2.2 .Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định tiền sử dụng đất
2.2.2 .Trình tự, thủ tục xác định tiền sử dụng đất
3.2. Những bất cập về việc nộp tiền sử dụng đất
3.2.7 Về trình tự, thủ tục và thời hạn ghi nợ tiền sử dụng đất
Chính sách ghi nợ tiền SDĐ là một giải pháp có tính thực tiễn cao góp phần quan trọng vào việc quản lý, tạo môi trường lành mạnh trong quan hệ đất đai khi
thực hiện các quyền cũng như giao dịch dân sự về đất đai31.Trong trường hợp hộ gia
đình cá nhân được nhà nước cơng nhận QSDĐ nhưng có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng được ghi nợ thì làm đơn đề nghị được ghi nợ thì thời hạn được ghi nợ tiền SDĐ tối đa là năm năm. Đây cũng là một điểm bất cập trong chính sách pháp luật đất đai hiện nay, vì dù khơng chứng minh có sự khó khăn về tài chính khơng thể nộp tiền SDĐ ngay, thì bất kỳ chủ thể nào khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ cũng có quyền làm thủ tục xin nợ tiền SDĐ, và như vậy điều khoản pháp luật quy định “các chủ thể có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng được ghi nợ” không đem lại bất kỳ ý nghĩa nào.
Trên thực tế, khi người dân có nguyện vọng ghi nợ thì sẽ được cho phép ghi nợ mà khơng xét đến yếu tố có thuộc đối tượng khó khăn về tài chính hay khơng điều này dẫn đến tình trạng trục lợi từ chính sách của nhà nước, làm thất thu ngân sách nhà nước.
31 Trần Quang Huy (chủ biên)(2003), Giáo trình Luật đất đai, NXB Cơng an nhân dân Hà Nội 2003, trang 36.
Theo quy định tại khoản 1 điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì “trong
trường hợp hộ gia đình cá nhân thanh tốn trước hạn thì được hỗ trợ giảm trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp theo mức hỗ trợ là 2%/ năm của thời hạn trả nợ trước hạn và tính trên số tiền sử dụng đất trả nợ trước hạn”. Khi có thơng báo nộp tiền
SDĐ, họ sẽ tiến hành thủ tục ghi nợ, nếu có nhu cầu một tháng sau họ đi đóng thì sẽ được giảm 2% trên mỗi năm trả nợ trước hạn. Trong khi đó, đối với các trường hợp nộp ngay thì khơng được ưu đãi gì.
Nếu với tình trạng cho phép ghi nợ như hiện nay, người chưa có nhu cầu giao dịch về đất sẽ tiến hành ghi nợ, thay vì số tiền đóng, họ có thể gửi ngân hàng trong 5 năm để phát sinh thêm khoản lãi và được ưu đãi thêm 2% cho mỗi năm đóng trước hạn. Điều này khơng chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà cịn tạo nên sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.
Chủ trương của nhà nước muốn đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện thủ tục cơng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính chính sách ưu đãi của nhà nước đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng trục lợi, gây thất thu ngân sách nhà nước, tạo tiền đề không tốt trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nhà nước cơng nhận QSDĐ.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp ghi nợ, người SDĐ sẽ được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm. Sau năm năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền SDĐ còn lại theo giá đất tại thời điểm
trả nợ32. Quy định này không thật sự công bằng giữa việc người SDĐ nộp đơn xin
nợ tiền SDĐ nộp kèm với hồ sơ xin cấp GCN với đối tượng xin ghi nợ khi nhận được thông báo.
Ngoài ra, trên thực tế cán bộ thuế không tư vấn cho người dân quyền và nghĩa vụ của việc nộp tiền SDĐ hoặc ngay cả trong thông báo nộp tiền SDĐ cũng khơng ghi rõ về chính sách được nợ tiền SDĐ dẫn đến trường hợp nhiều người dân khơng biết có chính sách này nên khi khơng có tiền đóng, họ bỏ mặc khơng quan
32Khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất.
tâm đến việc nhận GCN thậm chí cịn có trường hợp u cầu VPĐK trả lại hồ sơ ban đầu, không nhận GCN nữa. Điều này ngay ra rất nhiều hệ lụy về sau, khi họ có nhu cầu sử dụng GCN hoặc có đủ tiền đóng thuế thì khi làm thủ tục nộp họ sẽ phải trả tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.