.12 – Động lực phát triển của ngành yến sào Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa (Trang 41 - 45)

Nguồn: Kết quả tác giả khảo sát.

Khánh Hịa là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đây là cơ hội hiếm có để tỉnh quy hoạch, ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nuôi chim yến, từ đó xây dựng các dịng sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của địa phương, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm lao động và an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cùng với việc kết hợp với hoạt động

77.78% 66.67% 66.67% 11.11% 11.11% Lượng khách du lịch đơng đúc đến Khánh Hịa

Thương hiệu yến Khánh Hòa Chất lượng yến Khánh Hòa Nhu cầu khách hàng ngày càng cao Khơng có động lực phát triển

du lịch, YSKH có cơ hội vươn xa đến nhiều thị trường trên thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hình 3.13 – Thống kê nhà ni chim yến tại các tỉnh/ thành phố.

Nguồn: Diễn đàn Tổ yến Việt Nam (2017).

Khánh Hòa yếu về năng lực cạnh tranh trên thị trường yến nhà. So với năm 2015, số lượng nhà yến tăng 9 nhà, tổng đàn chim tăng khoảng 8-10%/năm, sản lượng yến có tăng nhưng chỉ ở mức 4-6%, tập trung ở khu vực Vạn Giã (8 nhà), Diên Khánh (6 nhà) và Nha Trang (22 nhà). Vấn đề số lượng và kỹ thuật áp dụng khoa học ở các nhà yến ở Khánh Hòa còn yếu so với những địa phương phát triển yến nhà như thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Tiền Giang… 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 0 100 200 300 400 500 600 700

NHÀ NUÔI CHIM YẾN ( năm 2015) NHÀ NUÔI CHIM YẾN (năm 2016) SẢN LƯỢNG TỔ YẾN/ NĂM (kg)

So với trung bình chung cả nước, sản lượng yến nhà ở Khánh Hòa cũng còn rất thấp, chỉ khoảng một nửa mức trung bình chung. Trong số 39 tỉnh thành có nhà yến, Khánh Hịa nằm trong nhóm những tỉnh có sản lượng thấp.

Hình 3.14 – Vị thứ xếp hạng của yến nhà Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực năm 2016.

Nguồn: Diễn đàn Tổ yến Việt Nam (2017).

Yến nhà Khánh Hòa xếp vị thứ thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực về cả số lượng nhà yến, diện tích sàn, tổng đàn chim lẫn sản lượng tổ yến thu hoạch được trong năm 2016. Mặt khác, tuy nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng cạnh tranh trong ngành yến sào khá gay gắt do thất bại thị trường từ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người bán và người mua, gây nhiễu thị trường. Hàng thật và hàng giả lẫn lộn, khó phân biệt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như uy tín thương hiệu YSKH đã được gây dựng từ trước. Yến kém chất lượng đang phổ biến trên thị trường, càng nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường, chất lượng yến sào bán ra càng khó đồng nhất và khó kiểm sốt hơn. Việc đưa các loại tổ yến giả, yến trộn có chất lượng kém hoặc tỷ lệ tổ yến thật chỉ chiếm vài % nhằm tìm kiếm lợi nhuận bất chính. Những loại nguyên liệu giả được dùng để trộn lẫn với

tổ yến thật như: rong biển, carrageenan, alginate, agar, tinh bột, lịng trắng trứng, bì lợn… Đối với yến huyết, chất màu hoặc hóa chất tẩy màu được sử dụng để nhuộm.

Việc phân biệt tổ yến thật và giả mang tính cảm quan nên kém chính xác. Ngồi ra, phương pháp vật lý, hóa học có cơ sở khoa học nhưng chưa đầy đủ, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Như vậy, việc tổ yến giả tràn lan đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của các nhà sản xuất chân chính. Hàng giả làm cho các nhà sản xuất bị thiệt hại về kinh tế vì mua hàng kém chất lượng. Đối với người tiêu dùng trực tiếp, ngồi vấn đề kinh tế cịn ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của khách hàng.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, đẩy mạnh việc bán lẻ yến sào cho khách hàng nội địa, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ trở nên khốc liệt. Ngồi doanh nghiệp, những hộ có nhà yến cũng bán lẻ tại nhà. Mặc khác, hiện nay với hình thức bán hàng qua mạng xã hội, nhiều cá nhân buôn bán tự phát mà không phải cần đến mặt bằng, cửa hàng thực hay đăng ký kinh doanh. Việc buôn bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết làm cho thị trường trở nên đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, thuận tiện cho cả người bán và ngư ời mua. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là khó kiểm sốt chất lượng sản phẩm, thị trường phức tạp, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn làm nhiễu loạn thông tin. Đây cũng là cơ hội cho hàng giả trà trộn, có mặt tràn lan trên thị trường. Và người thiệt hại nhiều nhất là khách hàng và những nhà sản xuất chân chính. Bên cạnh đó, việc bày bán tràn lan, ở đâu có nhà ni yến ở đó có treo bảng bán yến sào làm giảm “đẳng cấp thương hiệu” của mặt hàng cao cấp này. Hơn nữa, thể hiện tính manh mún, rời rạc, thiếu liên kết trong ngành yến sào.

HỘP 3.7 - Ông Hồ Thế Ân, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa:

“Yến sào Khánh Hịa ngồi bán yến ngun tổ cịn sản xuất nước yến. Mười mấy năm trở lại đây, nước yến của Khánh Hịa cũng là loại nước độc tơn trong nước, vì Bình Định và Hội An không sản xuất. Nhưng yến sào của ta hiện nay bắt đầu cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đó là yến sào từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia sang, thậm chí cịn có yến từ Đài Loan, HongKong, Trung Quốc chở sang, và kể cả của nhà sản xuất Việt Nam cũng làm nhà máy sản xuất yến lon, yến chai, yến lọ. Sản phẩm của tổ yến cũng có thị trường cạnh tranh rất quyết liệt, giữa trong nước và khu vực.”

Ngoài sản phẩm là tổ yến thuần túy, những sản phẩm làm từ tổ yến cũng có sức cạnh tranh nhất định. Đó là ở các mặt hàng sản xuất từ yến như nước giải khác, sữa chua, bánh kẹo, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, các món ăn chế biến sẵn ở các nhà hàng.

Theo kết quả khảo sát có 50% người được hỏi cho rằng bán chủ yếu cho người quen. Rõ ràng thị trường yến sào “mua bằng niềm tin, bán bằng thương hiệu”, từ những người quen biết hay từ thương hiệu có uy tín sẵn trên thị trường. Chi phí trong việc đăng ký thương hiệu, và chi phí quản lý cho hoạt động kinh doanh, thuê mặt bằng đều cao, khiến giá mặt hàng này luôn cao và cạnh tranh gay gắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)