Đo lường chính sách quốc gia trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình FDI

3.2.2. Đo lường chính sách quốc gia trong thu hút FDI

Ba nhân tố đặc trưng cho chính sách của quốc gia gồm: tỷ giá hối đối thực, độ mở thương mại và lãi suất thực.

Dưới tác động của tỷ giá, dịng vốn của các doanh nghiệp nước ngồi có thể trở nên bất ổn hơn, từ đó tác động tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, tỷ giá hối đối đóng một vai trị quan trọng trong thu hút dòng vốn FDI (Barrell và Pain, 1996; Tsen, 2005; Anwar và Nguyen, 2010). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ của quốc gia chủ đầu tư, sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nước ngoài và thu hút nhiều FDI hơn vì làm tăng giá trị thực đồng vốn của nhà đầu tư nước ngoài so với đồng tiền trong nước. Tuy nhiên, khi đồng nội tệ giảm giá, thu nhập của cơng ty con ở nước ngồi sẽ bị sụt giảm nếu được chuyển về công ty mẹ. Nghiên cứu của Harris và Ravenscraft (1991) đã chứng minh cho quan điểm trên, khi kết luận rằng sự yếu đi của đồng USD làm tăng dòng vốn FDI vào Mỹ. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ giá hối đối đến dịng vốn FDI của Nhật cũng đưa ra những kết luận đồng quan điểm, khi chỉ ra rằng, chính sự tăng giá đồng Yên làm cho dòng vốn FDI chảy ra khỏi nước Nhật.

Độ mở thương mại là chỉ tiêu đo lường tự do thương mại của một quốc gia. Theo Asiedu (2002), ảnh hưởng của độ mở thương mại đến FDI phụ thuộc vào định hướng đầu tư của FDI. Nếu FDI tìm kiếm thị trường (market-seeking FDI) thì khi hạn chế thương mại cũng có thể thu hút được nhiều FDI hơn. Vì mục tiêu của hình thức đầu tư này là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nên hình thức này sẽ chịu sự tác động mạnh bởi quy mô và tăng trưởng của thị trường hơn là độ mở thương mại. Trong khi đó, nếu các doanh nghiệp nước ngoài định đầu tư hướng về xuất khẩu thì độ mở thương mại lại có ảnh hưởng quyết định. Những rào cản thương mại

có thể làm tăng chi phí vận chuyển từ đó làm q trình xuất khẩu trở nên tốn kém hơn. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm định ảnh hưởng của độ mở thương mại đến FDI. Nghiên cứu của Wheeler cùng Mody (1992) cho thấy, Brazil và Mexico đã thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI trong những năm 1980, mặc dù độ mở thương mại của hai quốc gia này không cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bhagwati cùng Srinivasan (2001) và Sekkat cùng Veganzones Varoudakis (2007) chỉ ra rằng, độ mở thương mại là nhân tố quyết định đến khả năng thu hút dòng vốn FDI của một quốc gia.

Thông thường, lãi suất thực được dùng thể hiện cho hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư (tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư). Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, dịng vốn FDI có thể dịch chuyển sang những quốc gia có tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn đầu tư cao. Vì vậy, chênh lệch tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên vốn đầu tư giữa các quốc gia có thể tác động đến dịng vốn FDI. Lãi suất còn được dùng để đo lường chi phí sử dụng vốn ở các quốc gia, yếu tố có thể ảnh hưởng đến dịng vốn FDI (Aliber, 1970).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vai trò của nguồn nhân lực ở các quốc gia thị trường mới nổi (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)