Đo lường FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 29)

CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Mơ hình tăng trưởng kinh tế

3.1.1. Đo lường FDI

Những nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều đo lường khác nhau để đại diện cho FDI, như những đo lường liên quan đến dòng vốn, trữ lượng vốn hay dòng vốn ròng. Đo lường “dòng vốn” được tính tốn dựa trên cơ sở lượng vốn vào hoặc ra trong một thời kỳ, cịn đo lường “trữ lượng vốn” thì xem xét đến lượng vốn mà một quốc gia tích luỹ được (Bornschier cùng cộng sự, 1978). Sự chênh lệch giữa dòng vốn vào và dòng vốn ra là dòng vốn ròng.

Theo nghiên cứu của Alfaro cùng cộng sự (2003) và Bornschier cùng cộng sự (1978), đo lường dịng vốn cho biết tình hình lượng vốn vào hoặc ra trong một năm cụ thể, nên đo lường này giúp tính tốn được những biến động của dòng vốn trong một thời kỳ. Bài nghiên cứu này hướng đến phân tích tác động của dịng vốn tăng thêm vào tăng trưởng kinh tế, hơn là xem xét trữ lượng vốn mà quốc gia đang sở hữu. Vì thế, bài nghiên cứu này sử dụng dòng vốn vào để đại diện cho biến FDI6. Bên cạnh đó, khi sử dụng trữ lượng vốn để đo lường FDI thì phải xem xét thêm yếu tố khấu hao của vốn. .Theo nghiên cứu lý thuyết, FDI cung cấp thêm nguồn vốn cho đầu tư trong nước, góp phần gia tăng q trình sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đưa đến giả thuyết

H1: FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

3.1.2. Đo lường nguồn lực của quốc gia trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

6

Tỷ lệ khấu hao của vốn biểu hiện sự sụt giảm giá trị kinh tế của trữ lượng vốn trong nền kinh tế.

Quy mô thị trường là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, quy mơ thị trường là biến kiểm sốt đầu tiên được đưa vào mơ hình. Biến số này được đo lường bằng cách lấy logarit của thu nhập bình quân đầu người. Nghiên cứu của Loree cùng Guisinger (1995) và Wei (2000) cho thấy ảnh hưởng của quy mô thị trường đến tăng trưởng ở những nền kinh tế khác nhau, thì khơng giống nhau. Tuy nhiên, theo mơ hình tăng trưởng tân cổ điển, tỷ lệ tăng trưởng ở những quốc gia có thu nhập thấp với tỷ lệ tăng trưởng ở những quốc gia có thu nhập cao sẽ hội tụ về trạng thái dừng theo thời gian, vì tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng chậm dần khi thu nhập bắt đầu tăng (Barro, 1991; Mankiw cùng cộng sự, 1992). Dựa trên lập luận này, mơ hình đưa đến giả thuyết.

H2: Nếu khái niệm trạng thái dừng tồn tại, thì mối liên hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ nghịch với nhau.

Những biến kiểm sốt cịn lại đại diện cho nguồn lực của quốc gia nhận đầu tư gồm, tăng trưởng lao động, nguồn nhân lực và đầu tư trong nước.

Tăng trưởng lao động đo lường mức độ đóng góp của lao động vào tăng trưởng thu nhập, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nghiên cứu của Gao (2002) và Levine cùng Renelt (1992) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng lao động đến tiến trình tăng trưởng của một quốc gia. Mơ hình tăng trưởng Solow chỉ ra rằng, tăng trưởng dân số (hay lực lượng lao động) cao hơn dẫn đến thu nhập bình quân tại trạng thái dừng mới thấp hơn, do phải phân phối khối lượng tư bản như cũ cho nhiều lao động hơn 7. Dựa vào điều này, có thể đưa đến giả thuyết sau.

H3: Tăng trưởng lao động có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế.

Theo mơ hình tăng trưởng nội sinh, nguồn nhân lực có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Những cá nhân được giáo dục và rèn luyện nhiều hơn, sẽ làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn, góp phần gia tăng sản lượng quốc gia và nâng cao tổng năng suất các yếu tố (Benhabib và Spiegel, 1994; Bodman và Le, 2013;

7

Nguyễn Văn Ngọc, 2007. Bài giảng Kinh tế vĩ mô. Hà Nội: Nhà xuất bản

Romer, 1990; Teixeira và Fortuna, 2011). Không những thế, nguồn nhân lực còn giúp nền kinh tế tiếp cận với những công nghệ tiên tiến của thế giới thơng qua q trình học hỏi và tìm hiểu giữa các quốc gia (Benhabib và Spiegel, 1994; Nelson và Phelps, 1966; Teixeira và Fortuna, 2011). Vì vậy, nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Đa số những bài nghiên cứu được thực hiện điều chỉ ra, mối liên hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa nguồn nhân lực với tăng trưởng kinh tế (Abbas, 2001; Barro cùng cộng sự, 1991; Bils và Klenow, 2000; Bodman và Le, 2013; Easterly và Levine, 1997; Hall và Jones, 1999; Hanushek, 2013; Ljunberg và Nilsson, 2009; Mankiw cùng cộng sự, 1992). Phần lớn các bài nghiên cứu về nguồn nhân lực xem giáo dục chính là cách thức cơ bản để tích lũy vốn con người, vì thế các bài nghiên cứu này thường sử dụng những chỉ số liên quan đến giáo dục để đo lường sự phát triển của nguồn nhân lực. Trong đó, số năm đi học bình qn của người trưởng thành là biến số thường được sử dụng (Aze´mar và Desbordes, 2009; Benos và Zotou, 2014; Bodman và Le, 2013; Easterly và Levine, 1997; Hall và Jones, 1999; Moral-Benito, 2012; Nunnenkamp và Spatz, 2002; Rajan và Zingales, 2008; Temple và Wömann, 2006). Nghiên cứu Easterly và Levine (1997) cho thấy, sự chậm phát triển của những quốc gia Châu Phi, một phần là do tỷ lệ đi học thấp. Benos và Zotou (2014) chỉ ra sự khác biệt trong số năm đi học trung bình là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Do đó, bài nghiên cứu này cũng dựa vào chỉ số giáo dục để đo lường trình độ của nguồn nhân lực, cụ thể là số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi.

Bên cạnh đó, chi tiêu chính phủ cho giáo dục cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu (Adelakun, 2011; Angel D.Fuente và Rafael Doménech, 2000; Fulvio Castellacci và Jose M.Natera, 2011; Ganegodage và Rambaldi, 2011; Maurizio Conti và Giovanni Sulis, 2014; Mohammed A.Fadhil và Mahmoud K.Almsafir 2015; Paul M.Romer, 1990; Shawn Ni và Xinghe Wang, 1993; Stephan J.Goetz và Dayuan Hu, 1996). Adelakun (2011) khi ước lượng về mối liên hệ giữa GDP và nguồn nhân lực ở Nigeria, đã sử dụng chi tiêu chính phủ cho giáo dục để

đo lường sự phát triển của nguồn nhân lực. Tác giả kết luận rằng, tồn tại mối tương quan dương chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với nguồn nhân lực. Nghiên cứu của Ganegodage và Rambaldi (2011) cũng tiến hành xem xét ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ cho giáo dục đến tăng trưởng kinh tế ở Sri Lankan. Kết quả chỉ ra được tầm quan trọng của giáo dục trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dựa vào nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, ảnh hưởng của nguồn nhân lực vào tăng trưởng kinh tế có thể là:

H4: Trình độ nguồn nhân lực phát triển càng cao thì đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế càng lớn.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, đầu tư trong nước là yếu tố có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, như nghiên cứu của Barro (1999); Dixon cùng Boswell (1996); Elikplimi K.Agbloyor, Joshua Abor, Charles K.D.Adjasi và Alfred Yawson (2011); Levine cùng Renelt (1992); Simon Feeny, Sasi Iamsiraroj và Mark McGillivray (2013). Tầm quan trọng của đầu tư trong nước được thể hiện qua những đóng góp to lớn của nguồn vốn này vào tăng trưởng của nền kinh tế như, làm gia tăng GDP, giúp cân bằng thị trường hàng hóa 8 để phát triển kinh tế một cách toàn diện và đồng đều, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đến một trình độ nhất định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt sự lớn mạnh và ổn định của nguồn vốn đầu tư trong nước tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế, chống lại những biến động từ thị trường kinh tế quốc tế. Nghiên cứu của Yasmine Merican (2009) tại bốn quốc gia Đông Nam Á (Maylaysia, Thái Lan, Indonesia, và Philippines) giai đoạn 1970-2001, khẳng định vai trò của đầu tư trong nước đến tăng trưởng kinh tế là

8 Đa số các doanh nghiệp lựa chọn cho mình những ngành, lĩnh vực có vốn đầu tư khơng quá cao và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Trong khi đó, nền kinh tế lại có những ngành đóng vai trị khơng thể thiếu nhưng địi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn như điện, xi măng, dầu khí; hay những ngành lợi nhuận thu về nhỏ, khả năng thu hồi vốn chậm như các cơng trình cơng cộng. Chỉ có thơng qua đầu tư trong nước cụ thể là nguồn vốn nhà nước mới có thể giải quyết được vấn đề này.

quan trọng hơn so với FDI. Kết quả nghiên cứu của Samuel Adams (2009) ở 42 quốc gia thuộc Châu Phi, thời kỳ 1990-2003, cũng cho thấy, đầu tư trong nước có tương quan dương và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Anwar và Sun (2011) khi chỉ ra, tác động kích thích tăng trưởng của đầu tư trong nước. Theo Libor Krkoska (2001); Simon cùng cộng sự (2013) và Michael S.Delgado cùng cộng sự (2014); bài nghiên cứu đo lường mức đầu tư trong nước bằng tổng lượng vốn cố định theo phần trăm GDP.

3.1.3. Đo lường chính sách của chính phủ trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Những biến kiểm soát được sử dụng để thể hiện cho chính sách của quốc gia mà mơ hình hướng đến gồm: độ mở thương mại của nền kinh tế, chi tiêu chính phủ và tỷ lệ lạm phát.

Độ mở thương mại là yếu tố quyết định quan trọng đến tăng trưởng của nền kinh tế (Frankel và Romer, 1999) vì chỉ tiêu này đo lường mức độ tự do thương mại của một quốc gia. Thông qua thương mại quốc tế, nền kinh tế có thể gia tăng hiệu quả sản xuất, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. Để nhìn nhận rõ hơn tầm ảnh hưởng của độ mở thương mại, Edwards và Sebastian (1992) tiến hành nghiên cứu 30 quốc gia đang phát triển, kết quả cho thấy, các quốc gia có chính sách mở cửa thương mại thoáng hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Thêm vào đó, nghiên cứu của Rodriguez và Rodrik (2000) cũng chỉ ra rằng, chính sách mở cửa thương mại có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu khác cũng ủng hộ cho quan điểm này như: Kim và Lin (2009), Romalis (2007), Sanusi (2008), …Chỉ tiêu độ mở thương mại thường được tính bằng cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thời kỳ đó.

Chi tiêu chính phủ là biến số quan trọng cần xem xét khi tiến hành hồi quy tăng trưởng kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu kinh tế, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm được thực hiện, để xem xét vai trò của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu này không đưa ra được

một quan điểm thống nhất với nhau về việc, liệu chi tiêu chính phủ thúc đẩy hay làm chậm tiến trình tăng trưởng của nền kinh tế (Loizides, 2004). Những tác giả ủng hộ quan điểm, chi tiêu chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho rằng, chi tiêu chính phủ giúp cung cấp các hàng hố cơng quan trọng như cơ sở hạ tầng, giáo dục và làm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế. Trong khi đó, những tác giả ủng hộ quan điểm ngược lại cho thấy, do tác động tiêu cực của chi tiêu chính phủ như gia tăng thuế, chèn lấn khu vực tư nhân, phân bổ và sử dụng nguồn lực không hiệu quả,…nên việc chính phủ gia tăng chi tiêu sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại (Akinlo, 2004; Barro, 1990; King và Rebelo, 1990). Tuy có sự bất đồng về quan điểm, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau là, trong một số trường hợp, sự cắt giảm chi tiêu chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và trong một số trường hợp khác thì sự gia tăng chi tiêu chính phủ cũng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Điều này hàm ý về việc tồn tại một ngưỡng tối thiểu, mà tại đó chi tiêu chính phủ là cần thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế, nếu vượt quá ngưỡng cần thiết này, chi tiêu chính phủ sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế.

Sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lạm phát. Lạm phát là yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt như kinh tế, chính trị và xã hội. Vì vậy, các lý thuyết kinh tế cho rằng, trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các quốc gia cần phải quan tâm đến việc ổn định lạm phát. Theo lý thuyết, lạm phát có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế. Mundell (1963) và Tobin (1965) nhấn mạnh lạm phát là nguyên nhân làm cho con người hạn chế giữ tiền mà chuyển thành các tài sản sinh lời khác, theo mơ hình này giữa lạm phát và tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ thuận. Trong khi đó, mơ hình của Stockman (1981) cho rằng, lạm phát tăng cao làm giảm tăng trưởng . Một số mơ hình khác lại chứng minh, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là phi tuyến tính. Fischer (1993) là người đầu tiên nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến này khi chỉ ra rằng, khi tỷ lệ lạm phát thấp, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có thể khơng tồn tại hoặc mang tính đồng biến, tuy nhiên khi tỷ lệ lạm phát cao, mối quan hệ này là tỷ lệ nghịch. Điều này hàm ý rằng, “trong ngắn hạn, khi

lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát khơng tác động đến tăng trưởng nữa” 9. Bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ giảm phát GDP để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế.

3.1.4. Đo lường hệ thống thể chế và sự phát triển của thị trường tài chính trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, nhiều tác giả đã đưa yếu tố thị trường tài chính vào mơ hình và xem yếu tố này như là một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng (Beck cùng cộng sự, 2000; Beck và Levine, 2004; Bencivenga cùng cộng sự, 1995; Gantman và Dabos, 2012; Goldsmith, 1969; Greenwood và Jovanovic, 1990; King và Levine, 1993a; McKinnon, 1973; Rioja và Valev, 2014; Shaw, 1973). Phần lớn những bài nghiên cứu chỉ ra rằng, phát triển tài chính cao hơn có tương quan một cách mạnh mẽ và có ý nghĩa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ở hiện tại và trong tương lai (King và Levine, 1993a). Các nghiên cứu của Arestis cùng Demetriades (1997) và Demetriades cùng Hussein (1996) đã kết luận rằng, tương quan thuận giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những khác biệt trong cơ cấu kinh tế và các đặc trưng thể chế. Nhiều thước đo khác nhau được dùng để đo lường cho sự phát triển của thị trường tài chính. Akinlo (2004) và Borensztein cùng cộng sự (1998) sử dụng chỉ số thanh khoản của hệ thống tài chính (M2/GDP); cịn Arcand, Berkes, cùng Panizza (2011) và Levine, Loayza cùng Beck (2000) thì sử dụng tỷ lệ giữa tín dụng khu vực tư nhân so với GDP. Bài nghiên cứu này áp

9 Học Viện Chính Sách Và Phát Triển, 2013. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt

Nam. <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tang-truong-

dụng tỷ lệ tín dụng của khu vực tư nhân để đo lường cho sự phát triển của thị trường tài chính.

Tự do kinh tế có những tác động tích cực tới hầu hết mọi lĩnh vực, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, bài nghiên cứu này đưa yếu tố tự do kinh tế vào mơ hình để phân tích rõ ràng hơn về quá trình phát triển kinh tế của một quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)