Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 4 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Dữ liệu nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và thu được những kết quả mang tính thực nghiệm cao, cũng như có thể áp dụng vào Việt Nam, bài nghiên cứu quyết định chọn các quốc gia có thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển (Emerging Market and Developing Economies) làm mẫu nghiên cứu. Nguyên nhân, bài nghiên cứu hướng đến những quốc gia này vì hai lý do. Thứ nhất, trong những năm gần đây, dịng vốn FDI có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia đang phát triển. Tính đến thời điểm năm 2014, dòng vốn FDI đổ vào các quốc gia này đã chiếm 55%, hơn một nửa dòng vốn FDI của thế giới. Thứ hai, không như phần lớn những kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia phát triển khi đều cho thấy tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của FDI, kết quả đạt được từ những quốc gia đang phát triển thì khơng đồng nhất. Một số bài cho thấy tác động tích cực, một số khác lại cho thấy tác động tiêu cực, thậm chí khơng có tác động.

Dữ liệu được thu thập cho bài nghiên cứu gồm 52 quốc gia có thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển (theo IMF’s World Economic Outlook April 2015), giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014. Dữ liệu được chọn dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và mức độ sẵn có của nguồn dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu. Dữ liệu được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng, nên tổng số quan sát của bài nghiên cứu là 520. Các phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian và thời gian. Yếu tố không gian được thể hiện qua tập hợp các đơn vị quan sát là các quốc gia. Yếu tố thời gian được thể hiện qua các quan sát theo năm. Nhiều tác giả đã công nhận, các nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng có ưu điểm vượt trội hơn so với dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo. Theo Islam (1995), một nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng giúp kiểm soát những biến đặc trưng cho từng quốc gia rất hiệu quả. Sự kết hợp dữ liệu chuỗi thời gian với dữ liệu chéo giúp cải thiện cả mặt số lượng lẫn chất lượng của dữ liệu, đưa đến những hiệu quả không ngờ mà dữ liệu chuỗi gian và dữ liệu chéo không thể đạt được (Gujarati, 2003).

Dữ liệu được thu thập từ những nguồn như: World Bank, IMF, International Labour Office (ILO), Quandl Financial and Economic Data,…. Tất cả các biến nghiên cứu và nguồn dữ liệu được trình bày cụ thể ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Bảng mơ tả các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Biến Mơ tả Nguồn số liệu Các tác giả đã sử dụng

Growth

Tăng trưởng kinh tế - tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người

World Bank

Arestis và Demetriades (1997) Choong cùng cộng sự (2005)

Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008) Sjoerd Beugelsdijk cùng cộng sự (2008) Nadia Doytch và Merih Uctum (2011) Michael S.Delgado cùng cộng sự (2014)

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài - tỷ lệ

phần trăm tổng dòng vốn FDI vào

trên GDP

World Bank & IMF

Herzer và cộng sự (2008) A.Yasemin Yalta (2012)

Bassem Kahouli và Samir Maktouf (2013) Carmen Stoian và Alex Mohr (2015) Eduard Davletshin cùng cộng sự (2015)

Income

Thu nhập bình quân đầu người - logarit thu nhập bình quân đầu người theo USD

World Bank

Robert J. Barro (1991)

Shalm Oradi và Baghbanyan (2011) Kang và Jiang (2012)

Delfim G.Neto và Francisco J.Veiga (2013) Yaqin Su và Zhiqiang Liu (2015)

Labor growth Tốc độ tăng trường lao động International Labour Office (ILO) Pravakar Sahoo (2006)

Cristina Jude và Monica I.P.Silaghi (2015) Nahla Samargandi cùng cộng sự (2015)

Schooling

Số năm đi học bình quân của người trên

25 tuổi

Human Development

Reports

Doo Won Lee và Tong Hun Lee (1994) Andrea Bassanini và Stefano Scarpetta (2001) Ángel D.L.Fuente và Antonio Ciccone (2002) Nunnenkamp và Spatz (2002)

Edu invest

Chi tiêu của Chính Phủ cho giáo dục (%GDP) United Nations Statistics & UNESCO Institute For Statistics Paul M. Romer (1990)

Shawn Ni và Xinghe Wang (1993) Stephan J.Goetz và Dayuan Hu (1996)

Angel D.L.Fuente và Rafael Doménech (2000) Adolf Stroombergen cùng cộng sự (2002) Maurizio Conti và Giovanni Sulis (2014)

Investment

Đầu tư trong nước - tổng vốn cố định

(%GDP)

World Bank & Quandl Financial and Economic Data

Libor Krkoska (2001)

Nguyễn Ngọc Sơn và Trần Thị Thanh Tú (2007) Simon cùng cộng sự (2013)

Michael S.Delgado cùng cộng sự (2014)

Muhammad Azam và Ather Maqsood Ahmed (2014)

Openness

Độ mở thương mại - tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho GDP

World Bank

Ismail cùng cộng sự (2009) Somaz cùng cộng sự (2010) Sử Đình Thành (2011)

Tim Rogmans và Haico Ebbers (2013) Nimesh Salike (2015)

Expenditure

Chi tiêu của Chính Phủ cho hàng hoá cuối cùng (%GDP)

World Bank

Samuel Adams (2009)

Gaston Gohou và Issouf Soumare (2011) Anis Omri và Bassem kahouli (2013) Azmat Gani (2014)

Unal Seven và Yener Coskun (2015)

Inflation Tỷ lệ lạm phát - tỷ

lệ giảm phát GDP World Bank

Glaister và Atanasova (1998)

Maria Carkovic và Ross Levine (2002) Wint và Williams (2002)

Anis Omri và Bassem Kahouli (2013)

Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015)

Finance

Thị trường tài chính - tỷ lệ giữa tín dụng khu vực tư nhân so

với GDP

World Bank & IMF

Chien-Chiang Lee và Chun-Ping Chang (2008) Nguyễn Phi Lân và Nguyễn Bích Ngà (2009) Rudra P.Pradhan cùng cộng sự (2014) Korhan K. Gokmenoglu cùng cộng sự (2015) Kefei You và Offiong Helen Solomon (2015)

Freedom Thể chế kinh tế - chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom) The Heritage Foundation & Wall Street

Journal

Bengoa và Sanchez-Robles (2005) M. Alguacil; A. Cuadros và V. Orts (2010) Najeb Masoud và Glenn Hardaker (2012)

Rakesh B. Sambharya và Abdul A. Rasheed (2013) Michael S.Delgado cùng cộng sự (2014)

Mohamed Salem và Andrew Baum (2015)

Labor force Lực lượng lao động - logarit lực lượng lao động International Labour Office (ILO) Narayanamurthy Vijayakumar cùng cộng sự (2010) Vinit Ranjan và Gaurav Agrawal (2011)

Elsadig Musa Ahmed (2012) Mounir Belloumi (2012)

Anis Omri và Bassem Kahouli (2013 Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu (2014)

Telephone

Cơ sở hạ tầng - logarit số lượng thuê bao điện thoại trên một trăm người

International Telecommunication

Union

Canning (1998) Nasser (2007)

Vladimir Kuhl Teles và Caio Cesar Mussolini (2009) Kavita Wadlwa và Sudhakara Reddy (2011)

Emmanuel A. Cleeve cùng cộng sự (2015)

Exchange

Tỷ giá hối đoái thực - logarit tỷ giá hối đoái thực theo USD

United States Department of Agriculture Barrell và Pain (1996) Erdal và Tatoglu (2002) Tsen (2005) Joseph P.H. Fan cùng cộng sự (2009) Anyanwu (2012) Interest

Lãi suất thực - lãi suất cho vay được điều chỉnh theo lạm

phát

World Bank & IMF

Nadia Doytch và Merih Uctum (2011) Elikplimi Komla cùng cộng sự (2011) Alina Kudina và Christos Pitelis (2014) Meltem Şengün Ucal (2014)

Kefei You và Offiong Helen Solomon (2015)

Institution

Thể chế chính trị - giá trị bình qn của

hai chỉ số quyền chính trị và quyền

dân sự

Freedom House

Fulvio Castellacci và Jose Miguel Natera (2011) Bruno Ćorić và Geoff Pugh (2012)

Najeb Masoud và Glenn Hardaker (2012) Alessia Amighini và Marco Sanfilippo (2014) Madalina Radu (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)