Mục đích, vai trị của chính sách thu nộp tiền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 27 - 30)

1.1.1 .Khái niệm về công nhận quyền sử dụng đất

1.2. Khái quát chung về tiền sử dụng đất

1.2.4. Mục đích, vai trị của chính sách thu nộp tiền sử dụng đất

Có thể nói trong các khoản thu nộp tài chính liên quan đến đất đai thì tiền sử dụng đất là một khoản thu quan trọng và chủ chốt nhất đối với nguồn ngân sách nhà nước. Vì vậy, các chính sách quy định về tiền SDĐ ln được khắc phục, hồn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Suy cho cùng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đứng ra quản lý. Khi có nhu cầu sử dụng một khoảng diện tích đất, về nguyên tắc phải đứng ra xin phép chủ sở hữu và mua hoặc thuê để có quyền sử dụng tài sản chung đó, vậy thì người xin sử dụng thửa đất đó phải trả lại cho xã hội một khoản tiền để được sử dụng quyền tài sản đó, những ai khơng có nhu cầu sử dụng quyền tài sản đó thì khơng phải trả tiền SDĐ. Vì vậy, bản chất của việc thu tiền SDĐ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất là đảm bảo tính cơng bằng xã hội đối với chế định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân. Với việc Nhà nước công nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân bằng một chứng thư pháp lý, thì người được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ sẽ đồng thời phải có nghĩa vụ nộp tiền SDĐ.

Dù vậy, cũng có quan điểm cho rằng: “khoản thu tiền SDĐ là một khoản thu

rất khó xác định thuộc loại khoản thu gì? Vì về nguyên tắc, các khoản thu tài chính của Nhà nước đối với dân cư được tồn tại dưới hai dạng: thuế hoặc phí, lệ phí. Xét về bản chất, thu tiền sử dụng đất khơng phải là khoản thu lệ phí và cũng khơng phải là khoản thu có tính chất thuế, và trong thực tế cũng đã tồn tại ba loại khoản thu là: lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính và thuế sử dụng đất. Vì lẽ đó, có ý kiến cho rằng, khơng nên có khoản thu này hoặc nếu có thì nên gộp nội dung của khoản thu này vào khoản lệ phí (nếu nó có tính chất lệ phí) hoặc khoản thu là thuế (nếu có tính

chất thuế)”12.

Dưới góc nhìn của tác giả, tiền SDĐ cũng giống như khoản tiền phải bỏ ra để mua những giá trị mà hàng hóa đó mang lại. Cụ thể ở đây là số tiền bỏ ra để mua

12 Đinh Sỹ Dũng (2008), Tài chính đất đai – Một số vấn đề quan tâm, Tạp chí nghiên cứa lập pháp số 21 (137), tháng 12/2008;

giá trị, cơng năng mà thửa đất đó mang lại (xây nhà để ở, trồng trọt, xây dựng cơng trình,…). Cịn tiền thuế SDĐ hàng năm được xem như phần thuế giá trị gia tăng, vì bắt nguồn từ thực tế nguồn tài nguyên đất là hữu hạn. Thơng qua q trình cải tạo, sử dụng và những sự tác động khác của con người, phần giá trị đất khi đưa ra lưu thông trên thị trường sẽ ngày càng tăng thêm, và người đang sử dụng khi thực hiện các giao dịch liên quan đến phần tài sản này sẽ được hưởng lợi từ phần tăng thêm giá trị đó. Nhà nước đánh thuế vào giá trị tăng thêm này– đó là bản chất của tiền thuế SDĐ.

Tóm lại, chính sách thu nộp tiền SDĐ có một vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống chính sách thu ngân sách cũng như trong hoạt động quản lý kinh tế xã hội của nhà nước:

Thứ nhất, mặc dù tiền SDĐ khơng phải là nguồn thu ổn định nhưng có vai trị đặc biệt tạo ra nguồn thu thường xuyên đối với ngân sách nhà nước, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô của nền kinh tê, góp phần làm cho việc quản lý đất đai hiệu quả.

Thứ hai, thông qua chính sách thu nộp tiền SDĐ khi được nhà nước công nhận QSDĐ sẽ giúp người sử dụng đất bước đầu xem xét và thu hẹp quỹ sử dụng đất phù hợp với khả năng và yêu cầu của mình khắc phục tình trạng chiếm giữ đất quá nhiều. Đồng thời, góp phần thúc đẩy việc sử dụng đất hiệu quả và hợp lý, tăng cường vai trị điều tiết của chính sách thuế đánh vào đất đai.

Tiểu kết luận chương I

Không thể phủ nhận nguồn thu từ đất đai là một trong những nguồn thu quan trọng nhất đối với ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước đứng ra quản lý, sau đó nhà nước sẽ tiến hành phân bổ lại cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất và thu tiền sử dụng phần đất phân bổ này. Việc làm này một phần giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, một phần tạo được nguồn thu vào ngân sách nhà nước để đảm bảo kinh phí cho hoạt động quản lý đất nước của mình.

Chương 1 của luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về việc công nhận QSDĐ của hộ gia đình cá nhân thơng qua việc cấp GCNQSDĐ. Đồng thời, người SDĐ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước mà cụ thể là nghĩa vụ nộp tiền SDĐ đối với phần diện tích mà mình được cơng nhận. Trên cơ sở xem xét đánh giá các khái niệm đặc điểm liên quan đến công nhận QSDĐ và tiền SDĐ có thể rút ra kết luận như sau:

Thứ nhất, Nhà nước công nhận QSDĐ thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đồng thời giúp nhà nước giám sát, quản lý theo dõi biến động đối với việc SDĐ của người dân.

Thứ hai, thông qua việc được cấp GCNQSDĐ, người SDĐ được thực hiện các quyền của mình một cách hợp pháp như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn…Khi người SDĐ có GCNQSDĐ trong tay họ hồn tồn có thể khẳng định với nhà nước cũng như những người SDĐ xung quanh rằng QSDĐ của mình là hồn tồn hợp pháp.

Thứ ba, thông qua việc được nhà nước công nhận QSDĐ, người SDĐ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà cụ thể là nộp tiền SDĐ vào ngân sách nhà nước. Việc này góp phần thể hiện trách nhiệm của người SDĐ đối với nhà nước đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai đem lại nguồn thu cho ngân sách, tạo ra kinh phí để xây dựng và phát triển các hoạt động kinh tế xã hội.

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC CÔNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Các trường hợp bắt buộc, không nộp và được miễn giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)