Chính sách phát triển DNNVV và pháp luật hợp đồng của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 1 : NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

3.2. Nguyên tắc công bằng với bất cân xứng vị thế giao dịch và Chính sách cơng về

3.2.2. Chính sách phát triển DNNVV và pháp luật hợp đồng của Việt Nam

Chính sách, theo ý nghĩa cơ bản là những hành động, lựa chọn hành động của nhà nước nhằm giải quyết những hối thúc của xã hội, của người dân, mà tự thân họ

220 Nguyễn Bình Minh, Hà Cơng Anh Bảo, 2016, Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong gia đoạn tiền hợp đồng – pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 86 (2016).

không thể vượt qua được.222 Điều này tương tự như việc chọn lựa một dự luật để phát triển, hay chính là bản chất trong việc sử dụng pháp luật của nhà nước,223 “thứ tự ưu

tiên trong làm luật thường là những tranh luận về ưu tiên chính sách mà một Chính phủ theo đuổi”224

Dựa vào đâu để xác định tính ưu tiên của chính sách? Kỹ thuật lập chính sách có thể góp phần trả lời câu hỏi này. Trong kỹ thuật về CSC bao gồm ba nội dung chính:

Thứ nhất: “CSC là những gì chính quyền thi hành đến dân”225 trên nền tảng cần có là: (nhà nước với đặc trưng của một) hệ thống chính trị đặc thù; (với các chuỗi

tác động trong) khuân khổ Hiến pháp và pháp luật; (tác động lên người dân với) đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hoá hiện hữu; (được nhìn nhận thơng qua) cơng luận và truyền thông; (tác động đến cả các mối quan hệ) ngoại giao, quốc phòng, ngoại thương.226

Thứ hai: CSC tốt phải tn thủ các ngun tắc: tính vì lợi ích cộng đồng (như

một điều kiện tiên quyết để tra vấn mục tiêu xuyên suốt của chính sách); quản lý hành chính và tính bắt buộc thực thi (một cách hài hồ bởi đối tượng ảnh hưởng có tính xã hội rộng lớn); tính hệ thống qua một trật tự xây dựng (để giảm sự bộc phát và thiếu thực tế - đây cũng là nguyên tắc chứa đựng phần lớn kỹ thuật lập chính sách); tính tập hợp các quyết định được tiến hành tốt (bởi đó là vơ số các lựa chọn việc làm và không làm dẫn đến tác động xã hội thơng qua các quyết định); tính liên đới (bởi các chính sách thường liên quan về mục tiêu lẫn nhau); tính kế thừa lịch sử chính sách (bởi con người như nhau về bản chất, một chính sách đã có hiệu quả, học hỏi để áp dụng sẽ giảm chi phí và tăng hiệu quả của chính sách); tính quyết định đa số (đảm bảo sản phẩm dành cho số đông xã hội được quyết định bởi số đông các bên liên quan).227

Thứ ba: Các công cụ thực hiện CSC bao gồm: pháp luật (khơng chỉ có tính bắt

buộc như mệnh lệnh hành chính, pháp luật có nền tảng cơng lý cùng chế tài từ công lực); kinh tế (thuế hay các chính sách tiền tệ, đầu tư,…); tuyên truyền (thuyết phục); thống kê - định lượng.228

222 Lê Vinh Danh, 2001, tlđd.

223 Ann Seidman, Robert Seidman, Nalin Abeysekere, 2004, Vũ Thế Hùng, Nguyễn Khắc Hùng dịch, Xem xét dự

án luật: Cẩm nang cho các nhà lập pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.19-29.

224 Phạm Duy Nghĩa, 2008, Nhân chuyện sửa "luật làm luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3 (119)/2008. 225 Lê Vinh Danh, 2001,tlđd, tr.122-123.

226 Lê Vinh Danh, 2001,tlđd, tr.181-200. 227 Lê Vinh Danh, 2001,tlđd, tr.163-179. 228 Lê Vinh Danh, 2001, tlđd, tr.202-222.

Như vậy mức độ ưu tiên phụ thuộc vào mục tiêu chính sách, quy mơ tác động, chiều hướng tác động, chi phí thực hiện và cơng cụ thực hiện.

Trở lại với chính sách DNNVV, mức độ bao phủ ngành nghề, sử dụng lao động, đóng góp cho thu nhập quốc gia cũng như ổn định an sinh và phúc lợi xã hội như đã trình bày, khiến cho chính sách phát triển DNNVV trở thành một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu khơng chỉ ở Việt Nam. Với một cường quốc như Hoa Kỳ vẫn ưu tiên bảo đảm tính bền vững của DNNVV bởi nó sẽ giúp ổn định việc làm và an sinh xã hội, chính sách về DNNVV cũng ln là một nội dung chính trong các hiệp định thương mại mà quốc gia này tham gia.229 Còn với các nền kinh tế dựa vào công nghiệp chế tạo, gia công, sản xuất điện tử như Hàn Quốc và Đài Loan, trợ giúp phát triển DNNVV được đưa vào Hiến pháp như một nhiệm vụ quốc gia hàng đầu.230

Sau hơn 15 năm hỗ trợ phát triển,231 chúng ta có khoảng 600.000 DN gồm DN lớn và DNNVV.232 So vơi các nước trong khu vực như Thái Lan có 3 triệu DN,233 Indonesia có 5,2 triệu DN, 234 thì số DN chúng ta đang có thật khiêm tốn. Các giải pháp hỗ trợ của nước ta thường được chia thành các nhóm như: nhóm chính sách hỗ trợ tài chính, nhóm chính sách giải pháp pháp luật, nhóm chính sách tiếp cận vốn, giảm thuế, tiếp cận mặt bằng,v.v… và có chiều dài khoảng 5 năm theo chu trình nhiệm kỳ cùng mục tiêu chính dường như ln là tăng số lượng DN trên cả nước.235 Và có lẽ từ mục tiêu ấy, mà các nhà quản lý xã hội đã biến DNNVV thành một nhóm DN hấp dẫn để đầu tư, nhằm khích thích tăng trưởng số lượng?

Và kết quả ngồi con số 600.000 DN, DNNVV sau khi được đáp ứng nhu cầu về vốn, thuế, về ưu đãi mặt bằng, ưu đãi đầu tư mà chúng ta đã bắt gặp trong pháp

229 TTXVN, 2017, NAFTA đạt thỏa thuận cuối cùng về vấn đề DNVVN, Báo Điện tử của TTXVN – Vietnamplus, https://www.vietnamplus.vn/tai-dam-phan-nafta-my-neu-de-xuat-ve-tieu-chuan-lao-dong/468160.vnp, [truy cập lần cuối ngày 16/10/2017]

Hay các hiệp định thương mại APEC, TPP đều có những thương thảo vào tuyên bố chung trong đó có sự tham gia của Hoa Kỳ vào các điều khoản liên quan đến DNNVV. Tham khảo:

- APEC Website, 2017, Ministerial Statement, Small and Medium Enterprises Ministerial Meeting (24

statements and more),

http://mddb.apec.org/pages/search.aspx?setting=BrowseMinisterialStatement&DocType=%22Ministerial%20S tatement%20-

%20Sectoral%22&APECGroup=%22Small%20and%20Medium%20Enterprises%20Ministerial%20Meetings %20(SMEMM)%22, [truy cập lần cuối ngày 16/10/2017]

230 Chính phủ, Tờ trình số 341 /TTr-CP về dự án Luật HT DNNVV, trình Quốc hội ngày 28/9/2016, Hồ sơ dự án Luật HT DNNVV, Thư viện Quốc Hội thuộc VPQH, tại:

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/2466/1._TTr_Tom_tat_D A_Luat_ho_tro_DNVVN.doc. [tải xuống lần cuối ngày 22/9/2017]

231 Phụ lục01: Các giai đoạn của chính sách HTPT DNNVV.

232 Báo cáo của VCCI, VIBS, TCTK,… ở các mục và tiểu mục phía sau và trong giới hạn thời gian nghiên cứu. 233 NCSEIF, tlđd.

234 NCSEIF, tlđd.

luật về chính sách236 có thể được nhìn thấy qua nhận xét sau: “Chính sách hỗ trợ được ban hành ra trong 5 năm qua thì nhiều, nhưng chưa thực sự hiệu quả, DNNVV khó có thể thụ hưởng để phát triển. Đối với DNNVV tiếp cận được chính sách hỗ trợ thì họ lại càng khơng muốn "lớn", để có thể "kéo dài thời gian" và tận dụng triệt để những chính sách hỗ trợ này.”237

Chính sách phát triển (hỗ trợ) DNNVV ở Việt Nam có đang gặp trục trặc? Từ câu hỏi trên, để có góc nhìn cụ thể và rõ ràng hơn, hãy hướng đến hai câu hỏi sau:

- Tại sao cần ưu tiên chính sách về phát triển DNNVV?

- Phát triển DNNVV bằng cách nào?

Trả lời câu hỏi tại sao, có thể thấy vai trị của DNNVV trong việc phát triển kinh tế, ổn định kết cấu ngành và đảm bảo an sinh cũng như phúc lợi như đã được bàn tới chính là lý do để nhóm DNNVV cần được ưu tiên phát triển.

Câu hỏi phát triển bằng cách nào lại đang được chúng ta giải quyết bằng những nỗ lực khắc phục các vấn đề bản sinh của DNNVV như quy mô doanh nghiệp, quy mơ vốn thơng qua các nhóm chính sách đã được liệt kê. Và quên đi rằng chính những đặc thù linh động trong tổ chức bởi yếu tố đơn giản và nhỏ bé tạo nên ưu điểm mang tính quyết định của vai trị DNNVV trong nền kinh tế.

Khả năng tồn tại và phát triển của một DN được quyết định bằng khả năng tham gia vào thị trường thơng qua hợp đồng nhằm chuyển hóa tài sản và vốn để tạo lập thặng dư. Nếu thiếu khả năng mặc cả, tham gia vào các hợp đồng kinh tế một cách độc lập, với chi phí hợp đồng thấp, dự đốn chính xác hành động của đối tác, thì động lực tạo ra hàng hóa, sản phẩm chất lượng sụt giảm. Cắt giảm các yêu tố về chất lượng và bỏ qua các vấn để đạo đức và ủy quyền là lựa chọn của DN nhỏ để duy trì lợi ích, hay chính các vấn đề về thất bại thị trường xuất hiện. Đặc biệt là DN lớn hơn thường có ưu thế đàm phán vượt trội với sức mạnh tài chính và khả năng chiếm hữu thông tin cũng lớn hơn, dẫn đến sự lấn án quyền lợi bằng các điều khoản thiếu minh bạch. Điều đó lại được có được sự chấp thuận từ động lực tạo ra các điều khoản rõ ràng từ tự do ý chí của DN nhỏ hơn không được đảm bảo bởi các yếu tố về thơng tin và chi phí tác động. DN lớn lại ln hành động vì tối đa hóa lợi ích bản thân, nên đó chính là vịng xốy khuyết điểm của khối tư nhân cần sự can thiệp của nhà nước.

236 Phụ lục01: Các giai đoạn của chính sách HTPT DNNVV.

237 Anh Trung, 2016, 99% doanh nghiệp nhỏ và vừa không mong trở thành "đại gia", Báo Đầu tư điện tử, thuộc Bộ KH-ĐT. http://baodautu.vn/99-doanh-nghiep-nho-va-vua-khong-mong-tro-thanh-dai-gia-d38060.html, [truy cập lần cuối ngày 22/11/2017]

Từ việc xác định rõ ràng này, mới có thể thấy được rằng, hỗ trợ về vốn, về lãi suất, về thuế phí, về tiếp cận mặt bằng,v.v… chỉ làm cho DNNVV trở nên béo bở chứ không phải là sự trưởng thành. “Lớn” thực sự trong chính quy mơ vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ của của mình, đó là khả năng độc lập và tự chủ khi tham gia vào các chức năng kinh tế chính của DN trong thị trường. Mọi hoạt động kinh tế của DN tác động lên thị trường được bắt đầu bằng hợp đồng và dựa trên hợp đồng.

Nếu lựa chọn khả năng cung cấp các điều kiện phát triển về tài nguyên kinh tế, chúng ta không chỉ đối mặt với chi phí tài chính để hỗ trợ số lượng DN tăng trưởng – nếu đạt đúng kỳ vọng của các nhà quản lý xã hội – từ vài trăn ngàn lên vài triệu DN. Mà hệ thống để triển khai các biện pháp hỗ trợ ấy sẽ cần đến một nguồn lực kinh tế không hề nhỏ. Không những thế, khi tài nguyên kinh tế được chuyển từ ngân sách nhà nước đến khối tư nhân, chúng ta sẽ còn đối mặt với một vấn đề cũng đang là nỗi ám ảnh của xã hội: tham nhũng chính sách.238

Lựa chọn tác động vào quan hệ hợp đồng, công cụ cơ bản để mỗi DN phát triển, không chỉ tạo ra môi trường minh bạch trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật, mà việc triển khai áp dụng không những tiết kiệm cho khối tư nhân khi chi phí hợp đồng giảm xuống, mà chi phí áp dụng các quy định pháp luật dựa trên hệ thống Tòa án giải quyết các vấn đề về hợp đồng cũng thấp hơn so với các thiết chế khác.

Không chỉ so sánh các lựa chọn công cụ thực hiện, CSC còn căn cứ vào

nguyên tắc liên đới cũng như tính kế thừa lịch sử của một chính sách cần có để tiết

giảm chi phí cho xã hội đồng thời gia tăng hiệu quả. 239 Tính liên đới thể hiên khá rõ trong quá trình và quyết định hình thành “luật khung” HT DNNVV 2017“đưa ra

nguyên tắc và tạo cơ sở pháp lý để sửa các luật khác”,240 trong đó có Luật Thuế sửa đổi, Luật Cạnh tranh sửa đổi, Luật Đất đai sửa đổi, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi,… Nhưng tính kế thừa lịch sử lại chưa được phát huy, khi mà bộ KH-ĐT đã xác định học tập từ mơ hình chính sách về DNNVV từ Hàn Quốc, thì mục tiêu xây dựng

238 Đỗ Phú Thọ, 2017, Ngăn chặn tham nhũng chính sách, Báo điện tử Quân đội nhân dân,

http://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/ngan-chan-tham-nhung-chinh-sach-496591, [truy cập lần cuối ngày 20/11/2017]

239 Lê Vinh Danh ,2001, đã dẫn tại Mục Kỹ thuật lập chính sách cơng dựa vào đâu? – Phụ lục 02: Đánh giá CSC. 240 Kết luận của UBTVQH tại cuộc họp cho ý kiến việc tiếp thu, chỉnh lý (lần 2) dự án Luật HT DNNVV ngày

17/4/2017. Tham khảo:

- Quang Minh, 2017, UBTVQH cơ bản đồng ý trình Dự án Luật HT DNNVV ra Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa

XIV, Cổng thơng tin Điện tử Quốc hội Việt Nam, http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-

tính “độc lập” “phát triển cân bằng” cho DN – tơn chỉ của nhóm chính sách

thương mại cơng bằng241 – của họ lại chưa được chúng ta tiếp thu.

Pháp luật luôn đặt các doanh nghiệp trên một vị thế bình đẳng trước pháp luật, một sự bình đẳng về phương diện pháp lý. Nhưng khi sự bất bình đẳng trong kinh tế xảy ra, pháp luật với vai trị cơng cụ thực hiện chính sách lại chưa có được những tác động đảm bảo một nguyên tắc phổ qt mà nó ln cố gắng duy trì trong xã hội: công bằng. Và xu hướng phát triển của pháp luật hợp đồng đang cho thấy vai trò và chức năng ngày càng cần thiết của nguyên tắc công bằng như đã được phân tích.

Khi mục tiêu, nhu cầu chính sách bắt gặp lý luận pháp luật, thì chính là lúc sáng kiến lập pháp xuất hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng, từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)