Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 4 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để ước lượng ảnh hưởng của những yếu tố quyết định đến FDI và tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu tiến hành ước lượng phương trình tăng trưởng kinh tế (1) và phương trình FDI (2) bằng ba phương pháp khác nhau: phương pháp pooled OLS, phương pháp fixed effects (FEM) và phương pháp random effects (REM). Sau đó, dùng các kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian18

và kiểm định Hausman19 để lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp. Qua kiểm định, phương pháp hồi quy phù hợp cho mơ hình của bài nghiên cứu là phương pháp fixed effects (FEM). Kết quả ước lượng được trình bày cụ thể ở phụ lục IV, V, VI và VII. Để có được bảng kết quả này, đầu tiên, bài nghiên cứu tiến hành ước lượng mơ hình bằng phương pháp FEM. Sau đó, loại bỏ những biến khơng có ý nghĩa ra khỏi mơ hình và ước lượng lại mơ hình chỉ bao gồm những biến có ý nghĩa thống kê. Để chứng minh cho việc loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa ra khỏi mơ hình là phù hợp, bài nghiên cứu thực hiện kiểm định Wald.

Growthit = α + β1FDIit + β2FDIit*Hit + β’3Zit + εit (1) FDIit = λ + γ1Growthit + γ’2Qit + μit (2)

Tuy nhiên, khi nhìn vào hai phương trình có thể dễ dàng nhìn thấy, giữa Growth và FDI là các biến có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, được xác định đồng thời. Sai số ngẫu nhiên εit phản ánh những ảnh hưởng của các yếu tố khác ngồi mơ hình tác động đến Growthit, từ đó làm thay đổi FDIit. Như vậy giữa FDIit và εit có tương quan với nhau (hiện tượng nội sinh) và điều này làm cho giả thiết của phương pháp OLS bị vi phạm. Khi ấy, nếu dùng phương pháp OLS để ước lượng thì kết quả khơng chỉ sẽ cho ước lượng chệch mà cịn khơng vững. Kiểm định Durbin – Wu –

18

Kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian: được sử dụng để lựa chọn giữa mơ hình theo REM và mơ hình pooled OLS với giả thuyết Ho là mơ hình pooled OLS là phù hợp

19

Kiểm định Hausman: được sử dụng để lựa chọn giữa mơ hình theo FEM và REM với giả thuyết Ho là mơ hình theo REM là phù hợp.

Hausman (DWH) được sử dụng để chứng minh rằng ước lượng OLS khơng cịn phù hợp khi có hiện tượng nội sinh và tính đồng thời của các biến.

Nếu khơng có tính đồng thời, ước lượng OLS sẽ cho ước lượng vững và hiệu quả. Nhưng khi tính đồng thời xuất hiện, ước lượng OLS thu được khơng cịn vững. Vì thế, bài nghiên cứu buộc phải sử dụng phương pháp khác để ước lượng. Một số phương pháp thường được sử dụng để giải quyết vấn đề tính đồng thời của mơ hình được đề cập như: phương pháp bình phương nhỏ nhất gián tiếp (Indirect Least Squares – ILS); phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (Two Stage Least Squares – 2SLS) và phương pháp bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn (Three Stage Least Squares – 3SLS). Trong các phương pháp, phương pháp 3SLS có hiệu quả hơn hẳn vì hầu hết những mơ hình đồng thời đều có xu hướng bị nhận dạng quá mức, trong khi đó phương pháp ILS chỉ áp dụng cho mơ hình định dạng đúng. Phương pháp 3SLS hiệu quả hơn so với 2SLS vì cho ước lượng vững và hiệu quả hơn. Vì thế, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn (3SLS) để ước lượng mơ hình đồng thời gồm hai phương trình tăng trưởng kinh tế (1) và phương trình FDI (2).

Để khắc phục hiện tượng nội sinh do tác động đồng thời, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp biến công cụ (Instrumental Variables). Với phương pháp này, bài nghiên cứu đi tìm những biến cơng cụ sao cho có tương quan cao với biến nội sinh trong mơ hình và khơng có tương quan với sai số. Thông thường, biến ngoại sinh, độ trễ của biến ngoại sinh và độ trễ của biến nội sinh được xem là những biến công cụ lý tưởng, vì những biến này có tương quan với biến nội sinh thông qua tương tác giữa các biến trong mơ hình đồng thời và những biến này khơng có tương quan với sai số. Để kiểm tra mối tương quan giữa biến công cụ và sai số, kiểm định thường được sử dụng phổ biến nhất là kiểm định Sargan cho định dạng quá mức (Sargan, 1958). Kiểm định Sargan cho biết mức độ thích hợp của biến cơng cụ, vì thế bài nghiên cứu sử dụng kiểm định này để kiểm định tính giá trị của biến cơng cụ.

Trong mơ hình đồng thời, các biến FDI, biến tương tác giữa FDI với nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, tỷ lệ lạm phát và đầu tư trong nước là những biến nội sinh. Các biến cơng cụ có giá trị mà bài nghiên cứu đạt được từ kiểm định Sargan bao gồm độ trễ một thời kỳ của các biến nội sinh và một số biến ngoại sinh như lực lượng lao động, số thuê bao điện thoại, tỷ giá, lãi suất và thể chế.

Có khả năng những biến độc lập trong phương trình FDI và phương trình tăng trưởng kinh tế sẽ có tương quan cao với nhau, vì vậy bài nghiên cứu tiến hành xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập bằng cách ước lượng một phương trình chuẩn, gồm các biến thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng lao động, đầu tư trong nước, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân và tự do kinh tế. Sau đó, lần lượt thêm các biến nguồn nhân lực, biến tương tác giữa nguồn nhân lực với FDI, chi tiêu chính phủ và độ mở thương mại vào phương trình chuẩn. Kết quả của các ước lượng và ma trận tương quan được trình bày ở phụ lục VIII và IX chỉ ra rằng, hệ số của FDI vẫn có ý nghĩa qua các lần ước lượng. Vì thế, hiện tượng đa cộng tuyến khơng là vấn đề của mơ hình.

Để kết quả mang tính thực nghiệm cao hơn, bài nghiên cứu còn tiến hành đánh giá mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, ở bốn nhóm quốc gia mới nổi và đang phát triển thuộc các khu vực khác nhau, gồm: Châu Âu (Emerging and Developing Europe); Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean (Latin America and the Caribbean); Châu Á (Emerging and Developing Asia); Trung Đông, Bắc Phi và Nam Châu Phi (Sub-Saharan Africa, Middle East, North Africa). Cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cịn tiến hành phân loại các quốc gia thành hai nhóm quốc gia dựa trên chỉ số phát triển con người (HDI) để xem xét tác động của nguồn nhân lực trong hai nhóm quốc gia này đến mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế sự khác biệt hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)