Dữ liệu nghiên cứu và cách tạo lập biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Dữ liệu nghiên cứu và cách tạo lập biến

4.1.1 Cơ cấu mẫu

Số liệu sử dụng được thu thập ngẫu nhiên từ 152 hồ sơ vay trong tổng số 785 hồ sơ vay tiêu dùng tín chấp của VPBank Đồng Nai. Khách hàng được lấy số liệu từ thời điểm năm 2013 là năm VPBank Đồng Nai bắt đầu triển khai chương trình cho vay tín chấp và hiện còn dư nợ đến thời điểm cuối năm 2016. Trong loại hình cho vay này, khách hàng khơng được ân hạn nợ, do đó đã phát sinh kỳ hạn thanh tốn và có thể đánh giá chính xác chất lượng khoản vay. Sau khi chọn ngẫu nhiên mẫu, tác giả đã tiến hành khảo sát hồ sơ để thu thập những thông tin cần thiết (chi tiết phụ lục 2

– danh sách khách hàng được khảo sát)

Mô hình hồi quy đa biến có dạng :

Y = c + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9

Bảng 4.1 Diễn giải biến độc lập được sử dụng trong mơ hình logit

Biến số Diễn giải biến Kỳ vọng

X1: “age”. Số tuổi của người đi vay Tương quan thuận

X2: “ residence”

Loại hình cư trú của khách hàng. Biến giả, bằng 1 nếu người đi vay có hộ khẩu thường trú, bằng 0 nếu tạm trú

Tương quan nghịch

X3*: “jobcat”

Đối tượng khách hàng. Biến giả, bằng 0 nếu người đi vay là công nhân; bằng 1 nếu người đi vay là nhân viên, viên chức nhà nước.

X4: “salary” Mức lương của khách hàng. Đơn vị tính

là triệu đồng Tương quan nghịch X5: “expcust” Kinh nghiệm làm việc của người đi vay,

được đo bằng số tháng làm việc tại đơn vị.

Tương quan nghịch

X6*: “education”

Trình độ học vấn của người vay. Biến giả, bằng 1 nếu người vay có trình độ THPT; bằng 2 nếu người vay có trình độ trung cấp, cao đẳng; bằng 3 nếu người đi vay có trình độ đại học, sau đại học.

Tương quan nghịch

X7*: “contract”

Loại hình hợp đồng lao động của người vay. Biến giả, bằng 1 nếu người vay là hợp đồng có thời hạn, bằng 0 nếu người vay có hợp đồng khơng thời hạn

Tương quan thuận

X8: “expsale”

Kinh nghiệm của nhân viên bán hàng. Biến giả được đo lường bằng số tháng làm việc của nhân viên ngân hàng

Tương quan nghịch

X9*: “Field”

Là quy trình thẩm định thực địa của ngân hàng. Biến giả bằng 1 nếu ngân hàng có thẩm định thực tế, bằng 0 nếu không thẩm định thực tế

Tương quan nghịch

4.1.2 Tạo lập biến:

Mơ hình sử dụng 09 biến độc lập trong đó có 5 biến giả là loa ̣i hình cư trú, đối tượng cho vay, học vấn, loại hình hợp đồng lao động và thẩm định thực địa

Biến phụ thuộc là rủi ro tín dụng Y, trong đó Y=1 là có rủi ro tín dụng, Y=0 là khơng có rủi ro tín dụng

Những khoản vay có rủi ro tín dụng là những khoản vay thuộc nhóm nợ 2,3,4,5 theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về phân loại nhóm nợ của Ngân hàng Nhà Nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)