khơng ra đi vì ln sẵn có lịng

trung thành với tổ chức, chứ khơng vì bị buộc phải ở lại.

3.2.2.2 Xây dựng hình tượng cấp lãnh đạo Công ty thép Pomina

Đối với cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo trong Công ty thép Pomina cần phải

thường xuyên xây dựng hình ảnh lãnh đạo chuyên nghiệp, đạo đức, tận tâm, tin cậy, lịch thiệp…Đối với các doanh nghiệp, hình ảnh cơng ty nhiều khi được đánh giá

thơng qua hình ảnh người lãnh đạo, và vấn đề này phải được đặt lên hàng đầu.

Khơng những là hình ảnh của cơng ty đối với khách hàng mà họ còn là những người gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên của mình, qua đó tạo động lực để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt nhằm khơi dậy lòng tự tin và những năng tiềm ẩn của nhân viên là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo.

Lãnh đạo Công ty cần chia sẽ những suy nghĩ của họ về những công việc, sự kiện đã qua và những định hướng trong tương lai. Hiểu được những mong đợi của nhân viên và định hướng công việc cho họ.

3.2.2.3 Xây dựng chế độ lương, khen thưởng, phúc lợi thỏa đáng

Hiện nay Công ty Cổ phần Thép Pomina đang thực hiện cơ chế chi trả tiền lương dựa trên hệ số lương của từng chức danh, công việc và tăng lương theo thâm niên công tác. Điều này tương đối hạn chế khi một số nhân viên trẻ có trình độ,

năng lực cơng tác tốt, hiệu quả cao nhưng mức lương đôi khi khá thấp do có ít thâm niên cơng tác do đó chưa khuyến khích họ làm việc tốt. Do đó Ban lãnh đạo cơng ty cần phải xây dựng lại chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp với năng lực , trách nhiệm cơng việc, tính chất cơng việc của mỗi cá nhân trong từng phịng ban khác nhau, như vậy thì mới kích thích đựơc tinh thần làm việc cũng như năng suất

của người lao động và những sáng kiến mới để áp dụng trong công việc cũng như trong chiến lược , chính sách phát triển của cơng ty . Bên cạnh đó Cơng ty có thể

giữ được những nhân viên giỏi gắn bó lâu dài với cơng ty trên con đường tồn tại và phát triển. Việc xây dựng cơ chế chi trả tiền lương thỏa đáng, phù hợp với năng lực, trình độ, trí tuệ sáng kiến và hiệu quả công việc của từng cá nhân cụ thể sẽ giúp

nhân viên cảm thấy có sự cơng bằng, khơng uổng phí sức lực, trí tuệ của mình, từ

đó ln giúp họ làm việc hăng say hơn nhiệt tình hơn và khơng ngừng cải tiến, sáng

tạo ra những ý tưởng mới để phục vụ lợi ích cho cơng ty.

Ngồi tiền lương ra Công ty cũng cần quan tâm đến yếu tố tiền thưởng, đây

cũng là yếu tố thiết yếu để giữ được nhân viên giỏi làm việc lâu dài với công ty . Trong năm 2009, Ngoài khoản tiền lương tháng 13 ( Khoảng 1-2 tháng lương tuỳ theo vị trí và thâm niên cơng tác tại Cơng ty) Cơng ty cịn trích 1,5% lợi nhuận sau thuế để bổ sung vào quỹ khen thưởng và phúc lợi khoảng 9 tỷ đồng. Với số

lượng 940 nhân viên Cơng ty, bình qn cho mỗi cán bộ Cơng nhân viên trong Công ty là 9,6 triệu đồng. So với các doanh nghiệp khác thì đây là khoản trích để thực hiện chính sách đãi ngộ cho nhân viên tương đối cao. Trong những năm tới, Công ty cần phát huy hiệu quả chính sách này để khích lệ tinh thần làm việc của Cán bộ, Công nhân viên.

Hàng năm Cơng ty tiếp tục duy trì chế độ khám sức khỏe tổng quát cho

người lao động, tổ chức nghỉ điều dưỡng cho Công nhân viên, tổ chức tham quan nghỉ mát cho người lao động và người thân của họ để phục hồi sức khỏe, tạo tình

đồn kết, gắn bó…

3.2.2.4 Xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động

Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề

nghiệp của mình. Các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế nghề nghiệp luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Người lao động sẽ khơng cam kết làm việc ở một doanh nghiệp, nơi họ khơng nhìn thấy tương lai cho sự phát triển nghê.nghiệp của mình. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở, người lao động ngày càng được thông tin đầy đủ hơn và có nhiều cơ hội

khác, nơi họ có cơ hội tiềm năng để phát triển nghề nghiệp của mình là đều khó

tránh khỏi. Chính vì vậy, Công ty Thép Pomina cần xây dựng các chính sách về phát triển nghề nghiệp cho nhân viên một càng rõ ràng, chi tiết, giúp cho người lao

động xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm

việc để đạt được mục đích đó sẽ cao hơn. Để làm được điều này, Công ty nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:

- Cung cấp đầy đủ các thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong Công ty. - Xây dựng tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm các chức danh và các phương thức bổ nhiệm để nhân viên trong Công ty phấn đấu phát triển.

- Tạo điều kiện để nhân viên trong Cơng ty khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ phục vụ tốt công việc.

- Xây dựng cơ chế để phát hiện và đào tạo nhân tài trong Công ty.

3.2.2.5 Cung cấp các cơ hội học tập cho lãnh đạo và nhân viên Công ty

Đối với nhiều người, việc rèn luyện các kỹ năng mới cũng quan trọng khơng

kém việc kiếm tiền. Chính vì vậy, Cơng ty cần tiếp tục phát huy việc tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên trong Công ty, tạo môi trường làm việc thử thách, có áp lực, cạnh tranh để thơng qua đó nhân viên trong Cơng ty tiếp tục bồi dưỡng, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình. Phần lớn người lao động đều nói rằng họ sẽ ra đi để tìm kiếm các cơng việc khác, dù chỉ với các lợi ích tương đương, nhưng cơng việc đó đem lại cho họ những cơ hội phát triển tốt hơn và thử thách thú vị hơn.

Đối với lãnh đạo chủ chốt của Công ty, hàng năm Công ty nên đăng ký tham

gia các hội thảo chuyên đề sản xuất, kinh doanh trong nước và ngoài nước, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà máy sản xuất thép lớn trên thế giới, qua hội thảo và tham quan thực tế các lãnh đạo có thể tiếp thu những kinh nghiệm trong chuyên môn, trong quản lý điều hành và ứng dụng trong thực tiễn để điều hành

3.2.2.6 Tổ chức có hiệu quả hệ thống thơng tin quản trị doanh nghiệp

Tổ chức có hiệu quả hệ thống thông tin doanh nghiệp giúp cho Công ty cổ phần thép Pomina thực hiện tốt sự điều phối mọi nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh, bên cạnh đó cịn tạo ra kênh trao đổi thông tin giữa các phòng ban, giữa lãnh

đạo với nhân viên và ngược lại; tạo điều kiện tối đa trong việc hỗ trợ làm việc cho

nhân viên, giúp nhân viên giải quyết công việc một cách chuyên nghiệp, rõ ràng, minh bạch...

Do đó Cơng ty cần phải xây dựng một quy trình nhận và giải quyết thơng tin từ lãnh đạo đến nhân viên trực tiếp sản xuất để mỗi người trong Cơng ty có thể dễ dàng trao đổi thông tin liên lạc với nhau một cách đơn giản, nhanh nhất và hiệu quả nhất, đáp ứng tốt các yêu cầu cho sản xuất, kinh doanh và các yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó mỗi người trong cơng ty có thể ý thức hơn trách nhiệm cơng việc của mình.

Hiện nay, tại Công ty cổ phần thép Pomina việc trao đổi thơng tin trong các phịng ban cịn nặng tính ngun tắc, giấy tờ. Hầu hết các ý kiến truyền đạt của các bộ phận với nhau còn sử dụng văn bản với bút phê của lãnh đạo phịng, lãnh đạo Cơng ty, điều này làm chậm tiến độ giải quyết công việc, giảm hiệu quả và tăng chi phí.

Theo đề xuất của Tác giả, Công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản trị

như sau :

Xây dựng chương trình giao, nhận và xử lý thơng tin giữa Lãnh đạo, các phịng ban, nhân viên trong Cơng ty qua hệ thống E- OFFICE. Chương trình này cho phép các đơn vị truyền đạt thông tin lẫn nhau qua hệ thống mạng internet, phản hồi việc xử lý thông tin giữa các bộ phận, cá nhân trong Công ty. Lãnh đạo Cơng ty có thể nhận thơng tin, chỉ đạo giải quyết công việc, theo dõi kết quả xử lý thông tin của các bộ phận, phòng ban, cá nhân trong đơn vị mọi lúc mọi nơi, kể cả đang đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép POMINA giai đoạn 2011 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 79)