Đo lường hệ thống thể chế và sự phát triển của thị trường tài chính trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Mơ hình tăng trưởng kinh tế

3.1.4. Đo lường hệ thống thể chế và sự phát triển của thị trường tài chính trong

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, nhiều tác giả đã đưa yếu tố thị trường tài chính vào mơ hình và xem yếu tố này như là một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng (Beck cùng cộng sự, 2000; Beck và Levine, 2004; Bencivenga cùng cộng sự, 1995; Gantman và Dabos, 2012; Goldsmith, 1969; Greenwood và Jovanovic, 1990; King và Levine, 1993a; McKinnon, 1973; Rioja và Valev, 2014; Shaw, 1973). Phần lớn những bài nghiên cứu chỉ ra rằng, phát triển tài chính cao hơn có tương quan một cách mạnh mẽ và có ý nghĩa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ở hiện tại và trong tương lai (King và Levine, 1993a). Các nghiên cứu của Arestis cùng Demetriades (1997) và Demetriades cùng Hussein (1996) đã kết luận rằng, tương quan thuận giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những khác biệt trong cơ cấu kinh tế và các đặc trưng thể chế. Nhiều thước đo khác nhau được dùng để đo lường cho sự phát triển của thị trường tài chính. Akinlo (2004) và Borensztein cùng cộng sự (1998) sử dụng chỉ số thanh khoản của hệ thống tài chính (M2/GDP); còn Arcand, Berkes, cùng Panizza (2011) và Levine, Loayza cùng Beck (2000) thì sử dụng tỷ lệ giữa tín dụng khu vực tư nhân so với GDP. Bài nghiên cứu này áp

9 Học Viện Chính Sách Và Phát Triển, 2013. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt

Nam. <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tang-truong-

dụng tỷ lệ tín dụng của khu vực tư nhân để đo lường cho sự phát triển của thị trường tài chính.

Tự do kinh tế có những tác động tích cực tới hầu hết mọi lĩnh vực, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, bài nghiên cứu này đưa yếu tố tự do kinh tế vào mơ hình để phân tích rõ ràng hơn về q trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Bài nghiên cứu này đo lường mức độ tự do kinh tế thông qua chỉ số tự do kinh tế được công bố hàng năm do hai tổ chức quốc tế uy tín là The Wall Street Journal và The Heritage Foundation hợp tác nghiên cứu. Chỉ số này được tính bình qn từ 10 chỉ số, mỗi chỉ số dao động từ 0% tới 100% và phần trăm càng cao thì mức độ tự do kinh tế càng lớn. Nghiên cứu của Doucouliagos và Ulubasoglu (2006) chỉ ra mối tương quan thuận giữa tự do kinh tế và tăng trưởng nên bài nghiên cứu này hướng đến giả thuyết sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)