Kết luận Chươn g3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 69 - 131)

CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

3.3. Kết luận Chươn g3

Bản chất cơ bản của hợp đồng là hoạt động trao đổi lợi ích, ngày nay hợp đồng cịn giữ vai trò ghi nhận các hoạt động của thương nhân, xác lập sở hữu, minh bạch thông tin, luân chuyển nguồn lực xã hội, khiến nó trở thành kết cấu cơ bản của cỗ máy kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thúc đẩy thực hiện hợp đồng là thúc đẩy dòng luân chuyển tài sản trong xã hội, thúc đẩy giao thương, từ đó mà nền kinh tế được đảm bảo phát triển.

DNNVV với quy mơ và vị trí đặc biệt trong nền kinh tế. Mang theo những ưu thế về số lượng và tính linh động cũng như độ bao phủ các lĩnh vực trong nền kinh tế, đó là những đặc điểm yếu thế bản sinh. Nên DNNVV được các quốc gia trong đó có Việt Nam lựa chọn là trở thành đối tượng để hiện thực hóa phát triển kinh tế, cân bằng xã hội.

Trong khi chi phí giao dịch, bất cân xứng thơng tin tạo ra thất bại thị trường, cùng vấn đề ngày càng phức tạp của hợp đồng/chuỗi hợp đồng cũng như tình trạng lock-in, dẫn đến tình trạng bất cân xứng vị thế. Tình trạng ấy gây tổn thất cho DNNVV, suy giảm động cơ thực hiện hợp đồng, tác động tiêu cực đến các vấn đề xã hội mà nó đảm đương.

Pháp luật về bảo vệ bên yếu thế của nước nhà còn nhiều điểm để tiếp tục mở rộng, phát triển xoay quanh các nguyên tắc hợp đồng. Để áp dụng điều kiện ấy cho

241 Thương mại công bằng (fair trade) bao gồm 4 chính sách cơ bản: cạnh tranh, người tiêu dùng, hợp đồng phụ, và cạnh tranh quốc tế. Các nhóm chính sách ln được tổ chức rõ ràng và thể hiện tính liên đới tới các chính sách khác và ln thể hiện mục tiêu khuyến khích DNNVV như một đối tượng cơ bản. Tham khảo: - KTFC, 2016, 2016 - Annual Report, Uỷ ban DNNVV Hàn Quốc, tại: http://www.ftc.go.kr/eng/bbs.do, [tải

DNNVV trong mối quan hệ trong đó có hợp đồng cũng là xu hướng chưa đạt đến sự thống nhất như đã từng trình bày tại mục 1.1.2 của Chương I. Và việc du nhập các quy định, chia tách, liệt kê các trường hợp trong việc thực hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích đã làm mất đi tính khái quát của việc hạn chế tự do hợp đồng. Nhu cầu về lý thuyết pháp lý làm nền tảng cho các quy định cụ thể về đảm bảo công bằng đang gia tăng theo chiều hướng phát triển chung của xã hội và nền kinh tế.

CSC cùng mang bản chất là hành vi hướng đến xã hội nhằm loại bỏ những trở ngại của việc gia tăng lợi ích cộng đồng. Pháp luật có tính chất bắt buộc chung là một trong những công cụ trong việc thực hiện chính sách. u cầu và tình trạng thực tế trong thực hiện CS cịn chỉ ra rằng yếu tố chí phí tác động đến lựa chọn cơng cụ và phát triển công cụ. Đặt nhà phát triển chính sách và nhà lập pháp (khi CSC lựa chọn công cụ pháp luật), vào nguyên tắc kế thừa lịch sử để đảm bảo hiệu quả và tiết giảm chi phí.

Và thực tiễn chính sách của Hà Quốc như một mơ hình chính sách về DNNVV cho chúng ta cơ sở duy trì nền tảng phát triển DNNVV trên quan hệ cạnh tranh và hợp đồng. Khi mối quan hệ nằm ngoài đối tượng điều chỉnh của pháp luật Cạnh tranh, thì hợp đồng thầu phụ và hợp đồng mẫu là những lựa chọn để duy trì sự cơng bằng. Công bằng để DNNVV phát triển một cách độc lập và đảm bảo cân bằng chung, từ đó mà nâng cao mức thu nhập của người dân, phát triển nền kinh tế quốc gia.

Chính sách về DNNVV trên con đường thực hiện mục tiêu cuối cùng là phát triển DNNVV để phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội, tối đa hóa phúc lợi (số lượng DN chỉ là tác động phụ từ mục tiêu chính sách được thực hiện hiệu quả). Sử dụng công cụ pháp luật, cân nhắc yếu tố chi phí, tận dụng tính liên đới và kế thừa lịch sử, và từ thực tế hiệu quả thực thi chính sách những năm đã qua, cho thấy nhu cầu tạo lập tính độc lập cho nhóm DNNVV. Độc lập đến từ khả năng cơ bản là tham gia vào nền kinh tế qua phương thức cơ bản là giao kết hợp đồng một cách độc lập, ổn định. Chính sách khơng hẳn cần tập trung vào các lĩnh vực như khởi nghiệp sáng tạo, công nghiệp sản xuất bằng các ưu đãi tạo ra những lợi ích tập trung và rút đi nguồn lực hạn chế của nhà nước. Khi con đường gia nhập,rút lui trở nên rộng rãi bằng những hợp đồng minh bạch và ít rủi ro, DN yếu thế về thơng tin, quy mơ, tài chính vẫn có thể tìm thấy cho mình một vị trí trong nền kinh tế thị trường, bàn tay vơ hình sẽ sắp xếp, cân bằng lĩnh vực hoạt động. Phát triển kinh tế, thu hút đầu tư sẽ khơng chỉ đến vì khu vực DNNVV lành mạnh với các lợi ích chính đáng được đảm bảo, nhà đầu tư cịn đến

bởi nền cơng nghiệp phụ trợ hồn thiện, giúp đảm bảo tỉ lệ thành cơng mỗi dự án. Và đó chính là cách để tạo lập kết cấu nền kinh tế phát triển và bền vững.

KẾT LUẬN

Thúc đẩy phát triển DNNVV bằng một nguyên tắc pháp luật

Kinh tế nước nhà đã lựa chọn kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển của xã hội. Điều đó có nghĩa rằng, nền kinh tế vận hành với những nguyên tắc riêng của nó. Nưng khơng phủ nhận vai trò của quản lý nhà nước, xác định được vấn đề trục trặc của xã hội để khắc phục bằng các chính sách là hành động của mỗi quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Động cơ tham gia thị trường của khối tư nhân vào nhóm DNNVV đang gặp trục trặc. Mấu chốt nằm ở hai vấn đề, chính sách cơng về DNNVV ở Việt Nam đang có phương thức thực hiện mang tính lợi ích, và khi phía cánh hẩu tiếp cận được, lợi ích ấy khó sẻ san cho cả cộng đồng. Và vấn đề thứ hai, thất bại của moi thị trường tự do nằm ở bất cân xứng thơng tin và chi phí giao dịch, ngun nhân dẫn đến bất cân xứng vị thế giao dịch. Loại bỏ vấn đề thứ nhất và khắc phục vấn đề thứ 2, sẽ mở ra động lực cho khối tư nhất luân chuyển tài sản của mình vào các DNNVV.

Tất cả chuổi tác động ấy, cần đảm bảo tự do của thị trường. Và một nguyên tắc vừa cho phép thực hiện chuỗi tác động, vừa đảm bảo tự do của các bên, chính là nguyên tắc cơng bằng. Điều đó được chứng minh qua 3 chương nội dung của luận văn.

Vậy có thể kết luận tằng, từ một nguyên tắc cơ bản và nền tảng, việc xây dựng học thuyết pháp lý, quy định cụ thể về công bằng, là cơ sở cho việc xây dựng chế định pháp lý hướng đến quan hệ hợp đồng giữa DNNVV và DN lớn hơn đáng kể. Đây chính là phương thức thúc đẩy DNNVV phát tiển, đáp ứng nhu cầu xã hội mục tiêu của CSC về hỗ trợ (phát triển) DNNVV ở Việt Nam.

Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng

Hợp đồng từ cổ chí kim ln là cơng cụ để truy tầm lợi ích thơng qua trao đổi. Truy bức thực hiện nghĩa vụ là sự địi hỏi của cơng lý để đảm bảo công bằng trong trao đổi lợi ích, bảo tồn động cơ kiến tạo và thực hiện hợp đồng.

Nội dung về lẽ công bằng trong quy định tại một điều luật hình thức của BLTTDS, thể hiện nội hàm của khái niệm công bằng, nhưng để áp dụng những nội dung như lẽ phải, ngun tắc nhân đạo, khơng thiên vị và bình đẳng, vào một trường

hợp cụ thể thì vẫn là điều bất khả dĩ, dù công bằng là yêu cầu “tối thượng” của pháp luật đi chăng nữa.242

Học thuyết pháp lý lại có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức, dưới dạng những cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia, người nghiên cứu, hay những ý kiến xoay quanh một vấn đề trên các diễn đàn như quốc hội, viện kiểm sát, hội thẩm nhân dân… Nhưng cịn có một hình thức thể hiện nữa, đó là những giải pháp được Tịa án đưa ra thơng qua hoạt động xét xử.243 Hướng đến tính áp dụng thực tiễn, kiến nghị dựa trên chức năng và vai trị của Tồn án trong hình thành tính hệ thống, tính nhất qn, tính thực tiễn của việc hình thành học thuyết pháp lý.

Cùng với những phân tích của Chương 1, Chương 2 và bất cập được nêu ra tại mục 3.2.1, tác giả luận văn đưa ra kiến nghị thứ nhất: hệ thống hóa lý luận pháp lý hướng tới cụ thể hóa nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng nói riêng và pháp luật dân sự nói chung:

- Như tự do ý chí, cơng bằng cũng cần thu nạp vào giá trị nội dung của nó những quan điểm đã được phát triển và chứng minh qua thực tế. Cụ thể là nguyên lý “phần của ai trả về người nấy” trong pháp luật La Mã còn tồn tại đến ngày nay, là cơ sở của các chế định thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo quyền sở hữu dựa trên thời điểm hiệu lực và thời điểm chuyển giao quyền sở hữu. Và khi quan hệ dân sự trở nên phức tạp trong một xã hội có nền thương mãi khuyến khích mỗi thương nhân được những lợi ích cá nhân cực đại, thì khơng thể duy trì bình đẳng về vị thế kinh tế, chỉ có thể đảm bảo bình đẳng về địa vị pháp lý mà thơi. Với sự bình đẳng tự nhiên, tự do phải được duy trì như một quyền cơ bản của con người. Nhưng vì sự bất bình đẳng được tạo ra qua hoạt động của con người, tự do của mỗi người phải được giới hạn để không xâm phạm tự do của người khác, hoặc xâm phạm đến lợi ích cơng cộng.244

- Trong pháp luật hợp đồng, cần làm rõ vấn đề mối quan hệ giữa tự do và công bằng. Tự do vẫn là nguyên tắc nền tảng, là cơ sở để tạo lập thỏa thuận và thực hiện nghĩa vụ. Công bằng là nguyên tắc không chỉ đảm bảo trái vụ được thực hiện, mà còn xuất hiện khi quyền tự do bị lạm dụng trong hai trường hợp: có mối quan hệ bất cân xứng vị thế, tự do hợp đồng của bên có vị thế cao hơn gây tổn hại đến tự do hợp đồng của bên ở vị thế thấp hơn; hoặc quyền tự do hợp đồng xâm hại/đe dọa xâm hại

242 Tạ Đình Tuyên, 2016, Nguyên tắc áp dụng pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tại: http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2015, [ truy cập lần cuối ngày 25/07/2018]

243 Nguyễn Ngọc Điện, 2006, tlđd. 244 Chi tiết tại mục 2.1.2

đến lợi ích cơng cộng, các giá trị cộng đồng và xã hội. Ngun tắc u cầu tính cơng bằng của hợp đồng không không những không xung đột, mà còn đảm bảo và bổ khuyết cho nguyên tắc tự do hợp đồng.

Nội dung công bằng cần tiếp tục với việc phân biệt rõ công bằng chủ quan và công bằng khách quan như những giá trị đại diện cho cá nhân hay cộng đồng, và cả những giá trị đạo đức mang tính dân tộc. Bởi có những hành vi đối với một cá nhân là cơng bằng hoặc khơng cơng bằng trong ý chí và đạo đức tạo lập nền tảng hành động của cá nhân ấy, nhưng lại không phù hợp với giá trị công bằng của cộng đồng, xã hội. Ví dụ điều khoản trong hợp đồng mang thai hộ, bố mẹ của đứa trẻ được mang thai hộ yêu cầu sau khi thực hiện nghĩa vụ giao trẻ, người mang thai hộ khơng được tìm cách tiếp cận thơng tin về đứa trẻ dưới mọi hình thức.

- Tiếp theo đó, nội dung lý thuyết về nguyên tắc công bằng cũng cần tiếp nhận xu hướng phát triển chung và tính ứng dụng trong mục đích xác lập sự cân bằng thông qua pháp luật. Như học thuyết của John Rawl về nền tảng xã hội của công lý và công bằng, được Josse .G Klijnsmat phát triển và ứng dụng cho vai trò của pháp luật hợp đồng về bảo vệ bên yếu thế đối với DNNVV.245 Nội dung của công bằng cần chứa đựng những giá trị làm nền tảng để hình thành và phát triển các quy định cụ thể của pháp luật, dựa theo nhu cầu phát triển của kinh tế và xã hội, cũng là cơ sở để khẳng định tính pháp quyền của hoạt động lập pháp. Và pháp luật khơng chỉ để duy trì cuộc sống của con người một cách có trật tự, hịa bình, luật pháp cịn gắn liền với phát triển.

Ngoài ra cần phải tách quy định xác định lẽ cơng bằng ra khỏi luật hình thức tại khoản 3, Điều 45, BLTTDS 2015. Vị trí của lẽ công bằng phải được đặt trong nguyên tắc công bằng chung nhất của pháp luật trong BLDS.

Và không như những quy định ngắn gọn về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Lý luận pháp lý về nguyên tắc công bằng cần thể hiện rằng không chỉ là quy định cần tuân thủ, nguyên tắc cần bao hàm hai vấn đề: nội dung nguyên tắc, thứ hai là cách thức tuân thủ. Khi nội hàm của công bằng được đảm bảo bởi việc mở rộng nội dung của lẽ công bằng được xác định trong khoản 3, Điều 45 của BLTTDS 2015, để đủ cơ sở áp dụng cần xác định cấu trúc của mối quan hệ dân sự được điều chỉnh trên hai hướng: chiều ngang – giữa các bên trong hợp đồng. Công bằng phải đảm bảo được các tiêu chí: khế ước phải đạt được trên cơ sở tự do hợp đồng, thương lượng phải đảm bảo bình đẳng vị thế (nếu tình trạng bất cân bằng vị thế xảy ra, pháp luật hợp đồng

245 Đã được đề cập đến trong Chương III.

cần có quy định để bù đắp), và nội dung các điều khoản phản ánh những thỏa thuận không bất công bằng; và chiều dọc – trên cơ sở đánh giá tác động quan hệ hợp đồng đối với lợi ích xã hội, trong đó có lợi ích quốc gia, mục tiêu chính sách như một phần khơng thể thiếu của lợi ích cơng cộng. Tùy trường hợp cụ thể mà việc xem xét mối quan hệ đó ở góc độ chiều ngang hay chiều dọc của của nó, hoặc cả hai hướng.

Điều đó cũng phù hợp với nền tảng tự do của quan hệ hợp đồng. Giới hạn của tự do hợp đồng và tự do ý chí cũng được xác định trên cấu trúc quan hệ về chiều ngang giữa các bên của quan hệ hợp đồng và chiều dọc là mối quan hệ hợp đồng với nhà nước, cộng đồng, xã hội. Tự do hợp đồng và tự do ý chí sẽ dừng lại trước yêu cầu cơng bằng để duy trì cơng lý và lợi ích cơng cộng.

Chính vì vậy, song song với phát triển lý thuyết cơ bản về hai khái niệm đa chiều là tự do và công bằng, cũng cần xác định rõ đâu là lợi ích cơng cộng, và phát huy vài trò của học thuyết pháp lý. Khi này, Tòa Án với thực tiễn xét xử, cũng như Án lệ đang dần áp dụng, sẽ phát huy vai trò trong việc thừa nhận các giá trị cơ bản, nền tảng của pháp luật dân sự. Công bằng cần thiết lập nguyên tắc cụ thể, chứ không chỉ dựa vào sự trừu tượng của khái niệm về những giá trị vơ hình.

Bất cân xứng vị thế giao dịch và ứng dụng một đạo luật

Mỗi DN cần đến hợp đồng để bước chân vào thị trường, tham gia vào hoạt động kinh tế, chuyển nguồn lực bản thân thành những giá trị mang về giá trị thặng dư.

Tham gia vào các hoạt động của thị trường tự do là cách để DN tồn tại và phát triển trên thực tế. Đảm bảo lợi ích cân bằng cho các bên bằng các quy định bắt buộc để loại bỏ khiếm khuyết về bất cân xứng thơng tin và giảm thiểu chi phí hợp đồng sẽ thúc đẩy thực hiện hợp đồng với đầy đủ các yếu tố đạo đức. Hệ thống pháp luật giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 69 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)