Pháp luật về hợp đồng và chức năng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

3.1. Pháp luật về hợp đồng và chức năng kinh tế

3.1.1. Nguồn gốc và bản chất

Dù bắt đầu với quan điểm nào khi nghiên cứu lý thuyết cơ bản về hợp đồng, thì câu hỏi đầu tiên cần suy nghĩ đó là Hợp đồng bắt đầu từ đâu, hay bản chất hợp đồng là gì? Câu hỏi ấy cũng giống như câu hỏi về Pháp luật có từ bao giờ?

Nếu quan niệm rằng pháp luật là ý chí thành văn của nhà nước và có tính bắt buộc chung, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội,184 thì có lẽ đã nhìn pháp luật trong thế giới quan của Positive law.185 Và như vậy, khi có nhà nước, pháp luật mới hình thành, những gì pháp luật quy định về hợp đồng mới được thừa nhận như là pháp luật về hợp đồng, thoả mãn những quy tắc pháp lý, những thoả thuận mới được coi là hợp đồng.

Một trường phái khác là Natural law lại coi pháp luật tồn tại cùng với xã hội lồi người, những gì bảng đồng, giấy cói, hay giấy trắng mực đen và đến nay là cả những trang thông tin điện tử của một nhà nước công bố gọi là luật, là những ghi nhận,

184 Hoàng Thị Kim Quế, 2015, Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.292.

185 Positive law có cách nhìn rộng hơn, pháp luật có được sức mạnh bởi vì nó được tạo ra từ ý chí của một “đấng” quyền uy. Đấng ấy là Chúa Trời, là Đấng Tạo Hố, và sau đó mới là nhà nước. Vì vậy tác giả đã dùng từ “trong” với ý chỉ là một góc độ của Positive law mà thơi. Tham khảo tại:

- Philippe Nonet, 1990, What is Positive Law, The Yale Law Journal, Vol. 100, tr.667-669. Download từ Berkeley Law Scholarship Repository, của Berkeley Law School – University of California, tại:

http://scholarship.law.berkeley.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1006&context=facpubs, [tải xuống lần cuối ngày 24/10/2017]

thừa nhận những quy luật tất yếu của xã hội loài người, như một thứ pháp luật cơ bản nhất.186

Tranh luận giữa các trường phái mang nhiều màu sắc và nằm trong nhiều địa hạt của pháp luật.187 Chúng ta đã chọn lựa và dung hòa các quan điểm ấy để xây dựng nên một hệ thống pháp luật đặc thù.188 Và như cách thừa nhận những nguyên tắc tự do và pháp quyền trên cơ sở công dân (cá nhân – nhân dân) là chính yếu,189 thì pháp luật đã đi từ những quyền tự nhiên và thuần tuý tạo nên nền tảng quan hệ của xã hội.

Một trong những quan điểm cơ bản đó là nơi nào có xã hội, nơi ấy có pháp

luật,190 thể hiện rằng pháp luật sơ khai xuất hiện khi con người gắn chặt cuộc sống với một không gian cụ thể, nơi của cải của một cá nhân nhất định được định hình, cố định, tích luỹ trên vị trí đất đai mà họ “định cư”. Và khi con người xuất hiện tư hữu, những khác biệt về tài sản mà họ chiếm hữu xuất hiện, dẫn đến những trao đổi lẫn nhau những thứ mình có để lấy những thứ mình muốn – chẳng phải quan hệ từ nhân thân, tài sản, hợp đồng191 đã hình thành rồi sao.

Thế nên, pháp luật trong đó có pháp luật về hợp đồng đã bắt đầu từ rất lâu trước khi nền văn minh La Mã xuất hiện.192 Công lao lớn nhất của dân tộc “có đầu óc

thực tế và rất giỏi về tổ chức”193 này là đã pháp điển hoá và để lại cho hậu thế một niềm tin lâu bền vào các giá trị cơ bản, được thử thách qua hàng ngàn năm văn minh

186 Phạm Duy Nghĩa, 2011, Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb Cơng an Nhân Dân, tr.12-13.

187 Vũ Vă Mẫu, 1967, Dân luật lược giảng, Quyển Nhất, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, tr.9-65. 188 Nguyễn Văn Cương, 2012, Quan niệm về pháp luật và hệ thống pháp luật ở phương Tây, cổng thông tin điện tử

Bộ Tư pháp, http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1549, [truy cập lần cuối ngày 30/10/2017]

189 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 1, Điều 3.

190 (Ubi homo, ibi societas) Ubi societas, ibi jus. Là câu châm ngôn kinh điển của người La Mã, thể hiện rõ tính cách của pháp luật tự nhiên và mối quan hệ thiết yếu của pháp luật trong xã hội loài người. Tham khảo: - Aaron Xavier Fellmeth, Maurice Horwitz, 2009, Guide to Latin in International Law, Nxb. Oxford University

Press, tr.281.

191 Nguồn gốc hợp đồng cũng được các học giả luận giải dưới góc độ sản xuất (kinh tế): “từ khi con người xuất

hiện chun mơn hố sản xuất,…”; Tham khảo:

- Edward W.Younkins, 2002: Capitalism and Commerce: Conceptual Foundations of Free Enterprise, Lexington Books, UK, tr. 63-68.

- Adam Smith, Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 65-66.

Nhưng cũng có thể những trao đổi tài sản (mà góc độ pháp luật gọi là hợp đồng) mới là cánh cổng để mở ra chun mơn hố sản xuất và phân cơng lao động trong xã hội. Tham khảo:

- Nguyễn Ngọc Đào, 1994, Luật La Mã, Khoa Luật, Đại học Tổng Hợp – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.13,14. - Đào Trí Úc (chủ biên), 1995, Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia,

tr.99-102&120.

- Triệu Quốc Mạnh, 2000, Pháp luật và dân luật đại cương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.9-10.

- Daron Acemoglu, James A. Robinson, Why nations fail, 2012, Trần Thị Kim Chi dịch, 2013,Tại sao các quốc

gia thất bại, Nxb. Trẻ, tr.185-188.

192 Tham khảo thêm Phụ lục về pháp luật La Mã (phần hình thành La Mã và bộ luật Hammurabi)

nhân loại: hợp lý (eaquitas), công lý (iustitia), nhân đạo (humanitas), trung thực (dignitas).194

Từ thời cộng hoà cổ đại vào khoảng 500 năm tr.CN, đến khi đế chế Byzantine suy tàn vào giữa thế kỷ 15, La Mã195 đã tạo dựng một hệ thống pháp luật về hợp đồng hết sức mạnh mẽ và sinh động.196 Dù qua quá trình pháp điển, biến tấu với nhiều khác biệt giữa các quốc gia, pháp luật về hợp đồng vẫn mang khái niệm hầu như không thay đổi: Hợp đồng (contractus) là căn cứ phát sinh, thay đổi và chấm dứt một quan hệ nghĩa vụ (obligatio)197 với hai dấu hiệu đặc trưng đó là thoả thuận và mục đích thoả thuận.198

Trong Bộ Dân luật nổi tiếng của nước Pháp năm 1804, quy định về hợp đồng tại Điều 101: “hợp đồng là sự thoả thuận của hai hay nhiều bên, về việc chuyển giao

một vật, làm hay không làm một việc.”

Gần nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, tại Điều 385 nêu rõ: “Hợp

đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.

Cịn với các quốc gia có nền thơng luật (common law) như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ thì coi hợp đồng là một hoặc nhiều cam kết (promise), mà người hứa phải có nghĩa vụ thực hiện.199

194 Wiltold Wolodkiewicz, Maria Zablocka, 1996, Lê Nết dịch, 1999, Luật La Mã, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.24.

195 La Mã ở đây khơng cịn được hiểu là một chính thể nữa, mà được hiểu là một nền văn minh, một nền văn minh vĩ đại vì sự chứa đựng những tinh hoa của tất cả các nền văn minh nằm trong lịng nó. Bắt đầu từ khi nền văn minh Etrusque trở thành một phần của thành Rome, cho đến khi trung tâm La Mã dịch chuyển về

Constantinople, cả những chủng người Hellenes (người Hy Lạp) văn hoa, cũng đã tự gọi mình là Rhomanoi (người La Mã) một cách đầy tự hào. Tham khảo tại:

- Thorsten Opper, 2008, Hadrian: Empire and Conflict, Nxb. Harvard University Press, tr.19-28.

196 Sự mạnh mẽ và sinh động được thể hiện qua những quy định cụ thể về các loại hợp đồng: hợp đồng mua bán, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng thuê tài sản… đến những quy định về điều kiện hợp đồng: điều kiện về sự thể hiện tự do của các bên ưng thuận, nội dung không vi phạm pháp luật, đối tượng hợp đồng phải thực hiện được… Thậm chí, cả những quy định đầu tiên về “công chứng” với những những thầy Tư tế (Scribae) bằng uy tín của mình đứng ra làm chứng cho một giao kết, và những Công chứng viên (Notarius) lưu giữ những bản tóm tắt của những thoả thuận mà mình làm chứng. Tham khảo:

- Phạm Hồng Giang, 2006, tlđd.

- Nguyễn Hồng Anh, 2006, Xã hội hóa cơng chứng, từ ý tưởng đến hiện thực,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, tháng 10 năm 2006, số 84 - chuyên đề Hiến kế lập pháp, tr.32-34.

197 Việc trích dẫn quan điểm của pháp luật La Mã như đại diện cổ xưa nhất về hợp đồng bởi những định nghĩa trong suốt chiều dài phát triển của pháp luật La Mã là một sự ghi nhận trên một khu vực rộng lớn về địa lý, đa dạng về văn hoá, và mật thiết trong giao thương từ hàng ngàn năm. Khái niệm được TGLV tham khảo và tổng hợp từ các giải thích cụ thể và sâu sắc hơn từ:

- Nguyễn Ngọc Điện, 2009, Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.45. - Wiltold Wolodkiewicz, Maria Zablocka, 1996, tlđd, tr.148-152; 162-163.

198 Nguyễn Ngọc Khánh, 2006, Hợp đồng, thuật ngữ và khái niệm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2006, tr.39

199 Vũ Thị Lan Anh, 2008, Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới, Tạp chí Luật học, số 11/2008, tr.5.

Tựu trung, hợp đồng từ thời cổ đại cho đến hiện đại, về bản chất, là thoả thuận về việc thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ. Công lý thúc bách nghĩa vụ thực hiện để đảm bảo lợi ích cơ bản như mục đích/động cơ tạo lập hợp đồng.

3.1.2. Vai trò và ý nghĩa

Tạm lui khỏi sắc màu của lịch sử, hợp đồng trên thực tế sinh động và sặc sỡ như chính cuộc sống vậy. Đong một cân gạo, mua một lưỡi dao cạo râu, mượn chiếc xe đạp,… tức là đang tham gia vào các hợp đồng. Đi làm thuê cho một công ty may mặc hay thuê kỹ sư về công ty của mình làm chủ, ấy cũng là tham gia vào các hợp đồng.

Khẳng định sự thiết yếu, Ngô Huy Cương dẫn lại các bình luận của Xaca Vacaxum và Tori Aridumi trong Giáo trình Luật Hợp đồng (phần chung) 200 của ông

như sau: “Việc phân phối hầu như tất cả các nhu cầu thiết yếu của con người đều dựa trên cơ sở của hợp đồng mua bán, và việc liên kết và sử dụng sức lao động không thể thực hiện nếu khơng có sự đồng thuận của các bên, tức là hợp đồng lao động”201

Ở những tác động mang tính vĩ mơ, John Swan trong What Is the Modern Role

of Contract?, đã đưa ra những hợp đồng mang tính ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia,

khu vực, thậm chí là tồn cầu trong dài hạn: các hợp đồng cung cấp dầu thơ, than đá khí ga; hợp đồng đầu tư tài chính, xây dựng, khai khống; mua hoặc th thiết bị đặc thù; hay đơn giản là các thoả thuận, hợp đồng vận tải đường biển.202

Một cách ngắn gọn từ góc nhìn kinh tế học, Oliver Hart và Bengt Holmstorm trong The Theory of Contracts đã miêu tả rằng hợp đồng là phương tiện để “diễn đạt

phần lớn các mối quan hệ kinh tế”.203 Vậy nên, các tổ chức kinh tế không chỉ là một mớ hợp đồng,204 bằng sự quả quyết trong các nền kinh tế lấy dân doanh làm trụ cột, có thể nói con người cùng với đặc trưng xã hội của mình đã có một nền kinh tế được

chằng buộc bởi vô số các hợp đồng.

200 Ngơ Huy Cương, 2013, Giáo trình Luật Hợp đồng – phần chung, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 7. 201 Xaca Vacaxum, Tori Aridumi, 1995, Bình luận khoa học bộ luật dân sự Nhật Bản, Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến

Dũng dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 341. dẫn theo Ngô Huy Cương, 2013, tlđd.

202 John Swan, 1988, What Is the Modern Role of Contract?, The University of Toronto Law Journal, Vol. 38, No. 2, tr. 223. (217-228)

203 Oliver Hart, Bengt Holmstorm, 1987, The Theory of Contracts, Nxb. Cambridge University Press, tr.1. và bằng những ví dụ đơn giản, hay những phân tích bằng cơng cụ tốn học đặc sắc trong các nghiên cứu cùng chủ đề, đã mang về cho hai ông giải Nobel kinh tế 2016. Từ thư viện số của Massachusetts Institute of Technology: https://dspace.mit.edu/bitstream/handle/1721.1/64265/theoryofcontract00hart.pdf?sequence=1,[tải xuống lần cuối ngày 26/10/2017]

Pháp luật gắn với phát triển kinh tế - xã hội bằng cách tạo dựng những thể chế mà ở đó cỗ máy kinh tế vận hành với hiệu suất cao nhất. Ở Việt Nam, sau mở cửa, kinh tế tư nhân dần lấy lại vai trị của mình. Từ sự tích cực trong xây dựng kinh tế thị trường,205 hợp đồng khơng cịn là một phần của những kế hoạch nhà nước, mà trở thành cơ sở cho cỗ máy kinh tế hoạt động.206 Pháp luật hợp đồng vì thế có vai trị quan trọng trong trong phát triển kinh tế khi điều chỉnh quan hệ hợp đồng, vốn đã trở thành một phần cơ bản của hoạt động kinh tế.

Thúc đẩy pháp luật hợp đồng, thúc đẩy thực thi hợp đồng, chính là khơi thơng dịng chảy tài sản trong thị trường, đảm bảo nguồn lực xã hội được phân phối và sử

dụng hiệu quả, tạo hiệu suất cao nhất cho tăng trưởng và phát triển, tối đa hóa phúc lợi xã hội.207 Cùng vai trò cơ sở xác lập quyền sở hữu, hỗ trợ gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường, minh bạch hố thơng tin, cải thiện niềm tin vào thị trường thông qua gia tăng khả năng dự đoán hành động của các bên, chính là cách giúp thị trường phát triển.208

Vì thế có thể khẳng định rằng một nền pháp luật khuyến khích thực thi hợp đồng là một nền pháp luật thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,209 nơi có sự hoạt động của nhóm đối tượng chiếm hơn 90% lượng DN, sử dụng xấp xỉ 75% lực lượng lao động, và hàng năm vẫn đóng góp trên 45% GDP của cả nước. Tức ở góc độ tác động và quy mơ của nhóm đối tượng, trong vai trị chung của pháp luật, có thể thấy được sự mối quan hệ biện chứng trong pháp luật hợp đồng với phát triển kinh tế và phát triển nhóm DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)