2.2 .Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định tiền sử dụng đất
2.2.2 .Trình tự, thủ tục xác định tiền sử dụng đất
3.2. Những bất cập về việc nộp tiền sử dụng đất
3.2.5 Về thời điểm áp giá tiền sử dụng đất
Cách tính tiền SDĐ hiện nay gây khó khăn khơng ít cho người SDĐ. Trước đây, tiền SDĐ được tính theo bảng giá đất tại thời điểm người dân nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định tại Điều 108 LĐĐ 2013 thì: “tiền SDĐ được
tính từ thời điểm nhà nước có quyết định cơng nhận quyền SDĐ”. Vì vậy, đối với
các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nộp hồ sơ hợp lệ trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực nhưng nay mới xác định tiền SDĐ thì được tính như sau: Đối với diện tích đất trong hạn mức thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất tại Bảng giá đất. Đối với diện tích ngồi hạn mức: “Trường hợp nộp hồ sơ hợp lệ trước ngày
01/03/2011, giá đất thu tiền SDĐ là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại Bảng giá đất. Trường hợp nộp hồ sơ hợp lệ từ ngày 01/03/2011 đến trước ngày có hiệu lực thi hành là giá đất tại bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất”(Khoản 3
Điều 20 Nghị định 45/2014/NĐ-CP).
Tuy nhiên, tại công văn số 2543/BTC-QLCS ngày 27/02/2017 của Bộ Tài Chính quy định: “trường hợp hộ gia đình cá nhân đã nộp hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy
chứng nhận trước ngày 01/07/2014 nhưng ngày 01/07/2014 trở về sau mới kê khai nộp thuế thì: trường hợp khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi nợ tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ, đồng thời phải nộp phạt chậm kê khai tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Như vậy, người nộp hồ sơ hợp lệ
trong trường hợp này sẽ được nộp theo bảng giá đất cũ tại thời điểm tương ứng. Điều này trái với quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP về việc áp dụng trong trường hợp này là bảng giá đất mới.
Việc xác định thời điểm tính tiền SDĐ là thời điểm có quyết định công nhận QSDĐ gây ra nhiều bất lợi cho người SDĐ. Mặc dù luật quy định thời hạn cấp giấy
chứng nhận là không quá 30 ngày30. Tuy nhiên, đa số hồ sơ trả kết quả không bao
giờ đúng hẹn so với biên nhận. Tiến độ cấp GCN hiện nay là rất chậm, khâu xử lý hồ sơ không bao giờ đúng hẹn, nhân viên thụ lý không kiểm tra hồ sơ một lần mà trong quá trình xử lý phát hiện ra hồ sơ cần bổ sung. Đến ngày hẹn theo biên nhận, mới có văn bản trả lời về việc sửa đổi bổ túc hồ sơ dẫn đến tính trạng có hồ sơ 2,3 năm mới được cấp chủ quyền. Nguyên nhân là do các quy định về thủ tục hành chính khi tiến hành cấp GCN cịn q cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp khơng thích hợp với u cầu thực tế, thủ tục thực hiện liên quan đến nhiều cơ quan, như thủ tục cấp GCN lần đầu phải qua nhiều cơ quan: UBND cấp xã, VPĐK, Phòng TNMT, Phịng quản lý đơ thị (liên quan đến nhà ở), Sở TNMT, Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước mà trong đó quy định về trách nhiệm của các cấp các ngành còn thiếu cụ thể, đơi khi cịn chồng chéo gây mất thời gian khi thực hiện. Ví dụ như: hồ sơ
công nhận quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận lần đầu đã được Chi nhánh văn phòng đăng ký kiểm tra, xác minh, thẩm định, ký xác nhận đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, nhưng khi luân chuyển hồ sơ kèm theo dự thảo Tờ trình của phịng TNMT, Quyết định công nhận QSDĐ, cấp GCN của UBND cấp quận, huyện thì phịng TNMT tiếp tục thẩm định, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ đã được VPĐK xác nhận đủ điều kiện trong khi không phải thực hiện xác nhận bất cứ một văn bản nào ngoại trừ dự thảo Tờ trình do VPĐK chuyển đến gây mất thời gian, hao phí sức lao động của cơng chức, làm gia tăng chi phí quản lý, hành chính. Quy trình xử lý cồng kềnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất của người dân khi giá đất ngày một thay đổi.