CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2 Mô ̣t số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay tiêu dùng ta ̣i VPBANK
5.2.2.5 Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng
Hiện tại thông tin khách hàng vay vốn được VPBANK xử lý và nhập liệu trên phần mềm Feen One (F1). Trên này sẽ lưu trữ tất cả các thông tin về khách hàng để quản lý. Tuy nhiên, phần mềm này cịn có một số hạn chế. Ví dụ như khách hàng đã từng nộp hồ sơ vay tại 1 chi nhánh nào đó của VPBANK, tuy nhiên vì lý do nào đó bị từ chối hồ sơ thì phần mềm sẽ khơng thể hiện được lý do. Và khách hàng có thể cầm hồ sơ này đi đến chi nhánh khác của VPBANK để yêu cầu làm hồ sơ vay vốn. Điều này làm mất rất nhiều thời gian xử lý hồ sơ của ngân hàng cũng như khách hàng. Vì việc xác minh thơng tin khách hàng lại phải bắt đầu lại từ đầu, nhưng có thể khách hàng sẽ bị từ chối. Do đó nên cải tiến phần mềm này và thêm vào mục lý do từ chối hồ sơ, mục này cần trình bày chi tiết hồ sơ bị từ chối vì lý do gì, nếu vì những lý do liên quan đến uy tín trả nợ hoặc giải mạo chứng từ, khơng trung thực trong việc cung cấp
hồ sơ thì cần cho vào danh sách đen để khách hàng không thể vay vốn được trong hệ thống.
Ngồi ra, VPBANK cịn có 1 cơng ty tài chính con tên là Cơng ty Tài Chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit), công ty này cũng chuyên về lĩnh vực cho vay tín chấp. Và cơng ty này cũng xử dụng phần mềm F1, tuy nhiên hệ thống phần mềm này không liên kết được với phần mềm của ngân hàng. Do đó, một số khách hàng vay bên công ty tài chính bị từ chối vì các lý do xấu như giả mạo hồ sơ...nhưng bên ngân hàng không biết mà vẫn tiếp nhận lại hồ sơ vay vốn của khách hàng. Điều này làm mất nhiều thời gian cho hai bên và tốn chi phí của ngân hàng.