.9 – Đánh giá nhu cầu khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa (Trang 35 - 37)

Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát.

Đối với nhu cầu về chất lượng, theo khảo sát, có 89% hộ nuôi yến đánh giá nhu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao. Có khoảng 44% cho rằng khách hàng ngày nay cần giá cả phải chăng, đa dạng chủng loại, lượng nhu cầu tăng và tính tiện lợi của sản phẩm.

Như vậy, nhu cầu về yến sào của khách không chỉ tăng lên về số lượng mà ngày càng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng, chủng loại và tính tiện lợi nhưng giá cả phải phù hợp. Đây chính là yêu cầu đặt ra cho nhà cung cấp yến sào ngày nay ở một thị trường cạnh tranh với những khách hàng ngày càng trở nên thông thái với nhiều lựa chọn mua hàng thông minh. Khách hàng đánh giá cao chất lượng yến sào Việt Nam, nhất là yến đảo Khánh Hòa. Ở những đảo xa, chim yến đảo có điều kiện thụ hưởng được một lượng lớn thức ăn thiên nhiên, so với quần thể chim yến sống ở đất liền thì rõ ràng thức ăn này ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Đồng thời, ở đảo ngoài khơi xa, chim yến làm tổ trên những vách đá tự nhiên. Đó là nơi tích tụ thêm nhiều nguyên tố vi lượng vào thành

88.89% 44.44% 44.44% 44.44% 44.44% 11.11% 11.11%

Các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ngày càng cao

Tính tiện lợi của sản phẩm khi sử dụng Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm Giá cả phải chăng Chất lượng phục vụ, tư vấn Người tiêu dùng thông minh

HỘP 3.5 – Đánh giá chung theo kết quả khảo sát:

Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng yến sào ngày càng tăng, lượng cung trong nước tuy chưa nhiều nhưng giá vẫn thấp do yếu tố hàng ngoại bị nhập lậu vào Việt Nam.

phần tổ yến, góp phần lý giải về những nguồn dưỡng chất mà yến sào đem lại cho con người. Vì vậy, giá của tổ yến đảo trở nên cao hơn (phụ lục 9).

Hiện nay, nguồn cung tăng, việc sử dụng sản phẩm xưa nay được cho là chỉ có giới nhà giàu mới dùng được càng trở nên phổ biến. Ông Lê Danh Hoàng, giám đốc Trung tâm yến sào Hoàng Yến Eka cho rằng ngành này sẽ rất phát triển trong tương lai, và đang có xu hướng “bình dân hóa sản phẩm yến” khi giá sản phẩm yến đang giảm nhiều. Nhờ đó, yến sào tiếp cận với lượng khách hàng đông hơn. Điều này chứng tỏ một thị trường nhu cầu yến sào đầy tiềm năng và rộng lớn.

Nhu cầu đối với các loại yến nước cũng như những sản phẩm qua sơ chế một cách thuận tiện nhất, đặc biệt vào các dịp lễ, tết có xu hướng tăng nhằm phục vụ mục tiêu sử dụng làm quà tặng cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp… Đây rõ ràng là một xu thế tất yếu trong việc sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng trong thời đại công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, khi đời sống ngày được nâng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm yến sào không chỉ dừng lại ở việc ăn uống để bổ sung dinh dưỡng mà còn đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ gia tăng với nhiều lọai axit amin giúp trẻ hóa tế bào cùng những tác dụng làm đẹp da có trong dưỡng chất yến sào. Yến sào ngày nay cũng được sử dụng trong các spa, trong những viện thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp.

3.3.2.2 Nhu cầu quốc tế

Thị trường yến sào chủ yếu ở khu vực châu Á, Trung Quốc, bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Macau là thị trường tiêu thụ chính yến sào cùng với cộng đồng người châu Á ở các nước Mỹ, Ðài Loan, Singapore, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, và mở rộng sang Trung Đông.

Người Trung Quốc có niềm tin mạnh mẽ vào tác dụng của yến sào giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng có lợi ích sức khỏe, đặc biệt là chống lão hóa và cải thiện hệ miễn dịch. Và họ có truyền thống lâu đời từ những bữa yến tiệc dành cho bậc vua chúa quý phái, sang trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)