CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
2.3. Kết luận Chươn g2
Tự do hợp đồng lấy tự do ý chí làm lý luận nền tảng, cơ sở cho việc hình thành các quyền và nghĩa vụ thông qua thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm tự do ý chí cho thấy có những vấn đề cần cân nhắc. Thừa nhận khái niệm Tự do ý chí (will autonomy) là sản phẩm của nền triết học Tây Âu vào thế kỷ 18-19, thì sẽ cần hiểu thêm rằng ý chí chỉ thực sự tự do khi nó được cung cấp những thông tin, tri thức đủ để đánh giá quan hệ mà chủ thể tham gia. Dù vậy, luôn tồn tại trong mối quan hệ tự do hợp đồng là sự bất cân bằng vị thế đến từ bất cân xứng thông tin, cũng như khả năng chịu đựng chi phí hợp đồng. Nên tự do ý chí của bên mạnh thế sẽ lấn át đi tự do ý chí của bên yếu thế.
Giới hạn tự do hợp đồng được đặt ra để giải quyết vấn đề ấy. Nhưng tự do hợp đồng là một quyền con người cơ bản, chính vì vậy, căn cứ nền tảng để pháp luật cũng như nhà nước có thể “can thiệp” vào mối quan hệ của tự do ý chí này phải đến từ những quyền cơ bản tương tự – cơng bằng.
Lợi ích cơng cộng cũng là một khái niệm chưa xuất hiện trong quy định pháp luật dân sự nước ta. Hệ thống quan điểm về lợi ích cơng cộng cũng phát triển khơng ngừng bên cạnh tự do và cơng bằng. Nếu trước đây có thể thấy đạo đức, giá trị văn hóa của cộng đồng, thì gần đây hơn, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật và lợi ích đến từ chính sách cơng của chính phủ với đầy đủ ý nghĩa của nó cũng được thừa nhận bên cạnh các giá trị truyền thống của lợi ích cơng cộng – trật tự cơng.
Khẳng định nguyên tắc công bằng như một nguyên tắc cơ bản, không chỉ là cơ sở để đưa ra những giới hạn hay can thiệp của pháp luật và nhà nước vào tự do hợp đồng. Nguyên tắc cơng bằng cịn giúp pháp luật tạo lập một trật tự xã hội mà ở đó, tự do của các cá thể không xâm lấn lẫn nhau và khơng xâm phạm lên lợi ích chung của tồn xã hội. Đó chính là mục đích và phương thức mà pháp luật hoạt động. Cũng vì vậy, có thể nhận thấy “điều gì khơng cơng bằng thì hồn tồn khơng phải là luật – nơi nào khơng có pháp luật, nơi ấy khơng có tự do” chính là sự tương thích, bổ trợ, đảm bảo của công bằng đến tự do.
Trong Chương I, cơng bằng xét theo lý tính, nội hàm của nó gồm những nội dung đã được thừa nhận trong cộng đồng, pháp luật dân sự đã ghi nhận một phần trong khái niệm lẽ công bằng. Theo cấu trúc cơ bản, có thể xét về hai chiều cấu tạo nên quan hệ cơng bằng đó là chiều ngang vào chiều dọc của mối quan hệ. Chiều ngang thể hiện sự cân bằng lợi ích giữa các bên của mối quan hệ dân sự, chiều dọc thể
hiện tính phù hợp giữa lợi ích của các bên trong mối quan hệ ấy với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Và đến Chương II, lợi ích chung ấy được xác định, nó có thể là giá trị mang tính lịch sử mà cộng đồng xác lập, và cũng có thể là chính lợi ích mà nhà quản lý xã hội xác định trong mục tiêu của các CSC.183 Cấu trúc ấy cũng tương thích, phù hợp với cách mà tự do ý chi bị đặt vào giới hạn: quan hệ chiều ngang và quan hệ chiều dọc.
Cũng trong Chương II này, cơng bằng hợp đồng cịn được nhìn thấy ở các tiêu chí: tự do thỏa thuận; nhưng/khi bình đẳng về thương lượng; và nội dung các điều khoản không thể hiện sự bất công.
Nội dung các điều khoản không thể hiện sự bất cơng là mục đích chính của các quy định Unfair Contract Term, tự do thỏa thuận cần thiết lập trên cơ sở quyền cơ bản của con người, cịn bình đẳng về thương lượng cần sự bù đắp từ quy định pháp luật những khả năng mà bên yếu thế với vị thế thấp hơn khơng thể tự mình đặt ra đối với bên mạnh thế hơn trong quan hệ hợp đồng.
Đảm bảo các tiêu chí và ngun tắc của cơng bằng trong pháp luật hợp đồng liệu có thúc đẩy sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam? Và liệu có phù hợp với mục tiêu chính sách cơng trong việc xác lập cơng bằng theo chiều dọc của nó?
183 Mục tiêu Chính sách cơng – PL02.1
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VỚI NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG VÀ THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN DNNVV TẠI VIỆT NAM
Chương 3 sẽ bắt đầu với ý tưởng về nghĩa của hợp đồng trong phát triển kinh tế và xã hội. Những phân tích từ Chương 1 đã cho thấy tầm quan trọng của các nguyên tắc cơ bản đối với pháp luật hợp đồng. Tựu chung lại, vai trò của nguyên tắc cơ bản trong như công bằng, thông qua hợp đồng, tác đông trực tiếp đến thực tiễn, bù khuyết cho những thất bại của thị trường tự do, mang lại lợi ích chung cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nhóm yếu thế. Nền tảng cơ bản là nguyên tắc công bằng, sẽ cho ra đời các chế định cụ thể, bằng khả năng tác động được chứng minh, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển DNNVV ở một môi trường đặc thù như Việt Nam.