1.1.1 .Khái niệm về công nhận quyền sử dụng đất
2.1.2. Các trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất
Người SDĐ không phải nộp tiền SDĐ trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP nếu người SDĐ thời điểm trước 15/10/1993 có nhà ở, cơng trình mà khơng thuộc trường hợp tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì khơng phải nộp tiền SDĐ trong hạn mức. Đối với cơng trình khơng phải là nhà ở thì khơng phải nộp tiền SDĐ.
Quy định này có sự phân biệt rõ ràng giữa trường hợp có giấy tờ và khơng phải nộp tiền SDĐ với trường hợp khơng có giấy tờ và khơng phải nộp tiền sử dụng đất. Đối với việc SDĐ khơng có giấy tờ, khơng nộp tiền SDĐ chỉ được áp dụng đối với đất trong hạn mức. Người SDĐ trong trường hợp này sẽ được hưởng lợi giống như trường hợp có giấy tờ khi mà diện tích cơng nhận của họ chỉ nằm trong hạn mức. Cịn đối với cơng trình khơng phải nhà ở thì khơng xét đến yếu tố trong hạn mức hoặc vượt hạn mức.
Thứ hai, đối với đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền không phải nộp tiền SDĐ nếu thuộc trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 45/2014/NĐ-CP nếu hộ gia đình, cá nhân SDĐ trước 15/10/1993 đáp ứng các tiêu chí như có nhà ở, có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền SDĐ.
Trong trường hợp này, không quan trọng số tiền mà người SDĐ đã nộp so với thời điểm hiện tại chênh lệch như thế nào miễn họ chứng minh trước kia mình đã đóng thì nay khi được cơng nhận QSDĐ họ sẽ không phải tiếp tục đóng nữa. Chính sách này có lợi cho người SDĐ, tránh tình trạng nộp tiền SDĐ hai lần trên một thửa đất đối với người đã sử dụng đất lâu đời.
Trường hợp thứ hai theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 45/2014/NĐ-CP nếu hộ gia đình, cá nhân SDĐ từ 15/10/1993 đến 01/07/2004 đáp ứng các tiêu chí như có nhà ở ổn định, có tài liệu chứng minh đã nộp tiền SDĐ đúng với mức thu theo quy định của LĐĐ 1993.