Cơ sở lý thuyết về cổphiếu và giá cổphiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp HCM (Trang 30)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Cơ sở lý thuyết về cổphiếu và giá cổphiếu

2.2.1. Cổ phiếu

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH-11 ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nêu ra định nghĩa như sau: “Cổ phiếu là loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.

2.2.2. Đặc điểm

- Bản chất của cổ phiếu là loại giấy chứng nhận góp vốn, do đó khơng có kỳ hạn và khơng hồn vốn;

- Cổ tức của cổ phiếu tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, do đó khơng cố định;

- Khi công ty phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý;

- Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, do nhiều nhân tố nhưng nhân tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá thị trường của công ty.

2.2.2. Các loại cổ phiếu

Theo cách phân loại phổ biến nhất - dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt thành cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.

- Cổ phiếu phổ thông: là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phiếu

của một công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ.

- Cổ phiếu ưu đãi: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty,

đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.

Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả chỉ tập trung vào cổ phiếu phổ thông (hay cổ phiếu thường).

2.2.3. Giá cổ phiếu thường

- Mệnh giá của cổ phiếu thường: Giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu là

mệnh giá cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa.

- Giá trị sổ sách: là giá của cổ phiếu ghi trên sổ sách kế tốn phản ánh tình

trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định.

Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành. Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành.

- Giá trị nội tại: là giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại, được tính

tốn căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị trường. Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá của thị trường và chọn lựa phương án đầu tư có hiệu quả nhất.

- Giá trị thị trường: là giá cả cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất

định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà giá thị trường có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực của nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu, lại bị tác động bởi nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, …trong đó yếu tố quan trọng nhất là giá thị trường của công ty và khả năng sinh lợi của nó. Do đó, giá thị trường của một cổ phiếu thường xuyên biến động.

2.3. Ảnh hƣởng của ý kiến kiểm toán tới sự biến động giá cổ phiếu

2.3.1. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới sự biến động giá cổ phiếu

Báo cáo hàng năm của các công ty được lập theo các tiêu chuẩn được thiết lập, theo luật, chuẩn mực của từng quốc gia, khu vực như các nguyên tắc được chấp nhận chung GAAP, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Các báo cáo này cần được công bố ra công chúng để thông tin cho các bên liên quan của doanh

Tại Việt Nam, theo thông tư số 155/2015/TT-BTC, ngày 06 tháng 10 năm 2015, Công ty đại chúng phải cơng bố BCTC năm đã được kiểm tốn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm tốn nhưng khơng vượt q 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp cơng ty đại chúng khơng thể hồn thành việc cơng bố BCTC năm trong thời hạn nêu trên do phải lập BCTC năm hợp nhất hoặc BCTC năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của công ty đại chúng cũng phải lập BCTC năm có kiểm tốn, BCTC năm hợp nhất hoặc BCTC năm tổng hợp thì Ủy ban Chứng khốn Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố BCTC năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

Ảnh hưởng kỳ vọng của người sử dụng báo cáo là một nhân tố quan trọng đứng sau nhu cầu cho dịch vụ này. Báo cáo kiểm toán là một trung gian truyền thông giữa các KTV và người sử dụng báo cáo, do đó báo cáo này phải dễ hiểu, khách quan và được chấp nhận bởi người sử dụng như là một nguồn thơng tin thích hợp. Sự thích hợp của báo cáo có nghĩa nó phải tạo ra sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định, ngược lại, người sử dụng báo cáo sẽ không đọc báo cáo và sẽ khơng xem xét nó trong quá trình ra quyết định. Theo Al-Thuneibat et al., (2008), ảnh hưởng lên việc ra quyết định có nghĩa là báo cáo kiểm tốn phải có nội dụng thơng tin có ý nghĩa, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, quyết định vay nợ và giá cổ phiếu.

Bằng chứng thực nghiệm ở Trung Quốc bởi Chen et al (2000) cho thấy ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tiêu cực tới biến động giá cổ phiếu. Nghiên cứu đã đưa ra giải thích rằng các KTV đã sử dụng ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh như một sự thay thế thuận tiện cho ý kiến kiểm tốn ngoại trừ để họ khơng mất khách hàng trong khi tránh được việc vi phạm các chuẩn mực kiểm tốn. Do đó, loại ý kiến này như một chỉ báo tiêu cực cho các nhà đầu tư. Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015) tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của ý kiến kiểm toán ngoại trừ lên biến động giá

cổ phiếu tại Italia, hàm ý một dấu hiệu tiêu cực. Tuy nhiên, ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh nhận được kết quả là tạo ảnh hưởng tích cực đối với biến động giá cổ phiếu. Điều này được giải thích trong bối cảnh ở Ý rằng, loại ý kiến này như một đánh giá thuận lợi liên quan đến khả năng hoạt động liên tục, đặc biệt ở các công ty đang rất khó khăn. Nhóm tác giả đã cho rằng có thể các nhà đầu tư có thể đã đánh giá cao giá trị của ý kiến kiểm toán khi lựa chọn giữa việc đưa ra một trong hai loại ý kiến với ranh giới rất mong manh bởi kết luận của KTV.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu giá cổ phiếu

Các nghiên cứu liên quan về phản ứng của giá cổ phiếu trên thế giới và ở Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả, hầu hết sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu sự kiện. Một số khái niệm, nội dung liên quan đến phương pháp thực hiện nghiên cứu này:

- Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event Study Methodology)

Các nhà nghiên cứu thường được được yêu cầu đo lường ảnh hưởng của một sự kiện kinh tế lên giá trị công ty. Điều này dường như là một nhiệm vụ khó khăn nhưng nó có thể được hiện dễ dàng bằng một nghiên cứu sự kiện. Sử dụng dữ liệu thị trường tài chính, một nghiên cứu sự kiện đo lường ảnh hưởng của một sự kiện cụ thể lên giá trị cơng ty. Tính hữu ích của phương pháp này đến từ thực tế là, với một mức độ hợp lý của thị trường, sự ảnh hưởng của một sự kiện sẽ được phản ánh ngay lập tức trong thị trường cổ phiếu. Vì vậy, việc đo lường ảnh hưởng về mặt kinh tế có thể được thực hiện bằng việc quan sát giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian ngắn (MacKinlay, 1997).

Phương pháp cửa sổ sự kiện là một trong những cơng cụ phân tích được sử dụng thường xuyên nhất trong nghiên cứu tài chính. Mục tiêu của một nghiên cứu sự kiện là để đánh giá xem liệu có bất cứ khoản thu nhập bất thường hoặc thu nhập vượt trội nào phát sinh bởi người nắm giữa cổ phiếu kèm theo bởi một sự kiện cụ thể nào đó

(ví dụ như thông báo lợi nhuận, thông báo sáp nhập, thông báo chia tách cổ phiếu,…) (Pamela P. Peterson ,1989).

- Cửa sổ sự kiện (event window):

Nhiệm vụ đầu tiên để thực hiện một nghiên cứu sự kiện là xác định ngày sự kiện và xác định khoảng thời gian mà giá cổ phiếu của các công ty liên quan trong nghiên cứu sự kiện được kiểm tra – Đây là cửa sổ sự kiện (MacKinlay, 1997).

Cửa sổ sự kiện có thể là ngày sự kiện được đưa ra công chúng cộng, trừ một số ngày. Việc xác định cửa sổ sự kiện dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất hiệu quả của thị trường vì khả năng các thơng tin có thể bị rị rỉ ra cơng chúng trước ngày sự kiện được cơng bố chính thức. Do đó, cửa sổ sự kiện thường được chia thành ba giai đoạn nhỏ, gồm thời gian trước sự kiện, ngày sự kiện và thời gian sau sự kiện (Glenn V. Henderson, Jr, 2000).

- Thu nhập bình thường (normal return) và thu nhập bất thường (abnormal return) Trước khi tính tốn thu nhập, cần phân biệt giữa hai giai đoạn trong loại nghiên cứu này. Giai đoạn ước lượng, các ước lượng được tính tốn ở giai đoạn này. Những

ước lượng này được sử dụng để tính tốn thu nhập kỳ vọng hay thu nhập bình thường cho mỗi công ty trong giai đoạn cửa sổ sự kiện (Glenn V. Henderson, Jr,

2000). Thu nhập bất thường là sự khác biệt giữa thu nhập quan sát được và một giá trị thu nhập được tính tốn bởi mơ hình – thu nhập bình thường (Pamela P. Peterson,1989).

Trong các nghiên cứu sự kiện, mơ hình được sử dụng phổ biến nhất để ước lượng thu nhập bất thường là mơ hình thị trường (MacKinlay, 1997). Ngồi ra có thể sử dụng hoặc mơ hình thu nhập điều chỉnh trung bình, hoặc một số mơ hình phân tích khác như mơ hình nhân tố. Dựa vào tổng kết lý thuyết của MacKinlay (1997) và Glenn V. Henderson, Jr, 2000), tác giả tổng kết, tóm tắt nội dung của một số mơ hình ước lượng như sau:

Mơ hình thị trường

Theo mơ hình này, phân tích sử dụng một cửa sổ ước lượng (thường 120 ngày) trước của sổ sự kiện để xác định mối quan hệ giữa cổ phiếu của công ty và chỉ số giá thị trường thơng qua phân tích hồi quy. Dựa vào hệ số hồi quy, thu nhập sẽ được dự đốn và được sử dụng để tính tốn thu nhập bất thường.

Mơ hình thị trường được mơ tả bằng công thức sau:

αi: Giới hạn chặn

βi : Đo lường tác động của thu nhập thị trường trên thu nhập của cổ phiếu i

 ̂ ̂

Ri,t : Thu nhập cổ phiếu i tại ngày t

Rm.t : Thu nhập của thị trường tại ngày t (được tính tốn từ một danh mục thị trường hoặc một chỉ số thị trường).

ARi,t : Thu nhập bất thường của cổ phiếu i tại ngày t

̂, ̂ : Là ước lượng của α, β từ phương pháp bình phương bé nhất OLS.

Trong mơ hình thị trường có xét đến tác động của thị trường lên thu nhập của cổ phiếu do đó phương sai thu nhập bất thường của mơ hình này giảm xuống.

Mơ hình thu nhập điều chỉnh trung bình

Trong cách tiếp cận của mơ hình này, việc thiếu thơng tin mới, được kỳ vọng tạo ra mức thu nhập giống kết quả được tính trung bình trong giai đoạn ước lượng. Với ERi,t là thu nhập trung bình của chứng khốn i, được tính tốn từ một khoản thời gian ước lượng, công thức xác định như sau:

ERi,t

Từ đó tính thu nhập bất thường theo cơng thức

ARi,t =Ri,t – ERi

 Các mơ hình phân tích khác

Một số mơ hình phân tích khác đã được đề xuất. Một loại mơ hình phân tích được sử dụng là mơ hình nhân tố. Các mơ hình nhân tố được thúc đẩy bởi lợi ích của việc giảm sai lệch của thu nhập bất thường bằng cách giải thích nhiều hơn sự sai lệch của thu nhập bình thường. Nhân tố điển hình được xem xét là danh mục các chứng khoán được giao dịch. Mơ hình thị trường là ví dụ của kiểu mơ hình một nhân tố. Những mơ hình đa nhân tố khác bao gồm các chỉ số ngành bổ sung ngoài chỉ số thị trường. Một biến thể khác của mơ hình nhân tố là việc tính tốn thu nhập bất thường bằng cách tính tốn mức chênh lệch giữa thu nhập bình thường và thu nhập của danh mục các cơng ty có cùng kích cỡ giống nhau, với kích cỡ cơng ty được đo lường bằng giá trị vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, mơ hình này có những giới hạn như chỉ áp dụng hiệu quả khi những quan sát trong mẫu có những đặc điểm chung như cùng một ngành,…

Trên cơ sở tổng kết và kế thừa từ những nguyên cứu thực hiện gần đây như Al- Thuneibat et al., (2008), Moradi et al., (2011), Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015), tác giả sử dụng phương pháp sự kiện và sử dụng mơ hình thị trường (MacKinlay, 1997) để đo lường ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 bao gồm những lý thuyết nền tảng liên quan đến các vấn đề trong nội dung nghiên cứu của đề tài. Cụ thể, nội dung chương này đã trình bày một số vấn đề liên quan đến giá cổ phiếu, báo cáo kiểm toán, các loại ý kiến kiểm toán; mối quan hệ kỳ vọng giữa ý kiến kiểm toán và giá cổ phiếu và cách thức đo lường ảnh hưởng của mối quan hệ này. Những nội dung lý thuyết này là nền tảng quan trọng để tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu. Việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu, phương pháp thực hiện và kết quả thực nghiệm sẽ được trình bày cụ thể trong các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Bài viết được thực hiện dựa vào cách tiếp cận suy diễn với phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng. Đồng thời, bài viết cũng sử dụng phương pháp mơ tả phân tích và tổng hợp nhằm xây dựng cơ sơ lý thuyết cho mơ hình nghiên cứu. Quy trình thực hiện luận văn được tiến hành như sau:

Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận văn

Nguồn: Tác giả xây dựng

Thiết kế nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu - Phương pháp thu thập dữ liệu

- Nhập liệu và xử lý dữ liệu

Phân tích dữ liệu, kiểm định giả thuyết

- Thống kê mô tả - Kiểm định t-test

Viết Báo cáo về nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Các cơng trình nghiên cứu liên quan và các khái niệm

Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

3.2. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

3.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện nhằm kiểm định ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến kiểm tốn chấp nhận tồn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp HCM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)