Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp HCM (Trang 45)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Như đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp cửa sổ sự kiện và sử dụng mơ hình thị trường (MacKinlay, 1997) để đo lường ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu. Do đó, từ danh sách có được của các công ty trong mẫu nghiên cứu, tác giả cần thu thập các thơng tin phục vụ mục đích phân tích sau đây: ngày sự kiện, giá cổ phiếu của các công ty, chỉ số giá thị trường VN-Index trong giai đoạn ước lượng và trong cửa sổ sự kiện.

Trong các nghiên cứu sự kiện, các tác giả có thể sử dụng dữ liệu thu nhập của cổ phiếu theo tháng hoặc theo ngày. Tuy nhiên, với kiểu kiểm định tham số thì việc sử dụng thu nhập bất thường theo ngày cho ra kết quả mạnh hơn so với sử dụng thu nhập bất thường theo tháng. Mặc khác, thời gian hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa quá lâu, việc thu thập dữ liệu theo tháng sẽ dẫn đến cỡ mẫu nhỏ, không thỏa mãn các yêu cầu của những kiểm định thống kê. Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả thu thập giá cổ phiếu và chỉ số giá thị trường cho mẫu nghiên cứu theo ngày.

Để điều tra phản ứng của biến động giá cổ phiếu với ý kiến kiểm toán, cần phải xác định ngày sự kiện thích hợp để xác định ảnh hưởng. Một số ngày có thể xem xét gồm:

- Thứ nhất: ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp, thường là ngày 31 tháng 12. Ngày này khơng thích hợp vì cơng việc của KTV có thể chưa bắt đầu hoặc phần lớn cơng việc kiểm tốn vẫn đang tiếp tục diễn ra trong giai đoạn này, vì thế ý kiến của KTV là chưa thể biết được;

- Thứ hai: ngày kết thúc công việc của các KTV tại doanh nghiệp. Ngày này

hầu như khác ngày ký trên báo cáo kiểm tốn vì các KTV, cơng ty kiểm tốn cần hồn thiện các công việc khác trước khi đưa ra báo cáo chính thức, và ngày này

cũng khơng được cơng bố chính thức. Do đó, đây cũng khơng phải là lựa chọn thích hợp;

- Thứ ba: ngày ký của KTV trên báo cáo kiểm toán: là ngày được ghi trên báo cáo kiểm tốn. Ngày này có thể dễ dàng xác định căn cứ vào thơng tin trình bày trong báo cáo. Thêm nữa, như đã đề cập ở trên, theo thông tư số 155/2015/TT-BTC, các công ty đại chúng phải cơng bố BCTC năm đã được kiểm tốn bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tốn cho đơn vị có lợi ích cơng chúng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm tốn ký báo cáo kiểm tốn nhưng khơng vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Do đó, đây có thể là ngày sự kiện vì BCKT được đưa ra trong thời gian gần với ngày ký này.

- Thứ tư: ngày báo cáo kiểm toán được gửi lên Sở giao dịch chứng khốn. Theo tìm hiểu của tác giả, ngày chính thức các doanh nghiệp nộp BCTC tại Việt Nam rất khó thu thập được.

- Thứ năm: Ngày công bố báo cáo thường niên của các công ty. Cũng theo

thông tư số 155/2015/TT-BTC, các công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên và công bố báo cáo này chậm nhất là 20 ngày sau ngày cơng bố báo cáo tài chính năm được kiểm tốn nhưng khơng vượt q 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối chiếu giữa quy định và thực tế về việc công bố báo cáo thường niên của các cơng ty đại chúng ở Việt Nam có thể thấy rằng, ngày cơng bố báo cáo thường niên thường muộn hơn ngày cơng bố BCKT. Do đó, thơng tin về ý kiến kiểm tốn đã được thơng tin ra thị trường trước thời điểm này.

Trong bối cảnh tại Việt Nam, tác giả thống nhất với cách lựa chọn của Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015), sử dụng cách tiếp cận thứ ba, dùng ngày ký của KTV trên báo cáo kiểm toán là ngày sự kiện. Từ đó, áp dụng cửa sổ sự kiện ngắn để giảm tác động tiềm tàng của các sự kiện và hồn cảnh có liên quan khác có thể xảy ra.

Al-Thuneibat et al., (2008) sử dụng cửa sổ sự kiện gồm 5 ngày trước sự kiện, ngày sự kiện và 5 ngày sau ngày sự kiện và cửa sổ ước lượng là 100 ngày trước

ngày cửa sổ sự kiện; Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015) sử dụng các cửu sổ sự kiện ngắn, trong khoảng từ một ngày trước ngày sự kiện đến năm ngày sau ngày sự kiện, sau đó chia ra thành các cửu sổ nhỏ: (-1;+5), (-1;+3), (1;+1), (0,0), (0,+1), (-1;0). Cửa sổ ước lượng trong nghiên cứu này là 252 ngày trước ngày sự kiện. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng độ dài cửa sổ sự kiện theo cách của Al-Thuneibat et al., (2008) gồm 11 ngày, 5 ngày trước ngày sự kiện, ngày sự kiện và 5 ngày sau ngày sự kiện. Cửa sổ ước lượng tác giả sử dụng là 150 ngày trước ngày cửa sổ sự kiện. Hình 2 mô tả cửa sổ ước lượng và cửa sổ sự kiện của nghiên cứu.

Hình 3.2: Thời gian nghiên cứu cửa sổ sự kiện

Chỉ số giá thị trường được sử dụng trong bài nghiên cứu là chỉ số VN-Index - là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

Tác giả tải dữ liệu metastock của các công ty trong danh sách trên và chỉ số giá thị trường trong khoảng thời gian từ 155 ngày trước ngày ký báo cáo đến 5 ngày sau ngày ký báo cáo. Sau đó tác giả tiếp tục loại bỏ một số quan sát không đủ giá cổ phiếu có sẵn trong thời gian nghiên cứu và tính tốn các số liệu cần thiết.

3.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Từ số liệu thu thập được, tác giả thực hiện các tính tốn theo mơ hình thị trường của Mackinlay (1996) và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Cách thức thực hiện và cơng thức tính như sau:

- Giá cổ phiếu trong thời gian 161 ngày (thời gian của cửa sổ ước lượng và cửa sổ sự kiện) của từng quan sát được nhập vào bảng tính Excel. Thu nhập thực tế của cổ phiếu i tại ngày t (Ri,t) được xác định bằng công thức sau:

(1)

Trong đó, Pi,t và Pi, t-1 lần lượt là giá cổ phiếu i vào ngày t và giá cổ phiếu i vào ngày t-1.

- Chỉ số giá thị trường VN-Index tương ứng theo ngày với giá cổ phiếu của từng quan sát trong thời gian 161 ngày cũng được nhập vào bảng tính Excel. Thu nhập của thị trường tại ngày t (Rm,t) được xác định theo công thức sau:

(2) Trong đó, VN-Indext và VN-Indext-1 lần lượt là chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày t và chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày t-1.

- Căn cứ vào số liệu đã tính tốn được, ước tính các tham số mơ hình ̂, ̂ cho từng quan sát. Các tham số này được ước tính dựa trên số liệu của 150 ngày trong giai đoạn ước lượng. Cơng thức tính như sau:

̂ ∑ ̂ ̂ ∑ ̂ (3) ̂ ̂ ̂ (4) Trong đó, ̂ ∑ và ̂ ∑ (5) - Với các và trong giai đoạn cửa sổ sự kiện và giá trị tham số ̂, ̂ đã tính tốn ở trên cho mỗi quan sát, thực hiện việc tính tốn thu nhập bất thường như sau:

̂ ̂ (6)

- Để tránh ảnh hưởng của các biến động do sự thay đổi của giá cổ phiếu, giá trị trung bình theo ngày của thu nhập bất thường được tính tốn cho mẫu theo từng ngày trong cửa sổ sự kiện.

(7)

- Thu nhập trung bình tích lũy CAAR được tính tốn để tìm ra tổng ảnh hưởng của từng loại ý kiến của KTV trong cửa sổ sự kiện.

(8)

Trong đó, t1, t2 là ngày bắt đầu và ngày kết thúc của cửa sổ sự kiện được tính tốn. - Để đạt được kết luận về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu, sau khi tính tốn AAR, thực hiện kiểm định thống kê t-test một mẫu với độ tin cậy 95% với giả thuyết kiểm định như sau:

H0

H1:

Trong đó,

, với SE là sai số chuẩn. Từ đó tính tốn P.value bằng cách sử dụng hàm “T.DIST.RT” trong Excel.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 trình bày những nội dung liên quan tới khung nghiên cứu của luận văn, qui trình thực hiện nghiên cứu, q trình thu thập, phân tích dữ liệu về ảnh hưởng của hai loại ý kiến kiểm toán đến biến động giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM. Mẫu nghiên cứu gồm 118 báo cáo của 58 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong thời gian 5 năm, từ 2012 – 2016. Mơ hình nghiên cứu và phương pháp thực hiện được đề xuất dựa trên luận cứ khoa học rõ ràng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cửa sổ sự kiện với thu nhập bất thường được tính tốn dựa vào mơ hình thị trường.

Kết quả của các tính tốn đã thực hiện của nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo. Từ đó tác giả sẽ thảo luận kết quả, gồm so sánh với các nghiên cứu trước cũng như liên hệ trong thực tiễn tình hình tại Việt Nam.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Thống kê mô tả

Bảng 4.1 trình bày số lượng các quan sát theo từng năm và theo từng loại ý kiến kiểm toán trong mẫu nghiên cứu. Từ kết quả ở bảng, có thể thấy rằng báo cáo kiểm toán chứa hai loại ý kiến trong bài nghiên cứu này là khá ít được phát hành.

Bảng 4.1: Mơ tả mẫu

Số lƣợng công ty 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng cộng

269 273 284 301 315 1442

Số lượng công ty nhận các loại ý kiến được nghiên cứu

0 A. Ngoại trừ (hoặc chấp nhận từng phần) 29 25 18 17 18 107 Thiếu dữ liệu 0 Số quan sát còn lại B. Chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính

1 1 4 5 11

Thiếu dữ liệu 0 0

Số quan sát còn lại

Tổng cộng 29 26 21 22 22 118 Các quan sát được tính tốn để xác định các tham số ̂, ̂. Kết quả tính tốn được trình bày ở Phụ lục 3.

AAR được tính tốn theo từng ngày trong cửu sổ sự kiện và theo từng loại ý kiến, Bảng 4.2 trình bày kết quả tính tốn AAR.

Bảng 4.2: Giá trị AAR theo từng ngày và từng loại ý kiến

Ngày AAR (A+B) AAR (A) AAR (B)

-5 -0.00018121 0.00005811 -0.00250909 -4 0.00449338 0.00567351 -0.00698617 -3 0.00494286 0.00385955 0.01548049 -2 0.00139135 0.00099852 0.00521255 -1 -0.00107370 -0.00035901 -0.00802570 0 0.00302062 0.00509044 -0.01711305 1 0.00033427 -0.00020342 0.00556457 2 -0.00609174 -0.00560704 -0.01080652 3 -0.00640309 -0.00612246 -0.00913284 4 0.00288791 0.00319385 -0.00008807 5 -0.00529774 -0.00399464 -0.01797329

(Trong đó, A = ý kiến kiểm tốn ngoại trừ, B = ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính. A+B = 2 loại ý kiến kiểm toán A và B.)

4.1.2. Kết quả kiểm định phản ứng giá cổ phiểu

Trên cơ sở giả thuyết kiểm định đã được xây dựng phía trên, Bảng 4.5 trình bày kết quả t-test cho thu nhập bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện, gồm 5 ngày

trước ngày ký báo cáo kiểm toán, ngày ký báo cáo và 5 ngày sau ngày ký, tổng cộng gồm 11 ngày cho hai loại ý kiến kiểm toán được nghiên cứu trong bài.

Bảng 4.3: Kết quả t-test AAR cho số liệu tổng hợp của hai loại ý kiến kiểm toán Ngày AAR (A+B) SD (A+B) P.Value (A+B)

-5 -0.00018121 0.030350963 0.525800213 -4 0.00449338 0.028877337 0.046819312 -3 0.00494286 0.029725237 0.036719702 -2 0.00139135 0.030241363 0.3090849 -1 -0.0010737 0.032738288 0.638856999 0 0.00302062 0.031469761 0.149626944 1 0.00033427 0.031239321 0.453832469 2 -0.00609174 0.041649079 0.942601108 3 -0.00640309 0.034664061 0.976448524 4 0.00288791 0.031693296 0.162151851 5 -0.00529774 0.034013071 0.953340653

Quan sát kết quả tính tốn có thể thấy rằng:

- AAR ở một số ngày nhận giá trị dương, một số ngày nhận giá trị âm, không theo quy luật, điều này có nghĩa khơng có mẫu chung cho phản ứng của cổ phiếu trong các ngày của cửa sổ sự kiện.

- Thêm nữa, hầu hết giá trị P.value của từng ngày đều lớn hơn 0.05, đều này đồng nghĩa khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa các biến trong tổng thể. Do đó, giả thuyết H0 khơng thể bị loại trừ và có thể đi đến kết luận rằng ảnh hưởng của hai loại ý kiến kiểm toán lên biến động giá cổ phiếu là không đáng kể hoặc không rõ ràng trong các ngày trong cửa sổ sự kiện.

Thực hiện kiểm định riêng lẻ với từng loại ý kiến, kết quả thu được lần lượt ở Bảng 4.4 và 4.5.

Bảng 4.4: Kết quả t-test AAR cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ngày AAR (A) SD (A) P.Value (A)

-5 0.00005811 0.0314 0.492382283 -4 0.00567351 0.0276 0.017993026 -3 0.00385955 0.0295 0.089746676 -2 0.00099852 0.0311 0.370417223 -1 -0.000359 0.0339 0.543449753 0 0.00509044 0.0314 0.048259416 1 -0.0002034 0.0304 0.527500696 2 -0.005607 0.0421 0.914525345 3 -0.0061225 0.0349 0.963712784 4 0.00319385 0.031 0.144535516 5 -0.0039946 0.0347 0.881933639

Bảng 4.5: Kết quả t-test AAR cho ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính.

Ngày AAR (B) SD (B) P.Value (B)

-5 -0.003 0.0187 0.667512

-4 -0.007 0.0398 0.713288

-3 0.0155 0.0294 0.055708

-1 -0.008 0.0167 0.929138 0 -0.017 0.0248 0.977322 1 0.0056 0.0395 0.325263 2 -0.011 0.0407 0.800508 3 -0.009 0.0334 0.807414 4 0.0029 0.0415 0.502738 5 -0.005 0.0235 0.98511

Quan sát số liệu ở hai bảng có thể thấy: kết quả thu được là tương tự như với kết quả tổng hợp số liệu hai loại ý kiến ở trên với các AAR âm, dương khơng có quy luật và mức ý nghĩa lớn P-Value hơn 0.05. Từ đó có thể đưa ra kết luận rằng ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính lên giá cổ phiếu là không đáng kể, không rõ ràng trong các ngày trong cửa sổ sự kiện.

Kết luận tương tự có thể được rút ra khi mơ tả bằng biểu đồ 4.1

Biểu đồ 4.1.Thu nhập bất thƣờng trung bình trong cửa sổ sự kiện

-0.03 -0.02 -0.01 0 0.01 0.02 0.03 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 AAR (A+B) AAR (B) AAR (A)

Để điều tra thêm liệu có sự khác nhau đáng kể giữa các ngày của cửa sổ sự kiện lên giá cổ phiếu và thu nhập hay khơng, kiểm định trung bình ANOVA được sử dụng. Kiểm định này cũng được thực hiện trên excel, tương tự như việc thực hiện kiểm định t-test. Bảng 4.6 trình bày kết quả của kiểm định này.

Bảng 4.6. Kiểm định Anova cho AAR

N Trung bình Độ lệch chuẩn P.Value AAR (A+B) 11 -0.00018 0.004137 0.555857

AAR (A) 11 0.000235 0.004107 0.426567

AAR (B) 11 -0.00422 0.010188 0.90006 Trong Bảng 4.6, P-value của các AAR đều lớn hơn 0.05, điều này có nghĩa khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa các AAR trong giai đoạn kiểm tra về việc ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán lên biến động giá cổ phiếu.

Như đã đề cập trong phần phương pháp nghiên cứu, để tránh các biến động xung quanh ngày thông báo, thu nhập bất thường trung bình tích lũy CAAR được tính tốn. Tác giả thực hiện kiểm định t-test cho CAAR tương tự như với AAR. Kết quả kiểm được trình bày ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. T-test cho CAAR cho tất cả các quan sát trong cửa sổ sự kiện N Trung bình Độ lệch chuẩn P.Value

CAAR (A) 107 0.002587 0.110194 0.404283

CAAR (B) 11 -0.04638 0.072108772 0.970643257

CAAR (A+B)

118 -0.00198 0.107935 0.578687

P-value của các CAAR đều lớn hơn 0.05, vì vậy giải thuyết Ho cũng khơng thể bị từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tp HCM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)