Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát.
Phân bổ chi phí trong sản xuất và kinh doanh yến sào được chia ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất là đầu tư xây dựng nhà yến và thu mua tổ yến về làm nguồn nguyên liệu đầu vào. Nhóm thứ hai là chi phí cho thương hiệu và chi phí quản lý hoạt động kinh doanh. Nhóm thứ ba là việc thuê mặt bằng và chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng thấp nhất. Như vậy, chi phí xây dựng thương hiệu chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau việc đầu tư xây nhà yến cũng là một chi phí khơng hề nhỏ đối với doanh nghiệp muốn khẳng định tên tuổi trên thị trường, tạo niềm tin nơi khách hàng.
Yến sào trong nước còn phải cạnh tranh với yến sào nhập khẩu. Theo Phạm Công Hoạt
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Đầu tư nuôi yến Thu mua tổ yến Chi phí Quản lý hoạt động KD Thương hiệu Sản xuất Thuê mặt bằng
đương với 10% so với các nước trong khu vực, Indonesia khoảng 100 tấn/năm, Malaysia và Thái Lan ở mức từ 60-70 tấn/năm. Hơn nữa, với lịch sử phát triển yến sào từ những năm 60 của thế kỷ 20 ở các nước trong khu vực với quy mơ lớn như Indonesia, Malaysia, có số lượng nhà yến đến hàng trăm nghìn nhà, trong khi nước ta ngành yến sào còn quá non trẻ với khoảng 6000 nhà. Nhà yến ở nước ta cịn q ít về số lượng để có thể tận dụng lợi thế theo quy mô như các nước khác nhằm giúp giảm chi phí, và khả năng ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới còn hạn chế ở những nhà yến nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, khi yến sào nước ngoài nhập vào Việt Nam, cạnh tranh về giá là điều khó tránh khỏi. Ngồi ra, việc nhập khẩu yến sào còn chưa được quản lý chính thức bởi các cơ quan nhà nước, vừa gây thất thoát nguồn thuế, vừa làm tăng các hoạt động nhập lậu qua đường khơng chính thống. Hàng ngoại tràn lan vào Việt Nam, trà trộn, mạo danh hàng Việt, gây rối loạn thị trường và ảnh hưởng uy tín thương hiệu yến trong nước.
3.3.4 Các ngành liên quan và hỗ trợ
Những kĩ thuật thu hút yến vào sinh sống trong nhà như âm thanh, phun nước mưa, tạo mùi bầy đàn, tạo tổ giả đã được quy trình hóa và thực hiện bằng những thiết bị được sản xuất sẵn. Nhà nuôi và những ô bằng gỗ (nesting plank) cũng được tiêu chuẩn hóa giúp người ni khơng phải mị mẫm trong q trình đầu tư xây dựng và đảm bảo khả năng thành công cao nhất.
Hiện nay, những thiết bị kỹ thuật sử dụng trong nhà yến phải nhập khẩu từ Malaysia và châu Âu nên vẫn cịn phụ thuộc vào cơng nghệ bên ngoài. Với những hộ có nhà yến quy mơ nhỏ chưa đủ khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ hoạt động dẫn dụ chim yến về làm tổ nên khó có khả năng thu hút được số lượng đàn chim yến lớn.
Ngoài ra, việc ứng dụng kỹ thuật truy suất nguồn gốc tổ yến ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện được như các nước đi trước như Malaysia. Một trong những lý do đó là quy mơ nhà yến ở nước ta còn nhỏ hẹp, số lượng ít, việc xây nhà yến còn manh mún và tự phát, rải rác ở nhiều nơi, chưa có sự tập trung, chưa tận dụng được lợi thế theo quy mơ để có những ứng dụng cơng nghệ tiên tiến. Nếu áp dụng công nghệ với số lượng nhỏ lẻ như vậy sẽ gia tăng chi phí rất cao, hoạt động không đem lại hiệu quả.
Bảng 3.1 – Vật liệu cần thiết xây nhà yến.
Nguồn: Trung tâm yến sào Tầm Cao Việt (2016).
Các loại máy móc, thiết bị chính như hệ thống loa phát âm thanh, hệ thống phun sương tạo độ ẩm, để bảo quản lượng yến sào tồn kho, các doanh nghiệp cần phải trang bị máy hút chân không nhằm bảo quản tốt nhất chất lượng của yến sào chờ tìm thị trường xuất bán… Những loại thiết bị cần thiết này đều được nhập từ các nước đi trước trong ngành như Indonesia, Malaysia. Một số thiết bị phải nhập công nghệ từ châu Âu. 100% người được khảo sát cho biết chưa có thỏa thuận liên kết với nhà cung ứng thiết bị kỹ thuật do số lượng nhỏ, chỉ mua khi cần thiết để tạo tính linh hoạt và khơng có ràng buộc đơi bên. Ngồi ra, những dụng cụ như khuôn tổ yến, các thiết bị trong quá trình chế biến yến sào được cung cấp bởi những doanh nghiệp nhỏ trong nước. Tất cả các thiết bị từ kỹ thuật hiện đại đến công cụ, dụng cụ
Stt Tên Vật Tư Stt Tên Vật Tư
1 Gỗ Bạch Tùng 32 Ampli cửa dẫn
2 Ke gỗ 33 Ampli ru
3 Tinh yến hương 34 Usb tiếng chim
4 Phân chim yến 35 Đèn chống cú
5 Mùi Bầy đàn Tacavi 36 Dây điện Cadivi0.75 6 PW Super 37 Timer điện tử hẹn giờ 7 Hóa chất mùi khai 38 Cầu dao chống giật 8 Đinh gỗ 4 phân 39 Khởi động từ
9 Đinh thép 40 Ổ cắm Lioa
10 Vít Inox 4p 41 Băng keo điện
11 Vít đen 2p 42 Phích cắm điện
12 Phao Cơ 43 Tanali
13 Tắckê nhựa 44 Diệt gián
14 Thùng tạo mùi 45 Invetter
15 Dây Rút 46 Bình Ắc Quy
16 Bass inox 4 lỗ 47 Cầu dao nguồn 17 Loa ru trong nhà 48 Camera TCA-51403 18 Loa 4D 49 Đầu ghi 4 kênh TDA-2604
19 Loa dẫn 50 Adapter 12V
20 Loa 8D phòng VIP 51 Balun chống nhiễu 21 Loa Lục Giác 52 Dây 4 lõi 200m 22 Loa hút cửa HP4000 53 Màn hình 21 in 23 Dây loa Cadivi0.5 54 Ổ cứng Seagate 1T
24 Máy phun 2000 55 Vận chuyển
25 Máy TCV 7000 56 Tổ giả bằng nhựa
26 Ống 90 57 Bàn gai tắc kè
27 Máy kiểm soát ẩm 58 Bẫy cú và chim săn mồi 28 Ống p. sương 8ly 59 Dy 2000 Mùi ẩm trệt 29 Béc tắm p.sương 60 Béc p.sương 30 Co,T, Keo PVC 61 Hệ thống sưởi
31 Lọc nước 62 Máy phun siêu ẩm 5500
Khác Phun Sương Hệ Thống Tạo Ầm Ampli Hệ Thống Âm Thanh Điện Thuốc Nguồn dự phòng Camera Quan sát Gỗ Thanh Tổ Hóa chất Phụ kiện Loa Âm Thanh
thủ cơng đơn giản đều chưa có sự liên kết nào chặt chẽ với phía bên chủ nhà yến. Đây là một điểm yếu của chuỗi ngành hỗ trợ của yến sào.
Tuy nhiên, về đầu ra, ngành đã có sự liên kết chặt chẽ với ngành du lịch. Hoạt động này đã được thực hiện hiệu quả đối với một địa điểm du lịch như thành phố biển Nha Trang, Khánh Hịa. Cơng ty YSKH là đơn vị duy nhất quản lý và khai thác 169 hang yến của tỉnh. Nhờ đó, cơng ty cũng thực hiện thiết kế tour du lịch cho du khách kết hợp tham quan hang yến, thưởng thức chè yến với du lịch biển đảo ở đảo yến Hòn Nội, Hòn Tằm, và quần thể đảo trong vùng biển gần đất liền. Mặc dù chỉ khai thác từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, với điều kiện thời tiết biển thuận lợi cho du lịch đảo, những tour du lịch cũng đã thu hút du khách đến từ nhiều nơi ở trong và ngoài nước để vừa quảng bá tài nguyên du lịch địa phương, vừa giúp du khách biết nhiều hơn đến sản phẩm YSKH. Việc kết hợp này tạo nên thương hiệu địa phương cho Khánh Hòa với cảnh biển đẹp và món ăn ngon, bổ dưỡng. Trong khi hiện nay xu hướng của du lịch khám phá đến những nơi đảo xa bờ đang thu hút nhiều đối tượng thì việc kết hợp này giúp du khách thích thú những trải nghiệm này và để lại nhiều ấn tượng đáng lưu nhớ trong lòng khách du lịch về biển và món ăn. Tour du lịch đảo yến Hòn Nội, kết hợp du lịch biển đảo hoang sơ với bãi tắm đôi duy nhất ở Việt Nam và tham quan hang yến, giúp du khách có thể trực tiếp đi vào hang yến, tham quan và tận mắt chứng kiến những tổ chim yến đang làm trên vách đá. Ở giữa đảo yến thưởng thức món chè tổ yến bổ dưỡng và thơm ngon, giúp du khách cả trong và ngồi nước đều thích thú trải nghiệm không gian du lịch mới mẻ và mang đặc trưng riêng của vùng đất Khánh Hòa.
Đối với những doanh nghiệp yến sào khác trong tỉnh, họ cịn liên kết với cơng ty du lịch thiết kế chương trình tour có lịch trình đi đến các phịng trưng bày sản phẩm, của hàng bán yến sào cho du khách có cơ hội tìm hiểu về đặc sản địa phương và mua về làm quà cho người thân. Từ đó, thúc đẩy hình thức xuất khẩu tại chỗ, đem lại nguồn lợi đáng kể cho ngành yến sào và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu địa phương. Những hộ có nhà yến cũng bước đầu thực hiện quảng bá, liên kết với công ty du lịch để đưa khách đến tận mắt tham quan nhà yến và mua sản phẩm tại nhà.
Như vậy, các ngành liên quan, hỗ trợ đối với yến sào thì đầu vào, trang thiết bị, chưa có sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, làm cho hoạt động rời rạc và thiếu tính đồng đều. Tuy nhiên, để góp phần giải quyết đầu ra, việc liên kết với ngành du lịch là hồn tồn có lý do và khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả 2 ngành du lịch và yến sào.
Ngoài ra, đối với bất cứ ngành nghề nào, những hiệp hội cũng luôn là tổ chức hỗ trợ cho ngành với nhiều hoạt động đem lại. Với ngành yến sào, ngày 13/4/2017, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 1286/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội yến sào Việt Nam (VSFA). Và Đại hội thành lập VSFA đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 09/7/2017, bầu ra một chủ tịch và bốn phó chủ tịch để chịu trách nhiệm về các hoạt động của hiệp hội. VSFA vừa mới được thành lập, còn quá non trẻ để gánh vác trọng trách của cả một ngành hàng và đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước cùng định hướng xuất khẩu yến nhà ra thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, trong điều kiện người tiêu dùng cũng đã thông thái nhưng nhận thức và nhận diện sản phẩm chưa được cao. Những tin đồn lây lan rộng trong thời đại công nghệ truyền đi với tốc độ nhanh chóng đã làm ảnh hưởng đến cả ngành yến sào (phụ lục 12). Trong khi việc xử lý khủng hoảng truyền thông ngày nay đã trở nên cấp thiết thì ở ngành yến sào lại chưa có kênh truyền thơng chính thức để cơng bố đầy đủ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh không lành mạnh của yến sào trên thị trường.
3.3.5 Vai trị của chính phủ
Cho đến nay, hoạt động nuôi chim yến chịu sự điều chỉnh của văn bản pháp lý cao nhất là Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) ngày 22/7/2013 về quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, việc ni chim yến cần có giấy phép xây dựng nhà ở vị trí phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện, và có bản khai báo về cơ sở nuôi yến với Phòng NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hiện nay, chưa có quy định riêng về việc xây dựng nhà cho mục đích dẫn dụ chim yến, cho nên khi đăng ký tên cơng trình là nhà ở tư nhân.
Theo khảo sát chỉ số PCI năm 2016, các tiêu chí về chi phí gia nhập thị trường, Khánh Hòa được đánh giá 8.27, thấp hơn so với trung bình các tỉnh thành trong cả nước là 8.54.
Bảng 3.2 – Chỉ số gia nhập thị trường.
Nguồn: Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam năm 2016.
Trong đó, thời gian chờ đợi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến 45 ngày, cao hơn so với mức trung bình chung cả nước (30 ngày). Ngồi ra, các tiêu chí như Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa, Cán bộ am hiểu chun mơn, nhiệt tình thân thiện, Ứng dụng công nghệ thông tin ở khánh Hịa đều có đánh giá thấp hơn mức trung bình và hai tỉnh lân cận (Phú Yên và Ninh Thuận).
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, một số cơ sở sản xuất chủ động làm thủ tục đăng ký những loại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trên thị trường, chưa có quy định bắt buộc về những loại giấy phép này từ phía cơ quan chức năng (phụ lục 7). Kết quả khảo sát cho thấy các vấn đề về thủ tục hành chính để đăng ký giấy phép cho hoạt động ngành nghề yến sào với các bước còn lỏng lẻo. Chủ nhà yến dễ dàng có được giấy phép nhưng giấy phép chưa có giá trị cao trong việc chứng nhận chất lượng sản phẩm trên thị trường. Điều này còn là vấn đề cần giải quyết để có một ngành yến phát triển lành mạnh và bền vững. Tỉnh Chỉ số gia nhập thị trường Thời gian đăng ký doanh nghiệp - số ngày (giá trị trung vị) Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (Giá trị trung vị) Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai (% đồng ý) Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ (% đồng ý) Cán bộ tại bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn ( % đồng ý) Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt tình, thân thiện ( % đồng ý) Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa tốt ( % đồng ý) Khánh Hòa 8.27 7 45 69.23% 60.26% 23.08% 34.62% 23.08% Phú Yên 8.96 5 17.5 70.19% 79.81% 48.08% 48.08% 37.50% Ninh Thuận 8.56 7 30 60.00% 81.11% 44.44% 47.78% 24.44% Trung bình cả nước 8.54 7.0 30 59.58% 72.42% 40.91% 42.86% 29.40%
Theo ông Đỗ Văn Hải, Trưởng phòng Nghiệp vụ Tổng hợp, Sở NN&PTNT Khánh Hòa cho biết tỉnh chưa có chính sách khuyến khích phát triển nhà yến rộng rãi như thành phố Hồ Chí Minh hay một số tỉnh thành khác vì Khánh Hịa là địa điểm du lịch và tập trung quần thể yến đảo lớn, cần đảm bảo môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, cũng như nguồn côn trùng cho chim yến. Một khi số lượng nhà yến tăng lên càng tăng cao không chỉ phá vỡ quy hoạch đô thị, mà còn gây ra tiếng ồn quá mức, chất thải của chim không được xử lý phù hợp, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và khách du lịch.
Năm 2017, Hội thảo khoa học Phát triển bền vững ngành nghề yến sào Việt Nam với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, các nhà khoa học nghiên cứu trong ngành, các doanh nghiệp và đại diện những người có nhà yến đã đóng góp những nghiên cứu, định hướng, giải pháp để phát triển bền vững ngành yến sào Việt Nam. Ngày 18/7/2017, Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến và tình hình ni chim yến trên cả nước. Đây là những hoạt động thể hiện cơ quan quản lý nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến ngành yến sào. Nhà nước đã có động thái tích cực, chuẩn bị cho việc ban hành những quy định mới nhằm bổ sung vào hệ thống pháp lý trong việc quản lý nhà nước đối với ngành yến sào.
3.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào tỉnh Khánh Hịa