CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Mơ hình FDI
3.2.3. Đo lường hệ thống thể chế của quốc gia trong thu hút FDI
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm gần đây thường nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hệ thống thể chế. Hệ thống thể chế tốt, một mặt tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác giúp thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài (Acemoglu và Johnson, 2005; Adams, 2009 và Easterly, 2005). Nghiên cứu của Quere và cộng sự (2007) đã chỉ ra ba lý do tại sao hệ thống thể chế giúp thu hút FDI. Thứ nhất, hệ thống thể chế có vai trị quyết định đối với tổng năng suất các yếu tố (TFP). Thứ hai, một hệ thống thể chế yếu kém sẽ làm tăng chi phí cho hoạt động đầu tư (ví dụ: tham nhũng). Thứ ba, nhà đầu tư FDI thường phải đối mặt với vấn đề chi phí chìm, mà chi phí chìm thì dễ bị ảnh hưởng do tính khơng chắc chắn từ hiệu quả hoạt động thấp của chính phủ, quyền sở hữu và hệ thống thực thi pháp luật yếu kém hay sự phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Một hệ thống thể chế tốt sẽ giúp giảm những chi phí chìm liên quan khi thực hiện đầu tư. Bài
nghiên cứu sử dụng hai chỉ số để đo lường cho chất lượng thể chế của quốc gia, gồm: quyền dân sự, chính trị của cơng dân 17 và mức độ tự do kinh tế.
Trong phân tích của Khalid Sekkat và Veganzones Varoudakis (2007) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường đầu tư trong thu hút dòng vốn FDI ở những quốc gia đang phát triển. Hai tác giả chỉ ra rằng, nhờ cải thiện cơ sở hạ tầng và ổn định chính trị cùng kinh tế vĩ mơ mà những quốc gia đang phát triển có thể thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn. Nghiên cứu của Bevan cùng Estrin (2004) và Lensink cùng Morrissey (2006) cũng ủng hộ lập luận này khi cho thấy, mức độ dân chủ cao hơn sẽ giúp thu hút đầu tư nhiều hơn, cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Bài nghiên cứu này sử dụng giá trị bình qn của hai chỉ số quyền chính trị và quyền dân sự để đo lường mức độ dân chủ của quốc gia.
Xét về khía cạnh lợi thế cạnh tranh, mức độ tự do kinh tế có thể là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Qua nghiên cứu dòng vốn FDI ở các quốc gia Châu Á, Quazi (2007) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do kinh tế trong thu hút dòng vốn FDI. Quan điểm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ahmad Z.Baharumshah cùng cộng sự (2010), Marta Bengoa cùng Blanca Sanchez- Robles (2002) và Rakesh B. Sambharya cùng Abdul A. Rasheed (2013).
17 Theo Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (International Convenant on Civil and Political Rights) – 1966, quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng theo đúng trình tự pháp luật. Theo đó, quyền dân sự là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, như quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm; quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện,độc đốn;… Quyền chính trị là những quyền liên quan đến những giá trị mà mỗi người được hưởng, như quyền tự do hội họp và lập hội; quyền tham gia chính trị; …