Thống nhất về nội dung pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 64 - 71)

2.2 .Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định tiền sử dụng đất

2.2.2 .Trình tự, thủ tục xác định tiền sử dụng đất

3.3. Kiến nghị hoàn thiện

3.3.7 Thống nhất về nội dung pháp luật

Như đã phân tích ở trên, Luật đất đai hiện hành quy định thời điểm áp giá tiền sử dụng đất được tính từ khi có quyết định cơng nhận QSDĐ. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực thi quy định này vẫn còn rất nhiều trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra các văn bản hướng dẫn để tính tiền sử dụng đất cho từng trường hợp cụ thể. Do đó, mỗi trường hợp đặc thù lại có những văn bản khác nhau để áp dụng khiến cho người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ nộp tiền không thể biết được việc tính tiền sử dụng đất của cơ quan nhà nước là đúng hay sai để có thể đưa ra các ý kiến, yêu cầu nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình.

Có thể thấy, những vấn đề về chính sách thu tiền SDĐ hiện nay rất phức tạp, với hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo do nhiều cơ quan ban hành như Bộ Tài Ngun Mơi Trường, Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế để hướng dẫn vấn đề về việc áp giá tiền sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ hay tại thời điểm có quyết định cơng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến việc áp dụng pháp luật một cách tùy nghi của cán bộ thuế. Vì vậy, cần thống nhất các văn bản hướng dẫn để hạn chế tình trạng áp dụng pháp luật một cách tùy nghi, hạn chế tình trạng khiếu nại và giúp người sử dụng đất nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn, đối với trường hợp nộp hồ sơ hợp lệ trước 01/07/2014, tuy nhiên sau đó mới kê khai nộp thuế thì phải xét xem lỗi chậm kê khai thuộc về ai. Nếu lỗi do cơ quan nhà nước thì người nộp thuế sẽ nộp tiền theo chính sách và giá đất tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ; nếu lỗi từ

người sử dụng đất, không chịu kê khai mặc dù có yêu cầu của cơ quan chức năng thì phải nộp tiền SDĐ theo giá đất tại thời điểm hiện hành.

Bên cạnh đó, nếu đã xác định tiền SDĐ khơng phải là một loại thuế, thì nên có những văn bản điều chỉnh riêng đối với nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ, không nên áp dụng chung với cách tính xử phạt như chậm nộp thuế.

Tiểu kết luận chương III

Qua tìm hiểu về thực tiễn liên quan đến nghĩa vụ nộp tiền SDĐ, tác giả nhận thấy vẫn cịn có rất nhiều điểm bất cập trong quy định của pháp luật cũng như sự tùy nghi trong việc áp dụng quy định pháp luật của một số cán bộ nhà nước. Chính điều này gây ra các tranh chấp không cần thiết giữa người SDĐ và cơ quan thuế. Qua đó, tác giả cũng đề ra các kiến nghị góp phần hồn thiện chính sách pháp luật có liên quan đến tiền SDĐ nhằm cân bằng hài hịa lợi ích giữa các đối tượng SDĐ và góp phần tăng ngân sách nhà nước.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai luôn là vấn đề trăn trở của các nhà làm luật. Pháp luật về đất đai ngoài việc phải đáp ứng được các yêu cầu trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập như hiện nay thì cịn phải cân bằng được lợi ích của các cá thể trong xã hội. Dù đã trải qua một giai đoạn dài và liên tục ban hành và điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Đất đai để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử và định hướng kinh tế của Nhà nước, tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những điểm bất cập, đặc biệt liên quan đến chế định về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận QSDĐ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định liên quan đến vấn đề này, thông qua những diễn biến về việc áp dụng trên thực tế để chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong quy định của pháp luật là điều cần thiết.

Thực hiện pháp luật liên quan đến tiền SDĐ một cách khoa học, đồng bộ, hợp lý, hài hòa được các mối quan hệ xã hội, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, hạn chế được những tình trạng tiêu cực trong xã hội, đảm bảo được tính cơng bằng đối với các đối tượng có liên quan.

Tuy nhiên, bắt nguồn từ việc pháp luật liên quan đến QSDĐ liên tục thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, bên cạnh đó cũng cịn có những tiêu cực từ chính những cán bộ, công chức trong công tác thực thi pháp luật và cũng không thể phủ nhận rằng hệ thống pháp luật Việt Nam còn khá non trẻ và thiếu nhiều kinh nghiệm, nên còn những điểm thiếu xót và bất cập trong các quy định và chính sách pháp luật.

Thơng qua việc tổng hợp những văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan đến vấn đề tiền SDĐ, những ý kiến khoa học của bài luận văn hi vọng đóng góp được một phần cơng sức trong việc hoàn thiện chế định pháp luật của Việt Nam, góp phần vào cơng cuộc cải cách Tư pháp của nước nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Anh Quân (2006), Một số suy nghĩ về giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, tạp chí khoa học pháp lý số 2.

2. Đinh Sỹ Dũng (2008), Tài chính đất đai – Một số vấn đề quan tâm, Tạp chí

nghiên cứa lập pháp số 21 (137), tháng 12/2008.

3. Lê Hồng Hạnh (2011): “Giáo trình đất đai và mơi trường”, Trường đại học

Vinh năm 2011.

4. Lê Thị Ngọc Mai (2017), Bình luận chế định quản lý nhà nước về Đất đai

trong Luật Đất đai 2013 – NXB Tư pháp 2017

5. Lê Văn Bình (2013), Hồn thiện các quy định của pháp luật đất đai về quy

hoạch sử dụng đất, bản thông tin khoa học lập pháp số 01/2013.

6. Lữ Ngọc Bình (2007), Các trường hợp sử dụng đất khơng có giấy tờ về quyền

sử dụng đất: Những vấn đề cần quan tâm, đăng trên tạp chí thanh tra số

09/2007.

7. Lưu Quốc Thái (2016), Những vấn đề pháp lý về thị trường QSDĐ Việt Nam,

NXB Hồng Đức, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Minh (2014), Những sửa đổi bổ sung cơ bản về chế định quyền

và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong luật đất đai 2013, tạp chí Luật học

2014.

9. Nguyễn Thị Bảo Nga (2013), Bình luận khoa học Luật Đất đai, Nxb Lao động

10. Nguyễn Thị Dung (2014), Về giá đất trong luật đất đai năm 2013, Tạp chí luật

học 2014.

11. Nguyễn Thị Dung (2017), Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai

trong luật đất đai 2013, NXB Tư pháp 2017.

12. Nguyễn Thị Minh (2013), Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, Luận văn thạc sĩ, khoa Luật trường đại học quốc gia Hà Nội,

13. Nguyễn Thị Thanh Loan (2008), Những khía cạnh về quyền sử dụng đất gắn

liền với quyền sở hữu nhà ở theo pháp luật Việt Nam, Khoa Luật, Đại học

quốc gia Hà nội, luận văn thạc sĩ luật học năm 2008.

14. Phạm Duy Nghĩa (2003), Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản,

Nhà nước và pháp luật số 10.

15. Phạm Duy Nghĩa (2014), Giải quyết tranh chấp trong thu hồi đất nơng

nghiệp, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14/2014.

16. Phạm Thu Thủy (2004), Một số vấn đề về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

theo quy định của luật đất đai 2003, tạp chí luật học năm 2004.

17. Phan Trung Hiền (2017), Hoàn thiện các quy định về định giá đất ở Việt Nam

hiện nay, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 3/2017.

18. Trần Quang Huy (2003), Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an nhân dân Hà

Nội 2003

19. http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/gioithieu/Lists/Posts/Post.

aspx?List=9efd7faa-f6be-4c91-9140-

e2bd40710c29&ID=5495&Web=9d294a7f-caf2-456d-8ca0-36b393b8c052,

truy cập lần cuối ngày 02/10/2018

20. http://vneconomy.vn/dia-oc/nhieu-nguoi-dan-tphcm-dong-loat-doi-tra-so-do-

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Luật đất đai năm 2003.

3. Luật đất đai 2013

4. Nghị định 30 – HĐBT năm 1989 thi hành Luật đất đai.

5. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật đất đai.

6. Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về giá đất

7. Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất;

8. Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của chính phủ về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

9. Nghị định 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 sửa đổi Nghị định về thu tiền sử

dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

10. Quyết định 09/2018/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành

phố Hồ Chí Minh Quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

11. Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 16/05/2016 quy định về hạn mức đất

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

12. Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 23/03/2017 quy định về hệ số điều

chỉnh bảng giá đất năm 2017 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

13. Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND Thành phố

Hồ Chí Minh ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2019.

14. Quyết định 1989/QĐ-BTC ngày 14/8/2014 về việc đính chính Thơng tư số

76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 Hướng dẫn một số điều của Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

15. Thông tư 10/2018/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 Hướng dẫn một số điều của Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

16. Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

17. Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 Hướng dẫn một số điều của Nghị

định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)