- Điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội:
3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Sự phát triển của Công ty gắn liền với việc cũng cố và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao (nhận thức, tầm nhìn, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tác phong giao dịch…) và ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực, CTLTLA cần những thay đổi và hồn thiện chính sách theo định hướng sau :
- Xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực đến 2020 trong đó chú ý đào tạo chuyên môn gắn liền với bồi dưỡng đạo đức, giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ nhằm hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa có tâm, vừa có tầm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập và phát triển, hạn chế rủi ro do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Thường xun rà sốt cơng tác quy hoạch, nhận xét đánh giá cán bộ để bố trí phù hợp với năng lực, sở trường của từng người, có như thế mới phát huy khả năng và tăng năng suất lao động.
- Nâng cao chất lượng cơng tác tuyển dụng bởi vì chìa khố dẫn đến thành công trong hoạt động là tuyển chọn được nhân viên thật tốt. Trong công tác tuyển dụng, lưu ý một số vấn đề như: cần cơng khai hóa thơng tin tuyển dụng từng chức danh cụ thể với các kỹ năng mong muốn đòi hỏi ở ứng viên kèm theo bảng mô tả cơng việc để ứng viên hình dung vị trí họ sẽ làm việc nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý: đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành phải có số lượng đủ và chất lượng, có phẩm chất đạo đức. Cơng tác quản lý điều hành phải đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đảm bảo tính độc lập của các
bộ phận nghiệp vụ, đảm bảo đủ thông tin phục vụ quản trị điều hành, phục vụ yêu cầu kinh doanh, phục vụ khách hàng.
- Thúc đẩy công tác thi đua khen thưởng thực sự trở thành địn bẩy kích thích người lao động thi đua sáng tạo, lao động hiệu quả qua việc sớm hoàn thiện, sửa đổi cơ chế chấm điểm thi đua hiện tại. Việc đánh giá, chấm điểm cán bộ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng phải gắn liền với kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, trong đó chú trọng chỉ tiêu lợi nhuận phải được nhân hệ số cao. Có như vậy mới phát huy hết khả năng của từng người lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.
- Kết quả làm việc của người lao động cần được theo dõi, cập nhật kịp thời, giúp người lao động hiểm soát, cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả làm việc.
Các chi phí cho những cơng việc, sản phẩm kém chất lượng, đòi hỏi phải làm lại, sửa chữa. Ngồi ra có thể sử dụng một số chỉ số để đo lường: tỷ lệ khiếu nại, sự thỏa mãn của khách hàng, giá trị đem lại do cải tiến chất lượng, thời gian từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng cho khách hàng, thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Để đo lường mức độ nhận thức, chất lượng của người lao động có thể sử dụng các chỉ số sau: số cải tiến, sáng kiến, ứng dụng được áp dụng; giá trị sáng kiến mang lại, chất lượng nơi làm việc, số người vi phạm kỹ luật, xin thôi việc.