CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy
5.2.2. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng dưới tác động của nguồn nhân lực
một phương trình khơng thể đạt được. Từ đó, đưa ra những chính sách và biện pháp thích hợp để tác động vào các yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
5.2.2. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng dưới tác động của nguồn nhân lực lực
Xét về mối liên hệ giữa FDI và nguồn nhân lực, kết quả ước lượng từ bảng 5.2 cho thấy, nguồn nhân lực có vai trị quan trọng giúp thu hút FDI (Han và Baumgarte, 2000; Kinda, 2013; Narayan cùng Smyth, 2006 và Zhang cùng Markusen, 1999), nguồn nhân lực tăng 1% dẫn đến dòng vốn FDI đổ vào tăng 0.487%. Vậy, khi các quốc gia sở hữu được một đội ngũ lao động lành nghề và nguồn nhân lực có trình độ thì sẽ dễ dàng thu hút vốn FDI hơn các quốc gia khác, vì điều này tạo cơ sở thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các kế hoạch đầu tư một cách hiệu quả và đảm bảo cho quá trình tiếp thu cơng nghệ diễn ra dễ dàng hơn.
Kết quả từ bảng 5.2 còn cho thấy, nguồn nhân lực khơng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà trái lại cịn có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng (Benhabib và Spiegel, 1994; Kyriacou, 1991; Lau cùng cộng sự, 1991; và Pritchett, 2001). Lant Pritchett (1996) đã đưa ra vài lập luận để giải thích cho hiện tượng làm thế nào nâng cao trình độ nguồn nhân lực lại khơng đi kèm với tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, theo Pritchett giáo dục làm tăng tiền lương nhưng không phải tăng trưởng. Chủ doanh nghiệp sử dụng trình độ giáo dục như là một tín hiệu để đánh giá khả năng của người lao động chứ không thể biết được năng lực thực sự của họ, vì giáo dục nhiều hơn khơng chắc tạo ra năng suất cao hơn. Thứ hai, Pritchett cho rằng một số người sử dụng kỹ năng và kiến thức mà họ đạt được thông qua giáo dục để tham gia vào các hoạt động bất lợi về mặt kinh tế và xã hội như đầu cơ trục lợi và tham nhũng. Hình 5.2 minh hoạ cụ thể cho lập luận, phát triển nguồn nhân lực không đi kèm với tăng trưởng kinh tế.
Hình 5. 2: Tăng trưởng kinh tế, Số năm đi học trung bình và Chi tiêu chính phủ cho giáo dục, 2005-2014
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ World Bank Data) -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 8.2 8.4 % GDP Số năm đi học
Nhìn vào hình 5.2 có thể dễ dàng nhìn thấy, dù số năm đi học trung bình liên tục gia tăng liên tục qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu lại có xu hướng biến động khơng ổn định. Hình 5.2 cịn cho thấy, chi tiêu chính phủ cho giáo dục dường như không thay đổi. Điều này ngụ ý, các quốc gia trong mẫu nghiên cứu chỉ chú trọng nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực mà không quan tâm nhiều vào chất lượng giáo dục. Vì thế, tác động tiêu cực của nguồn nhân lực vào tăng trưởng kinh tế là có khả năng xảy ra, đặc biệt là ở những quốc gia tuy có trình độ nguồn nhân lực cao nhưng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp, thiếu những nhà quản lý giỏi và lao động có tay nghề cao. Những nghiên cứu thực nghiệm cùng kết quả của bài nghiên cứu này điều cho thấy tác động của nguồn nhân lực đến FDI và tăng trưởng kinh tế, nên ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là không thể nào tránh khỏi. Kết quả bảng 5.2 khẳng định, tồn tại tác động tích cực từ biến tương tác giữa FDI và nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả ước lượng này cũng trùng với một số kết luận rút ra từ nhiều nghiên cứu khác như Balasubramanyam cùng cộng sự (1999), Borensztein cùng cộng sự (1998), Jalilian và Weiss (2002) cùng Li và Liu (2005). Như vậy, FDI có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực ở các quốc gia nhận đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh chủ yếu, có tính đột phá để nâng cao trình độ nguồn nhân lực, do chuyển giao công nghệ luôn đi kèm với đào tạo nguồn nhân lực để vận hành và quản lý quy trình cơng nghệ. Vì thế, các cá nhân làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến, qua đó nâng cao năng suất lao động của mình. Những cải thiện về nguồn nhân lực ở các quốc gia nhận đầu tư cịn có thể đạt hiệu quả lớn hơn khi một số cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trong nước hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp riêng. Hình 5.3 cho thấy sự khác biệt trong nguồn nhân lực trước và sau khi có tương tác với FDI. Nhớ lại rằng, khi khơng có
tương tác với nguồn nhân lực, FDI ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng khi tương tác này xảy ra, FDI lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thơng qua nguồn nhân lực. Do đó, nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định đối với sự thành cơng của đầu tư trực tiếp nước ngồi đến tăng trưởng kinh tế.
Hình 5.3: Tăng trưởng kinh tế, biến tương tác giữa FDI với nguồn nhân lực (Nguồn: tác giả tổng hợp từ World Bank Data)
5.2.3. Tác động của những yếu tố khác đến FDI và tăng trưởng kinh tế
Ngoài FDI và nguồn nhân lực, bài nghiên cứu còn đưa thêm vào phương trình tăng trưởng kinh tế một vài yếu tố quyết định khác có tác động đến tăng trưởng được nhiều bài nghiên cứu đề cập tới. Kết quả ước lượng bảng 5.2 cho thấy, đầu tư trong nước và thị trường tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cịn thu nhập bình qn đầu người, độ mở thương mại và tự do kinh tế thì có tác động tiêu cực.
Kết quả ước lượng tác động của thu nhập bình quân đầu người đến tăng trưởng kinh tế cho thấy, 1% gia tăng trong thu nhập bình quân đầu người làm tăng trưởng kinh tế giảm 1.636%. Vậy, tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng chậm đi khi thu nhập tăng, và kết quả là thu nhập của những quốc gia nghèo có tiềm năng hội tụ với
-2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 FDI*Schooling FDI*EduInvest Growth -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 8.2 8.4 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Schooling Growth Edu invest
thu nhập của những quốc gia giàu. Kết quả ước lượng này phù hợp với những quan điểm của mơ hình tăng trưởng tân cổ điển. Nếu đúng như vậy thì thay đổi cơng nghệ được xem là ngoại sinh. Điều này có thể hợp lý khi nhiều quốc gia có thu nhập thấp có thể đạt được tăng trưởng nhanh thơng qua ứng dụng hiệu quả những công nghệ mới được xây dựng từ những quốc gia có năng lực nghiên cứu tiên tiến hơn, thay vì tự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Ước lượng tác động của đầu tư trong nước và thị trường tài chính cho ra kết quả phù hợp với giả thuyết mà bài nghiên cứu đã nêu, khi đều cho thấy tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trong nước tăng 1% làm nền kinh tế tăng trưởng 0.127%. Điều này cho thấy, đầu tư trong nước đã phát huy hiệu quả vai trị của mình trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo sự phát triển toàn diện và đồng đều giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa,….
Về phía thị trường tài chính, tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân tăng 1% giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng 0.009%. Điều này chỉ ra vai trò quan trọng của hệ thống tài chính đối với tăng trưởng kinh tế (Christopoulos và Tsionas, 2004; Falahaty và Hook, 2013; Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh; 2015; Rioja và Valev, 2014) như làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; cung cấp các dịch vụ và cơng cụ tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,…
Một kết quả bất ngờ là tác động của độ mở thương mại và tự do kinh tế đến tăng trưởng là âm. Điều này cho thấy, khi các quốc gia càng tăng cường tự do kinh tế và mở cửa thương mại thì tác động mà hai yếu tố này mang lại sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể, khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1% làm tăng trưởng giảm 0.014%. Điều này có thể hợp lý khi mở cửa thương mại sẽ làm cho quốc gia dễ dàng tổn thương hơn đối với các cú sốc từ bên ngồi cũng như khơng có khả năng cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia phát triển (Krugman, 1994; Rodrik, 1995 và Simorangkir, 2006), đặc biệt khi mở cửa thương mại mà làm tăng trưởng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, gây ra tác động tiêu cực đến cán cân thương mại (Thirlwall và Santos Paulino, 2004).
Kết quả ước lượng về tác động của thể chế cho thấy, thể chế kinh tế càng được tăng cường càng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Điều này hàm ý về một thể chế kinh tế đã được hai nhà kinh tế học Daron Acemoglu và James A. Robinson nhắc đến trong tác phẩm Tại sao các quốc gia thất bại (NXB Trẻ, 2013), khi bàn luận về vai trò của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Trong tác phẩm, hai tác giả đã phân chia thể chế kinh tế làm hai loại: thể chế kinh tế chiếm đoạt (Extractive Institutions) và thể chế kinh tế dung hợp (Inclusive Institutions). Trong đó, thể chế kinh tế chiếm đoạt được thiết lập để “chiếm đoạt thu nhập và của cải từ một bộ phận xã hội và làm lợi cho một bộ phận khác”. Một thể chế kinh tế chiếm đoạt càng được tăng cường càng làm cho tăng trưởng chậm lại do khơng tạo ra động lực khuyến khích sự tăng trưởng năng suất trong các hoạt động kinh tế.
Kết quả bảng 5.2 cho thấy tác động của các yếu tố nguồn nhân lực, lãi suất và tự do kinh tế đến FDI thì phù hợp với giả thuyết đã nêu, chỉ trừ yếu tố lực lượng lao động. Theo kết quả, khi lực lượng lao động tăng 1% thì dịng vốn FDI đổ vào giảm 2.042%. Điều này chỉ ra rằng, lợi thế về nguồn lao động dồi dào và nhân công giá rẻ dường như đang mất dần sức ảnh hưởng trong thu hút dòng vốn FDI. Thật vậy, lao động giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng và năng suất thấp, không đáp ứng được xu hướng đổi mới, sử dụng công nghệ sản xuất ngày càng cao của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong Báo cáo đánh giá năng suất lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khi cho thấy chi phí nhân cơng của Việt Nam hiện là 100 USD/tháng; Thái Lan, Philippines, Indonesia là 200 USD/tháng và Malaysia là 250 USD/tháng nhưng năng suất lao động của Việt Nam chỉ là 1, còn Thái Lan, Philippines, Indonesia là 2,5 và Malaysia là 5, thậm chí một lao động Sigapore làm việc bằng 15 lao động Việt Nam.