Đo lường nguồn lực của quốc gia trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình FDI

3.2.1. Đo lường nguồn lực của quốc gia trong thu hút FDI

Biến kiểm soát đầu tiên đại diện cho nguồn lực quốc gia là lực lượng lao động. Lực lượng lao động đo lường nguồn cung lao động của nền kinh tế. Theo lý thuyết, nguồn cung lao động càng dồi dào, phong phú thì chi phí nhân cơng càng rẻ. Bên cạnh đó, do những bất hồn hảo của thị trường lao động, các công ty đa quốc gia thường có khuynh hướng lựa chọn những quốc gia có chi phí nhân cơng thấp để

13

Các công ty đa quốc gia thường đạt tới một giai đoạn mà sự phát triển bị hạn chế tại xứ sở của họ. Điều này có thể do mức độ cạnh tranh khốc liệt đối với những sản phẩm mà họ bán ra trên thị trường. Ngay cả khi mức độ cạnh tranh thấp, thị phần của họ trong quốc gia đó có thể đã đạt đến đỉnh cao hay các nhu cầu chung cho sản phẩm ban đầu có thể bị giảm sút do những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Như vậy giải pháp khả thi là cân nhắc việc lựa chọn một thị trường nước ngồi – nơi có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm ấy.

đầu tư, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng hố của họ 14. Vì thế, giả thuyết về mối liên hệ giữa lực lượng lao động và FDI có thể là:

H6: Những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào sẽ dễ dàng thu hút dòng vốn FDI.

Những biến kiểm sốt cịn lại đại diện cho nguồn lực quốc gia gồm: nguồn nhân lực, đầu tư trong nước và cơ sở hạ tầng

Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trình độ lao động không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một đội ngũ lao động lành nghề, là điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia thực hiện các dự án đầu tư một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng sẽ đảm bảo cho quá trình tiếp thu công nghệ tiên tiến diễn ra dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố giúp thu hút dòng vốn FDI vào một quốc gia (Kinda, 2013; Lucas, 1990 và Zhang cùng Markusen, 1999). Giả thuyết cho mối liên hệ này như sau:

H7: Nguồn nhân lực phát triển hơn góp phần thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn.

Có nhiều ý kiến bất đồng về mối liên hệ giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài. Theo Clegg và Scott Green (1999), Naudé và Krugell (2007), Obwona (2001), FDI góp phần bổ sung thêm nguồn vốn cho đầu tư trong nước, giúp khắc phục tình trong thiếu vốn trong quá trình sản xuất, ở các quốc gia. Marc Lautier và Francois Moreaub (2012) nghiên cứu tác động của đầu tư trong nước đến FDI ở 68 quốc gia đang phát triển, giai đoạn 1984-2004 cho thấy, đầu tư trong nước có vai trị như chất xúc tác để thu hút dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển. Trong khi đó, một số lập luận khác lại cho rằng, FDI có thể thay thế đầu tư trong nước. Kết quả nghiên cứu của Cohen (1993), Braunstein và Epstein (2002), Papanek (1973) cùng Reinhart và Talvi (1998) chỉ ra rằng, vốn FDI có tác động lấn át đầu tư

14 Đinh Thị Thu Hồng cùng các tác giả, 2015. Tài chính cơng ty đa quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trang 171

trong nước. Bằng việc sở hữu những công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, các doanh nghiệp có vốn FDI sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp trong nước. Trước áp lực cạnh tranh này khiến nhiều doanh nghiệp trong nước bị mất thị phần, mất lao động có trình độ và có thể đi đến phá sản. Ngồi ra vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư hoặc đầu tư khơng hiệu quả bởi trình độ cơng nghệ thấp kém. Kết quả là, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của nền kinh tế. Nghiên cứu của Sevil Acar, Bilge Eris cùng Mahmut Tekce (2008) sử dụng kỹ thuật GMM xem xét mối quan hệ giữa FDI và đầu tư trong nước ở 13 quốc gia khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) giai đoạn 1980-2008 cũng cho thấy tác động lấn át của FDI đến đầu tư trong nước 15

. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều vốn FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, dẫn tới sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư nước ngồi. Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngồi 16.

Cơ sở hạ tầng là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến thu hút dòng vốn FDI. Một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển góp phần tạo lập một môi trường thuận lợi cho quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, nhờ đó thu hút đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, sự phát triển cơ sở hạ tầng còn làm gia tăng hiệu quả đầu tư và giảm chi phí sản xuất (Asiedu và Lien, 2004, Vogiatzoglou, 2007, Wheeler và Mody, 1992). Vì vậy, dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm (Fung cùng cộng sự, 2000; Loree và Guisinger, 1995; Mody và Srinivasan, 1996), bài nghiên cứu kỳ vọng mối

15 Nguyễn Thị Liên Hoa và Lê Nguyễn Quỳnh Phương - Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh, 2014. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Tài chính, số tháng 6/2014, trang 43-45

16 Nguyễn Đình Luận, 2015. Khơi thơng nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 24(34), tháng 09-

liên hệ tích cực giữa cơ sở hạ tầng và FDI. Để đo lường sự phát triển cơ sở hạ tầng, bài nghiên cứu sử dụng số thuê bao điện thoại trên 100 người dân (Emmanuel A.Cleeve, Yaw Debrah và Zelealem Yiheyis, 2015; Nimesh Salike, 2015; Vladimir K.Teles và Caio C.Mussolini, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)