CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
2.2. Sự tương thích, khả năng đảm bảo tự do hợp đồng với các tiêu chí cơng bằng
cơng bằng
Pháp luật hợp đồng vẫn lấy tự do hợp đồng làm trung tâm của nó. Thị trường tự do với chi phí và thơng tin bất cân xứng lại tạo ra những thất bại, mà ở đó DNNVV mất đi hay giảm thiểu đi quyền năng mặc cả, nền tảng của tự do thực sự. Và bằng sự phát triển và ngày một phức tạp của kinh tế hiện đại, tự do không đơn giản là khả năng được lựa chọn, ngay trong nội hàm của nó thì ý chí cũng chỉ tự do khi nó có khả năng tự cung cấp lượng thông tin cần thiết và chỗ đứng độc lập để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn.
Khơng như thành trì ý niệm dường như bất khả xâm phạm, giá trị của tự do trên thực tế luôn được khẳng định và bảo vệ bằng pháp luật. Xã hội tạo ra một cơ chế để bảo vệ sự tự do của mỗi cá nhân trong sự tự do chung của cộng đồng, “nơi nào
khơng có pháp luật, nơi ấy khơng có tự do”166 mang ý nghĩa như vậy.
Nhưng pháp luật bảo vệ cho quyền tự do chứ khơng tìm kiếm nó, nội dung của pháp luật là đạt được sự công bằng trong xã hội, luật tất yếu là quy luật để tạo nên những thứ luật lệ khác: sự công bằng tất yếu.167 Đồng nhất pháp luật với công bằng là nguyên tắc cổ đại168 mà cành nhánh của công lý lan tỏa trên khắp thế giới ngày nay
166 “Where there is no law, there is no freedom” – trong §57, Loke cho rằng pháp luật khi được làm ra vì lợi ích chung, cá nhân sẽ hồn tồn tự do theo chính lợi ích của mình như một phần của lợi ích chung, vì khi đó pháp luật sinh ra để kiềm chế sẽ biến mất. Tham khảo:
- John Locke, 1824, Two Treatises of Government, Nxb. C. and J. Rivington, tr. 161-162. Số hoá bởi Google từ nguyên bản của Harvard College Library:
https://books.google.com.vn/books?redir_esc=y&hl=vi&id=K1UBAAAAYAAJ&q, [truy cập lần cuối ngày 30/01/2018]
167 Montesquieu, 1748, Hoàng Thanh Đạm dịch, 2010, Tinh thần pháp luật, Nxb. Đà Nẵng, tr.35-39.
168 Điều gì khơng cơng bằng thì hồn tồn khơng phải là luật (Lex iniusta non est lex), là câu châm ngôn được sử
dụng bởi Augustine (354-430), khơi nguồn cho những lập luận về pháp luật tự nhiên sau này, ảnh hưởng mạnh mẽ tới các triết gia pháp quyền như Aquinas, Martin Luther King, Lon L. Fuller, John Finnis…. Tham khảo: - Bùi Ngọc Sơn, 2006, Những góc nhìn lập pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.13-14.
ln truy tầm.169 Song cùng với xã hội loài người pháp luật, tự do và cơng bằng cũng ln tiến hóa và ngày càng mang những giá trị văn minh hơn rất nhiều.
Nếu bộ luật cổ xưa nhất170 – Hammurabi – với nguyên tắc Talion, đã xem việc một người thợ nề xây nhà sai quy cách làm sập nhà, chẳng may đè chết con trai của chủ nhà, thì con trai của người thợ nền sẽ bị xử chết171 - ấy mới là cơng bằng.172 Thì hẳn thời đại chúng ta sẽ nhìn sự cơng bằng ấy với ánh mắt xót thương biết bao.
Con người càng văn minh, loài người càng xoay chuyển sự tự do của mình bên cạnh xã hội một cách mật thiết hơn. Quyền lực là tha hố, và sức mạnh ln cần đến sự kiểm soát. Phạm vi tự do cho một cá nhân, phải được cân nhắc đối chiếu với nhiều giá trị khác như bình đẳng, cơng bằng, hạnh phúc, an tồn, hay trật tự cơng cộng. Khát khao công bằng trong xã hội cũng mạnh mẽ như khát khao tự do vậy.173 Nên tự do lấy cơng bằng làm giới hạn cho chính nó là sự cân bằng, đối trọng cần thiết trong sự tiến hóa chung của các giá trị.
Những luận điểm ấy cho thấy mức độ cần thiết cũng như vai trị của cơng bằng trong đảm bảo tự do. Sự tương thích của cơng bằng được thể hiện trong chính cách mà tự do ý chí bị đặt vào giới hạn.
Symeon C. Symeonides trình bày trong Chương 3: Party Autonomy in
Contract Conflicts thuộc cuốn sách Codifying Choice of Law Around the World: An International Comparative Analysis ấn bản năm 2014 như sau: Việc giới hạn tự do ý chí của các bên (party autonomy limits) được diễn tả khác nhau trong các hệ thống pháp luật. Nó bao gồm phạm vi ngang của nguyên tắc này (hợp đồng và các quy định nội dung của các bên) cũng như hạn chế theo chiều dọc của nó (mức độ chính sách cơng hay các ngun tắc có thể đánh bại sự lựa chọn của các bên)".174
Thứ nhất, việc xác định các giới hạn cần quan tâm đến chiều ngang trong mối quan hệ hợp đồng, nó thuộc về mối quan hệ giữa các chủ thể và lợi ích của những
người ngồi hợp đồng, cịn theo chiều dọc, khơng thể phủ nhận mục tiêu của nhà nước,
169 Nguyễn Xuân Tùng, 2012, Về khái niệm “công lý” trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020 tại Việt
Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=1546#_ftnref3, [truy cập lần cuối ngày 25/10/2017]
170 Nguyễn Anh Tuấn,2008, Khảo lược Bộ luật Hammurabi của Nhà nước lưỡng hà cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia. 171 Điều 230 Bộ luật Hammurabi, tham khảo The Code of Hammurabi, dịch bởi L. W. King, tại:
http://avalon.law.yale.edu/ancient/hamframe.asp, [truy cập lần cuối ngày 30/1/2018]
172 Nguyễn Minh Tuấn, 2005, Khảo lược bộ luật Hammurabi, bộ luật cổ xưa nhất của lồi người, Tạp chí Luật học, Số 6/2005, tr.65-68.
173 Isaiah Berlin, 2002, tlđd, tr.156-157.
174 Symeon C. Symeonides, 2014, Codifying Choice of Law Around the World: An International Comparative
Analysis, Nxb Oxford University Press, trích theo tóm tắt của Oxford University Press/Scholarship Online:
http://www.oxfordscholarship.com/view/10.1093/acprof:oso/9780199360840.001.0001/acprof- 9780199360840-chapter-3, [truy cập lần cuối ngày 30/1/2018]
vai trị của chính sách, đến từ việc giải quyết chính những lợi ích đang bị bế tắc của xãc hội, của cộng đồng, mà xác lập những giới hạn nhất định hòng đáp ứng được mục tiêu chính sách; Thứ hai, việc xác lập một xu hướng giới hạn theo chiều ngang
(horizontal) và chiều dọc (vertical) mang độ tương thích nhất định khi xác định cấu
trúc cơng bằng như đã trình bày tại 1.2.2.
Về thực tế, hướng đến xây dựng một nguyên tắc công bằng cũng không phải là mới đối với các nền pháp luật ngoài Việt Nam.175 Khi tự do hợp đồng với ý chí tự do là điều kiện cần thiết để hợp đồng có hiệu lực, thì viện dẫn khơng có tự do khi thể hiện ý chí trở thành lá bùa của việc đào tẩu khỏi một cam kết. Vấn đề này này trong thông luật được điều chỉnh bởi học thuyết hạn chế rút lui khỏi hợp đồng (promissory
estoppel). Khi một lời hứa, một cam kết mà bên được hứa hẹn đã hoặc sẽ chịu thiệt
hại vì sự thất hứa hay khơng thực hiện cam kết, thì cơng lý thúc bách phải thực hiện để đảm bảo sự công bằng.176
Cũng như vậy, các điều kiện về bảo vệ bên yếu thế, thực hiện hợp đồng khi hồn cảnh thay đổi đặc biệt khó khăn (hardship) cũng đến từ việc đảm bảo tính cơng bằng như bản chất hợp đồng vốn có: một sự thoả thuận tạo ra lợi ích cho tất cả các bên. Việc pháp luật đưa ra những quy định về điều khoản không công bằng trong các hợp đồng (unconscionability)177 của bên yếu thế cũng dần chuyển hướng tới các DNNVV178 như một nhu cầu tất yếu từ bản sinh sự yếu thế của khối DN này với các DN cịn lại cũng như vị trí quan trọng của DNNVV đối với kinh tế quốc gia như đã phân tích và mục đích pháp luật hướng tới.
Hệ thống các nội dung về tiêu chí đảm bảo cơng bằng cho hợp đồng, bên cạnh quan điểm sự công bằng được mang lại từ tự do tối đa cho các hợp đồng mà TGLV đã có cơ hội phân tích ở tiểu mục 1.2, Florian Rưdl đưa ra tổng hợp mang tính triết luận về mối quan hệ giữa tự do khế ước, công bằng trong khế ước, và pháp luật về hợp đồng,179 ghi nhận: Một hợp đồng công bằng bắt đầu từ việc tự do lựa chọn đối tác, nội dung và đối tượng giao kết, nhưng tự do hợp đồng không chỉ bao hàm sự chấp thuận
175 Lê Quang Vy, Lương Văn Trung, 2015, Lẽ công bằng, cơng lý và vai trị của tịa án, Thư viện Quốc Hội - Văn phòng Quốc Hội,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU/Attachments/1973/Le_cong_bang_cong_ly_va_v ai_tro_cua_toa_an.Tailieuthamkhao.docx, [tải xuống lần cuối ngày 04/02/2018]
176 The Michigan Supreme Court, Michigan Model Civil Jury Instructions - Chapter 130: Promissory Estoppel, tr.694-697, tại Michigan One Court of Justice Website, http://courts.mi.gov/Pages/default.aspx,
Dowload link: http://courts.mi.gov/courts/michigansupremecourt/mcji/documents/mcivji%20-%20complete.pdf, [truy cập lần cuối ngày 07/01/2018].
177 John A. Spanogle, 1969. Analyzing Unconscionability Problems. University of Pennsylvania Law Review, Volume 117, tr. 931.
178 Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012, tlđd, tr.227. 179 Florian Rödl, 2013, tlđd, tr. 57-70
giữa các bên, là một nguyên tắc cơ bản hình thành nên hợp đồng, nó cịn phải bao hàm quyền thương lượng bình đẳng – Yêu cầu đầu tiên của cơng bằng; Và, sự cơng bằng hợp đồng cịn được phản ánh trong nội dung các điều khoản giao kết.180
Như vậy, tồn tại ba góc độ về cơng bằng trong hợp đồng, thứ nhất coi công
bằng là kết quả của hợp đồng được xác lập và thực hiện một cách tự do không giới hạn; thứ hai công bằng là kết quả của hợp đồng đến từ khả năng thương lượng bình
đẳng (khơng chỉ đơn thuần là bình đẳng trước pháp luật, mà đó cị là bình đẳng trong ý chí và bình đẳng từ địa vị thương lượng) nhờ những yếu tố (quy tắc bắt buộc) pháp luật mang lại; thứ ba công bằng của hợp đồng được thiết lập dựa vào nội dung của các điều khoản, và chỉ nội dung thỏa thuận là phản án đầy đủ tính cơng bằng hay khơng của một hợp đồng.
Florian Rödl cũng nhấn mạnh rằng, việc xác lập nguyên tắc công bằng cũng quan trọng như việc đảm bảo tự do hợp đồng, nó không thể chỉ đến từ cách lý giải bảo vệ bên yếu thế, hay những giải thích mang tính can thiệp của Tồ án vào nội dung hợp đồng. Pháp luật hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên tắc này.181 Và pháp luật hợp đồng khơng chỉ nhìn vào giới hạn tự do hợp đồng bởi lý do lợi ích cơng cộng, cân bằng lợi ích các bên cũng là điều đáng chú trọng.
Trong Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết hợp
đồng đến nguyên tắc công bằng, Phạm Hoàng Giang dẫn lại nhận định của Denis Mazeaud và Hervé Lecuyer trong Kỷ yếu Hội thảo phát triển của pháp luật Dân sự và Thương mại do Nhà pháp luật Việt-Pháp tổ chức tại Hà Nội tháng 9 năm 1997: “Các
chuyên gia về pháp luật hợp đồng đều thừa nhận nguyên tắc này (nguyên tắc tự do hợp đồng - TGLV) đã có sự thay đổi, phát triển theo hướng: hạn chế quyền tự do hợp đồng của cá nhân, đề cao lợi ích của tập thể nhằm bảo vệ sự công bằng trong quan hệ hợp đồng.”182
Đã hai mươi năm kể từ ngày ý kiến về xu hướng phát triển của tự do hợp đồng và pháp luật về sự công bằng ấy được đưa ra bởi những luật gia hàng đầu của Pháp. Bộ luật Dân sự đã hai lần sửa đổi. Các thuật ngữ lẽ công bằng và tự do ý chí xuất hiện như những dấu hiệu của sự tiến bộ. Tiến bộ không phải trong giới lập pháp, mà là sự đón nhận và yêu cầu bức thiết từ cộng đồng về những khái niệm tạo nên giá trị của pháp luật dân sự, của xã hội pháp quyền.
180 Florian Rödl, 2013, tlđd, tr. 61-62. 181 Florian Rödl, 2013, tlđd, tr. 61-70. 182 Phạm Hoàng Giang, 2006, tlđd